Thuật ngữ về tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm quốc dân là những thuật ngữ thường dùng và rất thông dụng trong kinh tế, hai khái niệm này tuy rất giống nhau khiến người ta có thể bị nhầm lẫn là một. Trên thực tế thì bản chất của GDP và GNP lại khác nhau.
1. GNP là gì?
Chỉ số GDP (Gross Domestic Product) được hiểu là một thuật ngữ dùng để ám chỉ tổng sản phẩm được sản xuất, bán ra ngoài thị trường nội địa của một quốc gia. Tổng các sản phẩm đó chính là tổng giá trị tiền tệ của hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trong nước với một khoảng thời gian cụ thể. Có thể nói, chỉ số GDP chính là một thước đo tiêu chuẩn về giá trị sản xuất trong nước. Chúng phản ánh mức độ tăng trưởng và phát triển của một quốc gia dựa vào khả năng tiêu thụ của người dâ
Ví dụ:
Một chiếc ô tô được bán cho người mua thì đây sẽ là sản phẩm cuối cùng. Còn các linh kiện, phụ kiện của ô tô như bánh xe, cánh cửa,…sẽ là các sản phẩm trung gian. Tuy nhiên, nếu như người tiêu dùng có nhu cầu mua lốp xe riêng mà không mua ô tô thì đó lại là sản phẩm cuối cùng.
Khi đã nắm rõ về GDP và GNP là gì thì các bạn cần phải biết rằng hai chỉ số này đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế của một quốc gia. Chúng phản ánh sự phát triển và thể hiện thị trường kinh tế của quốc gia đó có mạnh hay không. Và đó cũng chính là lý do chỉ số GNP và GDP lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chỉ số GDP tiếng anh là ” Gross Domestic Product”
2. Phân loại và cách tính GNP? Phân biệt với GDP:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của một quốc gia có giống nhau không? Làm thế nào để phân biệt hai chỉ số kinh tế này? Tổng sản phẩm trong nước phản ánh tổng thu nhập của mọi người trong một nền kinh tế. Nhưng nói một cách cụ thể, khái niệm “mọi người” bao gồm những ai? Có tính những người Việt Nam làm việc ở nước ngoài và người nước ngoài làm việc trên đất Việt Nam không? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy phân biệt tổng sản phẩm quốc nội với chỉ tiêu thống kê gắn chặt với nó là tổng sản phẩm quốc dân.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng thu nhập kiếm được trong nước. Nó bao gồm cả thu nhập mà người nước ngoài kiếm được trong nước, nhưng không bao gồm thu nhập mà người dân nước đó kiếm được ở nước ngoài. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng thu nhập mà người dân một nước (nghĩa là công dân của một nước) kiếm được. Nó bao gồm cả thu nhập mà người dân một nước kiếm được ở nước ngoài, nhưng không bao gồm thu nhập người nước ngoài kiếm được ở trong nước.
Hai chỉ tiêu về thu nhập này khác nhau, vì một cá nhân có thể kiếm được thu nhập ở một nước, nhưng lại là công dân của nước khác. Để hiểu được sự khác nhau giữa GDP và GNP, chúng ta hãy nêu ra một số ví dụ. Giả sử một công dân Việt Nam sang Mỹ lao động trong một thời gian. Thu nhập anh ta kiếm được ở Mỹ là bộ phận GDP của Mỹ vì khoản thu nhập này kiếm được ở nước Mỹ. Nhưng khoản thu nhập này không phải là bộ phận GNP của Mỹ mà là bộ phận GNP của Việt Nam, vì người công dân không mang quốc tịch Mỹ.
Tương tự, nếu công dân Mỹ làm việc ở Việt Nam, thu nhập của anh ta là bộ phận GNP của Mỹ, nhưng không phải là bộ phận GDP của Mỹ mà là bộ phận GDP của Việt Nam. Trong đa số trường hợp, người ta không cần phân biệt giữa GDP và GNP. Vì hầu hết dân cư kiếm phần lớn thu nhập của họ ở nước mình nên GDP và GNP không khác nhau nhiều lắm. Trước đây, các nhà hoạch định chính sách Mỹ sử dụng GNP làm chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thu nhập của nền kinh tế. Nhưng vào năm 1991, Bộ Thương mại Mỹ chuyển sang sừ dụng GDP. Xét trên toàn thế giới, GDP là chỉ tiêu được sử dụng nhiều hơn. Hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân còn bao gồm các chỉ tiêu khác của thu nhập. Chúng khác nhau một chút so với định nghĩa về GDP và GNP. Điều quan trọng là chúng ta phải biết các chỉ tiêu này, vì các nhà kinh tế và báo chí thường nhắc tới chúng.
Về bản chất:
Về bản chất, chỉ số GNP nói đến tổng giá trị sản phẩm mà người dân của một quốc gia sản xuất cả ở trong và ngoài nước. Còn đối với chỉ số GDP là tổng sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong phạm vi lãnh thổ của 1 quốc gia. Sự khác biệt được hiển thị một cách rõ ràng.
