Kênh GT và MT là những kênh phân phối hàng hoá phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ kênh GT là gì và kênh MT là gì, cũng như sự khác biệt của kênh GT và kênh MT.
Để có được những thông tin hữu ích về kênh GT và MT, bạn đọc hãy theo dõi bài viết sau của Ms Uptalent để chọn được kênh phân phối phù hợp cho doanh nghiệp của mình nhé.MỤC LỤC1- Kênh GT là gì, kênh MT là gì 1.1- Kênh GT là gì? 1.2- Kênh MT là gì?2- Chức năng của kênh MT, kênh GT là gì 2.1- Chức năng của kênh GT là gì? 2.2- Chức năng kênh MT là gì?3- Sự khác nhau của kênh MT, kênh GT là gì
1- Kênh GT là gì, kênh MT là gì?
Kênh GT và MT thực chất là hai kênh phân phối hàng hóa do các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp tạo ra nhằm đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng. Mỗi kênh thực hiện các chức năng khác nhau nhưng lại hỗ trợ cho nhau để việc phân phối hàng hóa thuận lợi hơn.
Để hiểu rõ kênh MT, GT là gì, bạn đọc hãy tiếp tục tham khảo các thông tin sau:
1.1- Kênh GT là gì?
>>> Kênh GT và MT là gì?. Việc làm trong nghành FMCG Kênh GT hay General Trade, còn được gọi là kênh phân phối hàng hoá hàng truyền thống. Tại Việt Nam GT là kênh phân phối phổ biến nhất được các doanh nghiệp áp dụng để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Trên kênh GT, hàng hoá được phân phối thông qua hệ thống bán hàng với nhiều cấp bậc. Cụ thể, ban đầu hàng hoá sẽ được đưa đến các đại lý bán sỉ, rồi đến cửa hàng bán lẻ và sau cùng mới đến người tiêu dùng.
Vì được phân phối theo nhiều cấp bậc nên giá tại các đại lý bán sỉ luôn thấp hơn đại lý bán lẻ. Đây cũng là lý do mọi người thường tập trung mua hàng tại các đại lý bán buôn.
Kênh GT được biết đến với nhiều hình thức đa dạng, phân bố tại nhiều địa phương, từ nông thôn đến thành thị. Hoạt động mua bán, giao nhận trên kênh GT cũng rất đơn giản, nhanh chóng nên phù hợp với việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhanh của người dân.
Mặc dù GT là kênh phân phối lâu đời và gắn liền với hai chữ “cổ hủ” nhưng hiện tại nó vẫn là kênh phân phối chính của nhiều doanh nghiệp do vốn đầu tư thấp. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể tận dụng thương hiệu sẵn có của các đại lý để đẩy nhanh hàng hoá ra thị trường. Điều này giúp họ tiết kiệm một khoản lớn chi phí marketing.
Mặt khác số lượng nhà phân phối tham gia vào kênh GT rất lớn nên doanh nghiệp cần tập trung quản lý và đào tạo đội ngũ sales. Từ đó có thể quản lý hiệu quả hệ thống đại lý và đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Một đặc điểm khác của kênh GT là giá cả hàng hoá thường rẻ hơn so với kênh MT. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát chiết khấu và giá cả hàng hoá trên thị trường. Đồng thời tình trạng xung đột giá và khu vực bán hàng xảy ra rất thường xuyên trên kênh GT.
Hiện tại kênh GT được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng để đưa hàng hóa vào các cửa hàng tạp hoá, siêu thị mini và đã đạt được nhiều thành công nhất định.
1.2- Kênh MT là gì?
Kênh MT hay Modern Trade, còn gọi là kênh phân phối hàng hoá hiện đại. Đối tượng đại lý bán hàng trên kênh MT là các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, chuỗi siêu thị mini.
Hệ thống kênh MT được quản lý và vận hành chuyên nghiệp thông qua các thủ tục, quy trình rõ ràng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, hay còn được biết đến tên gọi B2B. >>> Kênh GT là gì? Cách xây dựng và phát triển
So với kênh truyền thống GT thì kênh bán hàng hiện đại đã được tinh giảm rất nhiều khâu trung gian. Nhờ vậy mà kênh MT có thể giúp doanh nghiệp tối thiểu hoá chi phí so với kênh GT.
