Xin giấy đi đường ở đâu và những lưu ý cần thiết

Giấy đi đường xin ở đâu

Giấy đi đường là căn cứ cần thiết để cán bộ và người lao động làm thủ tục khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi trở về doanh nghiệp.

  • Vậy xin giấy đi đường ở đâu?
  • Giấy đi đường có bắt buộc không?
  • Sử dụng giấy đi đường cần lưu ý những vấn đề gì?

Hãy cùng NewCA tìm hiểu thêm về việc “xin giấy đi đường ở đâu?” qua bài viết dưới đây.

Xin giấy đi đường ở đâu?

Để trả lời được câu hỏi “Xin giấy đi đường ở đâu?”, bạn phải xem mình thuộc đối tượng nào và cơ quan/ tổ chức nào có thẩm quyền cấp giấy đi đường (hay còn gọi là giấy thông hành) trong trường hợp của bạn. Các cơ quan/tổ chức có thẩm quyền cấp giấy đi đường là:

#1. Thẩm quyền của sở xây dựng

  • Người lao động, làm việc tại các đơn vị thuộc ngành xây dựng trên địa bàn Thành phố (cấp thoát nước, cây xanh, công viên, hạ tầng kỹ thuật,..).
  • Các công ty sửa chữa, bảo trì, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, chung cư, tòa nhà,…

#2. Thẩm quyền của Sở Y tế/ Thủ tướng các cơ sở y tế

  • Nhân viên y tế và lực lượng hỗ trợ y tế tham gia công tác chống dịch bệnh COVID-19 (không khống chế số lượng).
  • Cá nhân, người cung ứng thuốc, vật tư y tế, bảo trì các trang thiết bị y tế tại những cơ sở y tế.

#3. Thẩm quyền của Sở Tư pháp

Sở tư pháp có trách nhiệm cấp và quản lý giấy đi đường cho nhân viên hoạt động dịch vụ công chứng.

Sở tư pháp thành phố Hà Nội

#4. Thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cấp và quản lý giấy đi đường cho nhân viên vệ sinh môi trường của những đơn vị trực thuộc Thành phố, nhân viên hoạt động tang lễ,…

#5. Thẩm quyền của UBND Quận, Huyện, Thành phố

UBND quận, huyện, thành phố có trách nhiệm cấp và quản lý giấy đi đường cho:

  • Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo vệ.
  • Nhân viên làm việc tại khách sạn, nhà nghỉ phục vụ cho việc cách ly y tế và lực lượng phòng chống dịch do cấp huyện, xã trưng dụng.
  • Nhân viên giao hàng của đơn vị cung ứng suất ăn, lương thực, thực phẩm, trang thiết bị, vật tư y tế phòng dịch.
  • Nhân viên ngành phục vụ sản xuất, cửa hàng xăng, dầu và gas.
  • Nhân viên các cơ sở sản xuất thực phẩm (như: hủ tiếu, bún, bánh mì,…), các cơ sở cung ứng suất ăn công nghiệp.
  • Lực lượng cung ứng dịch vụ công ích; bảo trì, xây dựng công trình, trang thiết bị.
  • Lực lượng hỗ trợ, cứu trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19 (bao gồm cả tiểu thương hỗ trợ cung ứng hàng hóa).
  • Các lực lượng khác của ngành Y tế.

#6. Thẩm quyền của UBND Xã, Phường, Thị trấn

UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm cấp và quản lý giấy đi đường cho:

  • Cá nhân đi tiêm ngừa vắc xin COVID-19.
  • Tổ COVID-19 cộng đồng.
  • Cấp cứu, khám chữa bệnh định kỳ, người về quê theo kế hoạch.
  • Người đi chợ thay.

Giấy đi đường có bắt buộc không?

Một số người lao động, cán bộ công nhân viên đã biết và nghe nhiều về giấy đi đường, nhưng mỗi người làm các loại công việc khác nhau, đi công tác khác nhau, cơ cấu công ty cũng không giống nhau, vì vậy mà mọi người vẫn còn lúng túng về thủ tục liên quan đến giấy đi đường.

Giấy đi đường có bắt buộc không?

Tuy nhiên, có những trường hợp rằng người lao động đi công tác trong vòng một tuần thì không chỉ chi phí đi lại, vận chuyển mà còn nhũng chi phí như ăn uống, sử dụng dịch vụ, thuê khách sạn,…

Sau khi trở lại văn phòng và yêu cầu kế toán thanh toán cho chuyến đi, nhưng đáng buồn là họ không được thanh toán cho những chi phí đấy vì không có giấy đi đường.

Giấy đi đường đóng vai trò rất quan trọng trong việc chi trả chi phí đi lại mà người lao động không nên bỏ qua. Đây là một trong những thủ tục cần thiết khi người lao động yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức thanh toán chi phí đi lại.

Tóm lại, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, giấy đi đường là loại giấy tờ không thể thiếu khi tiến hành thủ tục xin kinh phí đi công tác trong nước hay nước ngoài.

Giấy đi đường không được yêu cầu nếu doanh nghiệp đã thỏa thuận hợp đồng về công tác phí của nhân viên. Tuy nhiên, để thanh toán số tiền này, bạn cần có hóa đơn, chi phí đi lại, ăn ở và các chi phí khác mà bạn sử dụng khi làm việc.

Những lưu ý khi sử dụng giấy đi đường

Để không xảy ra sai sót khi sử dụng giấy đi đường người lao động, cán bộ công nhân viên chức cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Trình bày rõ ràng khoảng thời gian hoặc ngày, tháng, năm người lao động, cán bộ công nhân viên chức đi công tác;
  • Trình bày rõ tất cả các khoản chi tiêu dự tính trong toàn bộ thời gian công tác. Trong quá trình công tác, người đi công tác phải gửi tất cả những hoá đơn chứng từ đã chi tiêu hợp lý trong khoảng thời gian này để sau này được làm công tác khấu trừ chính xác;
  • Lý do và quyết định công tác cần phải được chuẩn bị để xuất trình trước khi xin giấy đi đường của bộ phận kế toán;
  • Khi đi công tác về, người lao động, cán bộ công nhân viên chức cần xuất trình giấy đi đường để xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó xuất trình kèm theo các hóa đơn chứng từ trong thời gian đi công tác để được hưởng khấu trừ thanh toán phí và tiền tạm ứng trước cho bộ phận kế toán;

Trên đây là nội dung bài viết “Xin giấy đi đường ở đâu và những lưu ý cần thiết”. Hy vọng bài viết đã giúp ích được cho bạn trong quá trình xin giấy đi đường.

Công Ty Cổ Phần NewCA

  • Tổng đài CSKH: 1900 2066
  • Hotline: 0936 208 068
  • Website:https://newca.vn/