Về mức độ phản ánh:
Khi nói đến mức độ phản ánh, người ta sẽ đánh giá cao chỉ số GNP về mặt số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người dân có thể mua nhờ vào sự chênh lệch tài sản nước ngoài. Chỉ số GDP cũng phản ánh rất tốt số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ngoài thị trường. Để từ đó có thể làm căn cứ để tính bình quân đầu người tại một quốc gia cụ thể.
Qua những thông tin trên, chúng ta có thể kết luận rằng chỉ số GNP phản ánh về sự mua còn GDP phản ánh về sự sản xuất.
Về tính ứng dụng:
Chỉ số GNP được ứng dụng rộng rãi để các chuyên gia tính toán về mối quan hệ tài chính ngân hàng của một quốc gia. Thông thường, ngân hàng thế giới sẽ sử dụng chỉ số này để tính toán.
Còn với chỉ số GDP, các quốc gia trên thế giới đều sử dụng GDP để tính bình quân đầu người. Từ đó, có thể phản ánh được nguồn thu nhập, mức độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia một cách chính xác.
Phân loại các GNP:
Để xác định rõ ràng các sản phẩm được tiêu thụ và xây dựng công thức tính chuẩn xác nhất, người ta đã chia chỉ số GNP thành 2 loại chính bao gồm:
+ GNP danh nghĩa (GNPn): Giá trị của GNP danh nghĩa sẽ là thước đo để tính tổng giá trị của sản phẩm quốc dân được sản xuất ra trong 1 thời kỳ nhất định (Tính theo giá cả đang hiện hành). Sẽ không có điều chỉnh nào cho lạm phát được tính đến. Thêm vào đó, GNPn thường được sử dụng để các chuyên gia nghiên cứu về mối quan hệ tài chính ngân hàng.
+ GNP thực (GNPr): GNPr là chỉ số đo lường tổng sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra ngoài thị trường trong 1 thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, chỉ số này sẽ được tính theo giá cố định của năm được chọn làm mốc. Chính vì thế, GNPr thường được sử dụng để phân tích về tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.
Cách tính theo GDP:
Đến với công thức tính đầu tiên, chúng ta sẽ sử dụng GDP để tính chỉ số GNP, cụ thể như sau:
GNP = GDP + Nguồn thu nhập ròng từ nước ngoài
Trong đó, bạn cần lưu ý nguồn thu nhập ròng từ nước ngoài chính là thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu trừ đi thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu.
Công thức này được tính bằng cách dựa trên sự chênh lệch về các khoản thu nhập từ trong và ngoài nước.
Để hiểu rõ phương pháp tính hơn, bạn có thể xem qua ví dụ sau:
Một quốc gia có tổng chỉ số GDP là 300 tỷ USD, thu nhập ròng từ nước ngoài là 80 tỷ USD. Từ đó, có thể kết luận chỉ số GNP của quốc gia này là: GNP = 300 + 80 = 380 tỷ USD
Cách tính trực tiếp
Bên cạnh cách tính theo GDP, bạn có tò mò cách tính tiếp theo của GNP đó chính là cách tính trực tiếp. Với cách tính này, bạn sẽ không cần phải tính nguồn thu nhập ròng từ nước ngoài mà có thể áp dụng thẳng công thức được. Cụ thể cách tính như sau:
GNP = ( X – M ) + NR + C + I + G
Trong đó, những ký hiệu mà bạn cần biết đó là:
+ X: Sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng về dịch vụ và hàng hóa
+ M: Sản lượng kim ngạch xuất nhập khẩu ròng về dịch vụ và hàng hóa
+ NR: Nguồn thu nhập ròng từ các tài sản được tiêu thụ ở các quốc gia khác
+ C: Chi phí tiêu dùng của cá nhân
+ I: Tổng mức đầu tư cá nhân trong một quốc gia
+ G: Chi phí Nhà Nước sử dụng để tiêu dùng
3. Mối quan hệ giữa chỉ số GDP và chỉ số GNP:
Mối quan hệ giữa chỉ số GDP và chỉ số GNP. Khi nhắc tới 2 chỉ số GDP và GNP, chúng ta thấy rằng khái niệm của chúng đã bao quát toàn bộ mối quan hệ. Chỉ số GDP nói về hiện thực kinh tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định còn chỉ số GNP lại cho thấy khả năng thật sự về kinh tế của quốc gia đó.
Vì thế, để đánh giá chính xác tiềm năng phát triển và sức mạnh kinh tế của một đất nước, người ta thường dựa vào chỉ số GDP. Cụ thể như sau:
Nếu GDP > GNP: Sức mạnh kinh tế của nước nhà còn yếu.
Nếu GDP < GNP: Tiềm năng phát triển và sức mạnh kinh tế của quốc gia rất tốt.