Không giống như kênh GT, kênh MT sẽ tập trung nhiều loại hàng hoá tại một địa điểm, chủ yếu là các thành phố lớn nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hoá đa dạng, số lượng lớn của người dân.
Tuy nhiên, hàng hoá trên kênh MT có thể được bán ra với mức giá cao hơn hoặc thấp hơn so với các nhà phân phối khác. Nhờ vậy các doanh nghiệp có thể tạo ra một phân khúc thị trường để giữ lại sản phẩm. Đồng thời, với mỗi hàng hoá được bán ra, siêu thị sẽ thu về lợi nhuận và giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng mà không cần thực hiện hoạt động sales.
Mặt khác, hàng hoá kênh MT được quản lý một cách chuyên nghiệp, trưng bày đẹp mắt nên có thể thỏa mãn các nhu cầu mua sắm ngày càng cao và nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng.
2- Chức năng của kênh MT, kênh GT là gì
2.1- Chức năng của kênh GT là gì?
Kênh GT là hình thức phân phối có từ lâu đời nên được sử dụng phổ biến và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Dù đã xuất hiện từ lâu nhưng GT vẫn là kênh phân phối được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi các chức năng quan trọng của nó, bao gồm:
Thứ nhất, phân phối các sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp trên phạm vi rộng
Kênh GT được hệ thống hoá theo cấp bậc với nhiều đối tượng trung gian bán hàng, bao gồm nhà phân phối, đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ, chợ đầu mối, chợ truyền thống và cửa hàng nhỏ lẻ. Hàng hoá khi được đưa vào kênh GT sẽ luân chuyển từ các nhà bán sỉ, nhà bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng.
Trong khi đó, các đại lý bán hàng này có phạm vi phân bố rất rộng, từ nông thôn cho đến thành thị. Vì vậy kênh GT có thể giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi phân phối tại những khu vực vùng sâu vùng xa.>>> Marketing là gì? Làm việc trong ngành marketing cần tố chất gì?
Thứ hai, giải quyết nhu cầu tiêu dùng nhanh của khách hàng
Với tính đơn giản, nhanh gọn trong mua bán và giao nhận hàng hoá, kênh GT có thể giải quyết hiệu quả nhu cầu mua sắm tại một thời điểm với số lượng không quá nhiều.
Mặt khác các vấn đề về vận chuyển, giao nhận và thanh toán giữa nhà sản xuất và nhà phân phối cũng rất dễ dàng.
Thông thường hai bên sẽ làm việc trực tiếp, thỏa thuận giá cả, cách thức giao nhận. Sau đó tiến tới việc chốt đơn hàng và thanh toán.
2.2- Chức năng kênh MT là gì?
Khác với kênh bán hàng truyền thống, kênh MT hướng tới việc tối giản chi phí hệ thống bán hàng bằng cách tinh giản hệ thống, loại bỏ các khâu trung gian. Theo đó kênh MT sẽ tập trung hàng hoá tại các trung tâm thương mại, siêu thị quy mô lớn hoặc có thương hiệu. Sau đó đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.
Về cơ bản, kênh MT sẽ thực hiện các chức năng sau:
Thứ nhất, tập trung hàng hoá vào các siêu thị lớn và phân phối đến người tiêu dùng
Bằng cách sử dụng kênh MT, doanh nghiệp có thể tận dụng các địa điểm, kênh bán hàng chuyên nghiệp của các siêu thị và thương hiệu riêng của siêu thị đó để đưa sản phẩm tiếp cận với người tiêu dùng nhanh chóng.
Tuy nhiên, nhược điểm của kênh MT là các đại lý bán hàng, cụ thể là trung tâm thương mại hoặc siêu thị lớn chỉ tập trung tại các thành phố lớn, đô thị, khu đông dân cư nên mật độ phân bố không đồng đều. Điều này khiến doanh nghiệp tốn thêm nhiều chi phí và thời gian cho công tác marketing.
Thứ hai, truyền tải thông điệp của sản phẩm
Khi mua sắm tại các siêu thị lớn người tiêu dùng sẽ có nhiều thời gian trải nghiệm các sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Do đó, các thông điệp doanh nghiệp sản xuất muốn truyền tải sẽ được truyền đến người tiêu dùng hiệu quả hơn.
