Chứng nhận Halal
Thị trường các nước Hồi giáo là một thị trường rất tiềm năng còn đang bị các doanh nghiệp Việt Nam bỏ ngỏ. Để gia nhập thị trường này, mỗi doanh nghiệp cần quan tâm đến tiêu chuẩn Halal hay chứng nhận Halal.
- Chứng nhận Tiêu chuẩn Halal MUI là gì?
- Tiêu chuẩn Halal được áp dụng như thế nào?
Halal là gì?
Halal theo tiếng Ả rập có nghĩa là hợp pháp hay hợp quy (được phép) chỉ về quy chuẩn tôn giáo mang tính phù hợp về chuẩn mực và giá trị của đạo Hồi, sự hợp pháp ở đây phải theo chuẩn của Kinh Qur’an. Trái ngược với Halal (hợp pháp) chính là Haram là không cho phép (không được phép, kiêng kị), sự không cho phép, kiêng kị ở đây cũng phải theo quy chuẩn của kinh Qur’an. Ngoài ra, còn một số vật hoặc hành động không được xác định rõ ràng là Halal hay Haram sẽ được cho là Mashbooh (Nghi ngờ).
Chứng nhận Halal là xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và hội đủ điều kiện trong sản xuất và đáp ứng yêu cầu Tiêu chuẩn Halal.
Các quốc gia Hồi giáo chỉ tiêu thụ những sản phẩm đạt tiêu chuẩn Halal
Theo người Hồi giáo, Halal và Haram bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Không đơn thuần là trong các lĩnh vực thực phẩm hay thuốc chữa bệnh. Mà còn bao quát các vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội,… đều phải dựa trên Thiêng luật này.
Chứng nhận HALAL là gì?
Chứng nhận Halal là một loại chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua’ran và luật Shariah (Luật của người Hồi Giáo).Các sản phẩm buộc phải đạt Chứng nhận Halal tại các thị trường Hồi giáo chia ra 4 loại chính:
- Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)
- Thuốc chữa bệnh
- Mỹ phẩm
- Các sản phẩm thực phẩm chức năng
Quy trình chứng nhận Halal mới nhất năm 2019
Các sản phẩm được dán tem Halal là lựa chọn bắt buộc đối với người Hồi giáo
Đây là các sản phẩm thường có chứa nguyên liệu từ động vật hoặc các thành phần khác không được phép đối với tiêu dùng là người Hồi giáo. Hơn nữa, các tiêu chuẩn cho chứng nhận Halal không chỉ liên quan đến nguyên liệu của sản phẩm mà còn bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển.Hầu hết các sản phẩm từ thực vật đều phải tuân theo tiêu chuẩn Halal nhưng nếu quy trình sản xuất sản phẩm đó bị nhiểm bẩn hoặc có sử dụng những chất cấm thì sản phẩm đó sẽ thành Haram.
Lợi ích khi áp dụng HALAL
1. Có lợi cho sức khỏe:
- Như đã nói ở trên, người Hồi giáo chỉ được sử dụng những sản phẩm được chứng thực Halal, đối với những người không theo đạo Hồi thì các sản phẩm Halal cũng là một lựa chọn tốt. Các sản phẩm Halal đảm bảo sự “tinh khiết” trong quá trình sản xuất, đảm bảo tốt cho sức khỏe.
- Ngày nay, những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đạt được chứng nhận Halal được công nhận, phổ biến. Và tiêu dùng rộng rãi hơn đối với cả những người không theo đạo Hồi bởi sự bảo đảm về tiêu chuẩn “an toàn, vệ sinh và chất lượng”. Tiêu chuẩn Halal không chỉ đáp ứng mỗi tiêu chí tôn giáo mà còn là một trong những tiêu chuẩn mới bảo đảm cho người tiêu dùng về sự an toàn và chất lượng sản phẩm.
Có một số doanh nghiệp Việt đã được cấp chứng nhận Halal
2. Mở rộng thị trường tiêu thụ:
- Chứng nhận Halal giúp người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm an toàn. Được đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là Haram. Qua đó có thể làm tăng khả năng tiêu thụ.
- Ước tính trên thế giới người Hồi giáo chiếm khoảng 25% dân số thế giới và con số này sẽ còn gia tăng lên 30% vào năm 2025. Nhu cầu thực phẩm và sản phẩm Halal của các nước trên thế giới ngày càng gia tăng.
- Trước đây, hầu hết các nước Hồi giáo có thể đáp ứng được hết các nhu cầu thực phẩm trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước Hồi giáo khác.Tuy nhiên, hiện nay với việc thị trường toàn cầu ngày càng mở rộng thì tiềm năng thị trường thực phẩm Halal trên thế giới không chỉ còn giới hạn ở các nước Hồi giáo nữa. Dự báo tới năm 2025, thực phẩm có dấu chứng nhận Halal sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới.
- Như vây, hầu hết các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật và thủy hải sản đều là Halal. Mà Việt Nam ta là nước có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp và thủy hải sản. Vì vậy, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Hồi giáo là rất lớn. Có được chứng nhận Halal cho sản phẩm cũng có nghĩa, mỗi doanh nghiệp đã có được chiếc chìa khóa mở cửa vào thị trường các nước Hồi giáo.
Phân loại sản phẩm của người Hồi giáo
- Một số sản phẩm thực phẩm Halal như: Sữa (bò, cừu, dê và lạc đà), mật ong, cá, rau tươi. Hoặc hoa quả khô, các loại ngũ cốc (lúa mì, gạo, yến mạch,…), các loại hạt (đậu phộng, hạt điều,…). Các động vật như bò, cừu, dê, gà, vịt,… cũng phải tuân theo tiêu chuẩn Halal nhưng phải được giết mổ theo đúng nghi thức của người Hồi giáo.
- Một số sản phẩm thực phẩm Haram như: Lợn, chó (và tất cả những gì được chiết xuất từ chúng). Động vật lưỡng cư (ếch, cá sấu,…), các chất độc hại là loài thủy sản nguy hiểm. Hay máu, bộ phận cơ thể người hoặc nhau thai, chất gây nghiện, đồ uống có cồn (bia, rượu,…).
- Một số sản phẩm Mashbooh: Phổ biến nhất là chất phụ gia thực phẩm như gelatin, men, chất nhũ hóa,…
Quy trình chứng nhận Halal
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký chứng nhận
Bước 2: Báo giá và ký hợp đồng chứng nhận
Bước 3: Đánh giá hồ sơ (đánh giá giai đoạn 1)
Bước 4: Đánh giá hiện trường cơ sở sản xuất (đánh giá giai đoạn 2)
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ – Cấp chứng chỉ Halal
Đối với các doanh nghiệp, sau khi được cấp chứng nhận, sẽ có giám sát định kỳ 6 tháng 1 lần, hoặc có thể bị kiểm tra đột xuất. Nếu doanh nghiệp vi phạm những tiêu chuẩn Halal có thể bị thu hồi chứng chỉ. Khi hết hạn chứng nhận, doanh nghiệp phải xin cấp hiệu lực mới nếu có nhu cầu và yêu cầu gia hạn phải thực hiện ít nhất 1 tháng trước thời gian hết hạn.