GHS là gì?

GHS là gì?

Ghs là gì

Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) là tiêu chuẩn do Liên Hợp Quốc (UN) phát triển nhằm tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa việc phân loại và ghi nhãn hóa chất trên phạm vi toàn cầu. Hệ thống này được phát triển trên cơ sở có sự khác biệt và không thống nhất đáng kể trong việc phân loại và ghi nhãn các sản phẩm hóa chất giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Thực trạng này đã gây không ít khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền trong công tác quản lý những hoạt động liên quan đến hóa chất, tạo ra hàng loạt thách thức cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ những quy định khác nhau giữa các địa phương, và gây bối rối cho người lao động và người tiêu dùng trong quá trình tìm kiếm thông tin phù hợp về mối nguy của hóa chất.

GHS, do đó, đã đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này. Cụ thể, hệ thống này đã:

  • hài hòa các tiêu chí phân loại cho đơn chất và hỗn hợp chất
  • hài hòa các phương tiện truyền đạt thông tin về mối nguy
  • dựa trên các đặc tính nguy hại về vật lý, sức khỏe, và môi trường của hóa chất
  • bao gồm nội dung và định dạng của nhãn hóa chất và phiếu an toàn hóa chat (SDS)

Đối tượng mục tiêu của tiêu chuẩn GHS:

  • người tiêu dùng
  • người lao động
  • nhân viên vận chuyển
  • lực lượng ứng phó khẩn cấp

Mục tiêu cốt lõi của tiêu chuẩn GHS là cải thiện mức độ bảo vệ sức khỏe con người và sức khỏe môi trường trong quá trình xử lý, vận chuyển, và sử dụng hóa chất.

Người lao động và công chúng có thể tham khảo thông tin sẵn có về mối nguy của hóa chất để nâng cao sự an toàn của bản thân tại nơi làm việc và trong cuộc sống hằng ngày. GHS cũng hỗ trợ lực lượng ứng phó khẩn cấp bằng cách cung cấp những cách thức ứng phó hiệu quả hơn và những phương thức thực hành tốt khi xảy ra sự cố hóa chất. Quyền lợi của động vật cũng được nâng cao, khi những chỉ dẫn về các lựa chọn thay thế cho nhu cầu thử nghiệm trên động vật được thể hiện một cách chi tiết. Bằng cách cung cấp các tiêu chí thống nhất về phân loại hóa chất và truyền đạt thông tin về mối nguy, tiêu chuẩn GHS cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế đối với những hóa chất mà mối nguy đã được định danh rõ ràng.

GHS cung cấp các tiêu chí hài hòa về phân loại hóa chất và các phương tiện truyền đạt thông tin mối nguy đồng bộ bao gồm nhãn hóa chất và SDS

UN-GHS là hệ thống quốc tế mang tính chất tự nguyện, không ràng buộc về mặt pháp lý đối với bất kỳ quốc gia nào. Nói cách khác, GHS cung cấp một chương trình khung có tính toàn diện và được công nhận, lưu hành như là một tài liệu tham khảo.

Cụ thể hơn, theo phương thức tiếp cận mang tên “khối hợp nhất” (building block), mỗi quốc gia được tự do áp dụng các nội dung UN-GHS phù hợp với quốc gia đó, để xây dựng và thực thi một phiên bản GHS chuyên biệt hoặc để bổ sung vào hệ thống pháp luật về hóa chất hiện hành của quốc gia đó. Việc lựa chọn nội dung UN-GHS tương thích có thể được cân nhắc dựa trên một số yếu tố như: lĩnh vực ứng dụng, cách thức sử dụng sản phẩm, và đối tượng mục tiêu v.v.

Hiện nay, nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới đã ban hành và triển khai tiêu chuẩn GHS chuyên biệt. Ví dụ: Liên minh châu Âu (EU) đã thiết lập phiên bản GHS của EU thông qua Quy định 1272/2008 (CLP) về việc phân loại, ghi nhãn, và đóng gói sản phẩm.

Các quốc gia đã áp dụng tiêu chuẩn GHS

o Argentina

o Hy Lạp

o Nauy

o Armenia

o Guatemala

o Paraguay

o Úc

o Guinea

o Peru

o Áo

o Honduras

o Philippines

o Belarus

o Hungary

o Ba Lan

o Bỉ

o Iceland

o Bồ Đào Nha

o Bolivia

o Indonesia

o Hàn Quốc

o Brazil

o Ireland

o Romania

o Bulgaria

o Israel

o Liên bang Nga

o Campuchia

o Ý

o Senegal

o Canada

o Nhật Bản

o Serbia

o Chile

o Kazakhstan

o Singapore

o Trung Quốc

o Kyrgyzstan

o Slovakia

o Colombia

o Lào

o Slovenia

o Costa Rica

o Latvia

o Nam Phi

o Côte d’Ivoire

o Liechtenstein

o Tây Ban Nha

o Croatia

o Lithuania

o Thụy Điển

o Síp

o Luxembourg

o Thụy Sĩ

o Cộng hòa Séc

o Madagascar

o Thái Lan

o Congo

o Malaysia

o Tunisia

o Đan Mạch

o Malta

o Thổ Nhĩ Kỳ

o Ecuador

o Mauritius

o Ukraine

o Estonia

o Mexico

o Anh

o Phần Lan

o Montenegro

o Mỹ

o Pháp

o Myanmar

o Uruguay

o Gambia

o Hà Lan

o Việt Nam

o Đức

o New Zealand

o Zambia

o Ghana

o Nigeria

EU – CLP

Được phát triển dựa trên hệ thống UN-GHS, quy định về phân loại ghi nhãn và đóng gói CLP (EC 1272/2008), chính thức có hiệu lực kể từ năm 2009, điều chỉnh việc phân loại và ghi nhãn các đơn chất và hỗn hợp chất tại thị trường EU.

CLP là quy định có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các quốc gia thành viên của EU, với mục đích bảo vệ sức khỏe con người và môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển các sản phẩm liên quan đến hóa chất trong Liên minh châu Âu.

Theo CLP, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu và chủ thể sử dụng hạ nguồn (downstream users) có nghĩa vụ phân loại, ghi nhãn, và đóng gói đơn chất và hỗn hợp chất trước khi đưa ra thị trường. Khi hóa chất được phân loại là nguy hiểm, các thông tin về mối nguy, bao gồm loại và nhóm mối nguy, phải được thông báo đến các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.

Thông tin về mối nguy được thể hiện một cách trực quan thông qua nhãn hóa chất có chứa các thành tố cụ thể như sau:

  • hình đồ cảnh báo
  • từ cảnh báo
  • cảnh báo nguy cơ

pictograms clp

Về nguyên tắc, nhãn hóa chất và phiếu an toàn hóa chất phải được thể hiện bằng (các) ngôn ngữ chính thức của quốc gia nơi sản phẩm được lưu hành trên thị trường.

CLP là quy định có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các quốc gia thành viên của EU. Những đối tượng chính nằm trong pham vị của quy định CLP là nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, và chủ thể sử dụng hạ nguồn

Trong CLP, một số hóa chất nguy hiểm cụ thể được phân loại và ghi nhãn một cách hài hòa (thống nhất) giữa các quốc gia thành viên.

Sự hài hòa về mặt phân loại và ghi nhãn hóa chất này là nhằm đảm bảo sự quản lý rủi ro hợp lý và đồng bộ giữa các quốc gia trong Liên minh châu Âu đối với một số hóa chất có đặc tính nguy hại nhất định theo như quy định. Cơ quan có thẩm quyền, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hoặc chủ thể sử dụng hạ nguồn cũng có thể gửi đề xuất phân loại và ghi nhãn hài hòa cho hóa chất cụ thể lên Cục hóa chất châu Âu (ECHA).

Đối với hóa chất thuộc diện phải đăng ký REACH hoặc đáp ứng các tiêu chí nhất định về cấp độ phân loại và nồng độ giới hạn, thông tin về phân loại và ghi nhãn của hóa chất đó phải được thông báo lên cơ sở dữ liệu C&L do ECHA quản lý. Thông báo C&L là nghĩa vụ của đơn vị sản xuất hoặc đơn vị nhập khẩu có trách nhiệm đưa hóa chất này ra thị trường.

Theo Điều 45 của CLP, đơn vị nhập khẩu hoặc chủ thể sử dụng, có vai trò lưu hành các hỗn hợp nguy hiểm được phân loại là nguy hại về sức khỏe hoặc nguy hại về mặt vật lý, phải cung cấp một số thông tin nhất định về hỗn hợp đó cho cơ quan được chỉ định, thông qua một quy trình được gọi là Thông báo trung tâm chống độc (PCN).

VN-GHS

Thông qua Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, Việt Nam đã áp dụng các quy tắc và hướng dẫn kỹ thuật của tiêu chuẩn GHS kể từ phiên bản 2 (2007) trở đi.

Theo đó, việc phân loại, ghi nhãn hóa chất và phiếu an toàn hóa chất là bắt buộc đối với đơn chất nguy hiểm, kể từ ngày 30/03/2014, và đối với hỗn hợp nguy hiểm, kể từ ngày 30/03/2016. Theo như quy định, SDS phải được thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Việt.

Chementors sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp

Chementors thấu hiểu những thách thức mà các quy định GHS đặt ra đối với doanh nghiệp. Với nhiều năm làm việc trong lĩnh vực GHS như là một công việc thường nhật, chúng tôi am hiểu các yêu cầu phân loại và ghi nhãn hóa chất theo GHS của các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, việc sử dụng hệ thống tạo lập phiếu an toàn hóa chất và nhãn hàng hóa – Chemeter – cho phép chúng tôi tạo lập và dịch thuật phiếu an toàn hóa chất và nhãn hóa chất một cách hợp quy và nhanh chóng sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, tùy theo thị trường được yêu cầu.

Chementors cũng hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra tính hợp quy của SDS và nhãn hàng hóa hiện có so với các quy định cập nhật nhất của quốc gia được yêu cầu. Khi cần, chúng tôi sẽ thảo luận các vấn đề liên quan với nhà cung cấp của doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cần thiết cho việc phân loại và ghi nhãn hóa chất theo GHS.

Ngoài ra, khi có thể, Chementors sẽ đánh giá các dữ liệu sẵn có để tư vấn các phương án phân loại và ghi nhãn hóa chất phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ tư vấn các tùy chọn điều chỉnh công thức của sản phẩm để giảm thiểu cấp độ phân loại hoặc thay thế các hóa chất đặc biệt nguy hiểm/đáng quan ngại.

Chementors cũng cung cấp dịch vụ thông báo C&L và thông báo PCN theo quy định của EU-CLP cũng như các dịch vụ GHS chuyên biệt khác cho từng quốc gia trên toàn cầu.

Dịch vụ GHS của Chementors

  • Tạo lập SDS & nhãn hóa chất

  • Kiểm tra sự tuân thủ của SDS và nhãn hóa chất hiện có

  • Thông báo trung tâm chống độc PCN (theo EU-CLP)

  • Dịch thuật SDS & nhãn hóa chất

  • Tư vấn các phương án về điều chỉnh thành phần sản phẩm

  • Thông báo C&L (theo EU-CLP)

  • Những yêu cầu GHS chuyên biệt của các quốc gia

Mục tiêu chính của Chementors là đảm nhiệm tất cả các vấn đề về quy định hóa chất, trên cơ sở chìa khóa trao tay, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở cánh cổng vào thị trường hóa chất toàn cầu.