Thứ ba, quản lý sản phẩm
Với các sản phẩm được bày bán tại siêu thị, doanh nghiệp có thể trực tiếp quản lý sản phẩm của mình. Tại các siêu thị lớn, lượng khách hàng tới mua sắm rất đông. Do đó doanh nghiệp có thể trực tiếp tiếp cận với khách hàng và từ đó họ sẽ dễ dàng xác định cách tiếp cận hiệu quả với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
3- Sự khác nhau của kênh MT, kênh GT là gì
Để khai thác hiệu quả các kênh GT và MT bạn cần hiểu rõ bản chất, đặc điểm và sự khác nhau của kênh MT, kênh GT là gì. Khi đó bạn có thể áp dụng đúng kênh bán hàng phù hợp và thu về lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.>>> Nghề marketing là gì? Định hướng nghề nghiệp nghề marketing
Sau đây là những điểm khác nhau giữa kênh MT và GT mà bạn cần biết:
+ Đối tượng bán hàng: Trong kênh MT đối tượng bán hàng là các siêu thị, trung tâm thương mại có quy mô lớn, có thương hiệu. Còn kênh GT đối tượng bán hàng là các đại lý bán sỉ, bán lẻ, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hoá.
+ Chính sách cung cấp hàng hóa: Kênh MT có hợp đồng mua bán, các chính sách hỗ trợ, đổi trả rõ ràng còn kênh GT hoàn hoàn khác. Trong kênh GT các giao dịch được thực hiện qua đội ngũ sale, ít hỗ trợ công nợ và có nhiều hạn chế về chính sách đổi trả.
+ Giá cả: Kênh MT có giá thành cao hơn kênh GT.
+ Tính chất hệ thống: Kênh MT có tính chất tập trung, hàng hóa sẽ được tập hợp tại các siêu thị lớn với cách quản lý chuyên nghiệp và đưa đến trực tiếp tay người tiêu dùng. Trong khi đó trên kênh GT hàng hóa sẽ được phân phối theo cấp bậc từ nhà bán sỉ qua nhà bán lẻ rồi mới đến người tiêu dùng.
+ Đội ngũ bán hàng: Kênh MT thường do đội ngũ quản lý được đào tạo bài bản điều hành. Còn kênh GT chủ yếu do một cá nhân, gia đình, chủ cửa hàng điều hành.
+ Người ra quyết định: Với kênh MT quy trình ra quyết định thường qua nhiều cấp, đòi hỏi thời gian. Còn kênh GT thường do một hoặc hai người quyết định, thường là chủ cửa hàng hoặc người quản lý.
+ Mối quan hệ với khách hàng: Trong kênh MT, mối quan hệ với khách hàng bị hạn chế. Trong khi đó, kênh GT tập trung vào mối quan hệ giữa khách hàng và nhà bán lẻ.
+ Lượng khách hàng: Kênh MT có thể phục vụ lượng khách hàng lớn, có thể lên đến hàng ngàn người. Còn kênh GT chủ yếu phục vụ khách hàng khu vực lân cận và cộng đồng địa phương.
+ Số lượng sản phẩm: Các mặt hàng trên kênh MT rất đa dạng, phong phú, với hàng ngàn sản phẩm khác nhau. Trong khi đó kênh GT chỉ giới hạn trong khoảng vài trăm sản phẩm.
+ Thời gian, địa điểm giao hàng: Với kênh MT hàng hoá phải được giao đúng thời gian, đúng nơi quy định. Còn kênh GT hàng hoá được giao tại cửa hàng với thời gian giao hàng linh hoạt hơn.
+ Trưng bày sản phẩm: Kênh MT có nhiều yêu cầu về trưng bày nên cần phải đàm phán cụ thể. Còn với kênh GT không gian trưng bày hạn chế, chỉ cần đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn.
Trên đây là những chia sẻ của Ms Uptalent về kênh phân phối hàng hoá MT và GT. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu rõ kênh MT là gì và kênh GT là gì. Đồng thời bạn cũng nhận ra sự khác biệt của kênh GT và kênh MT để có thể lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!
–
HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet