Sĩ quan dự bị là gì? Chế độ, tiêu chuẩn và công việc của Sĩ quan dự bị?

Hạ sĩ quan dự bị là gì

Được đứng trong hàng ngũ và phụ vụ cho Quân hội Việt Nam là mong muốn của rất nhiều người, ngoài các chức vụ như quân nhân, sĩ quan hạ sĩ quan được nhiều người biết đến thì còn có chức vụ sĩ quan dự bị.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Sĩ quan dự bị là gì?

Sĩ quan dự bị là những sĩ quan được phân theo hạn tuổi gồm hạng 1 và hạng 2, được phong hoặc thăng quân hàm theo quy định của pháp luật, theo Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan dự bị được đăng ký và được quản lý bởi cơ quan Quân sự địa phương nơi sĩ quan đang công tác hoặc đang cư trú.

Sĩ quan sẽ được huấn luyện và tiến hành kiểm tra theo định kỳ, đồng thời được đứng trong hàng ngũ dự bị và khi có nhu cầu sẽ được huy động.

Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.

Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.

Sỹ quan dự bị trong tiếng Anh là Reserve officer.

Khi được làm sĩ quan dự bị thì cá nhân sẽ được hưởng các quyền lợi như:

– Được hưởng phụ cấp hàng tháng, đồng thời trong khoảng thời gian huấn luyện ngoài việc được hưởng phụ cấp thì sĩ quan dự bị sẽ được hưởng các chế độ khám chữa bệnh tại các bệnh viện quân y, được miễn lao động công ích và các chế độ khác do Nhà nước quy định

– Sau khi hoàn tất thời gian trong quân ngũ, khi trở về địa phương thì nếu sĩ quan dự bị có nhu cầu và đạt tiêu chuẩn thì có thể chuyển lên ngạch sĩ quan tại ngũ

Đồng thời cũng sẽ có các nghĩa vụ như: Chấp hành đúng lệnh triệu tập đi đào tạo, nếu không chấp hành đúng thì sẽ bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức như không cấp giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp, buộc đi thực hiện nghĩa vụ, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Điều kiện và mức hưởng khi nghỉ hưu đối với sĩ quan quân đội nhân dân

2. Chế độ đối với sỹ quan dự bị:

Tại Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên, nghị định này quy định phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; phụ cấp theo ngày làm việc; chế độ khám bệnh, chữa bệnh; chế độ trợ cấp tai nạn, trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro; trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị; chế độ, chính sách đối với học viên đào tạo sĩ quan dự bị; chế độ viếng sĩ quan dự bị từ trần.

Quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện (huấn luyện, chuyển loại, chuyển hạng, bổ túc), diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; học viên đào tạo sĩ quan dự bị; gia đình quân nhân dự bị thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là các đối tượng được áp dụng của Nghị định này.

Theo đó, phụ cấp đối với quân nhân dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên được hưởng mức 160.000 đồng/tháng đối với sĩ quan dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; mức 320.000 đồng/năm đối với quân nhân chuyên nghiệp dự bị; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đã xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Ngoài ra, quân nhân dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ chỉ huy đơn vị dự bị động viên từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên, mức trợ cấp trên được quy định chi tiết tại Nghị định này.

Bên cạnh đó, Nghị định 79/2020/NĐ-CP quy định cụ thể mức trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện (huấn luyện, chuyển loại, chuyển hạng, bổ túc), diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ; học viên đào tạo sĩ quan dự bị. và gia đình hạ sĩ quan dự bị hạng một trong thời gian đào tạo sĩ quan dự bị. theo đó:

Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định nêu trên.

Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.

Việc tổ chức chi trả trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị được tổ chức thực hiện sau khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động, đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động lập danh sách quân nhân dự bị; xác nhận số ngày tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động; mức trợ cấp gia đình quân nhân dự bị, gửi về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi quân nhân dự bị được gọi tập trung để chi trả trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị.

Xem thêm: Điều kiện kết hôn với sĩ quan quân đội? Thủ tục kết hôn với bộ đội?

3. Điều kiện để tham gia làm sỹ quan sự bị:

+ Là các sĩ quan được đào tạo chuyên nghiệp, đã thôi phục vụ tại ngũ nhưng vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn tham gia sĩ quan dự bị, đã hoàn tất chương trình học phổ thông trung học hoặc cơ sở…. Độ tuổi không vượt quá 30

+ Quân nhân, hạ sĩ quan sau khi kết thúc phục vụ tại ngũ hoặc hạ sĩ quan mà trước đó đã được đào tạo sĩ quan dự bị….

+ Độ tuổi không vượt quá 35 tuổi đối với những đối tượng đã tốt nghiệp đại học và không thuộc các trường hợp tạm hoãn hoặc miễn nhập ngũ như: Người chưa đủ sức khỏe, là cán bộ viên chức làm việc trong các ngành khác, con thương binh liệt sĩ,…

+ Đảm bảo về lai lịch chính trị, ý chí quyết tâm, trung thành với Đảng và Nhà nước…

+ Đảm bảo về thể trạng sức khỏe theo quy định của Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BGP.

Sau khi huấn luyện xong khóa học sĩ quan dự bị, quân nhân là sĩ quan dự bị có thể lựa chọn theo hai hướng đó là xuất ngũ ra ngoài làm các công việc như bình thường. Việc lựa chọn các công việc do bản thân, gia đình định hướng hoặc yêu thích hoặc là vào biên chế trong quân đội.

Theo quy định tại khoản 3 điều 41 Văn bản hợp nhất 24 VBHN-VPQH quy định: Căn cứ vào nhu cầu biên chế, tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc phòng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên hoặc giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được thăng cấp bậc quân hàm tương xứng với chức vụ đảm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức vụ tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan dự bị đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã.

Như vậy sĩ quan dự bị sau khi học xong có thể về địa phương đăng ký tại cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã nơi cư trú.

Tùy vào yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, sĩ quan dự bị sẽ được biên chế vào các đơn vị dự bị động viên để quản lý chặt chẽ từng người, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ quân sự, bảo đảm các yêu cầu động viên. Về địa phương sĩ quan dự bị giống như các công dân bình thường khác, lao động, học tập, làm việc giống mọi người.

Chỉ khác 1 năm phải tập trung huấn luyện tại đơn vị được đăng ký dự bị 1 tháng. Hoặc khi đất nước có chiến tranh thì những người sĩ quan dự bị này sẽ trở thành những sĩ quan thực thụ, chỉ huy quản lý đơn vị như những sĩ quan khác. Hàng tháng sĩ quan dự bị được hưởng các tiêu chuẩn như phụ cấp (0,2 mức lương cơ bản= 230.000đ/tháng và các ưu đãi đặc biệt khác).

Xem thêm: Tuổi nghỉ hưu, chế độ hưu trí đối với sĩ quan quân đội mới nhất

4. Công việc sau khi trở thành sĩ quan dự bị:

Sau khi huấn luyện xong khóa học sĩ quan dự bị, quân nhân là sĩ quan dự bị về địa phương đăng ký tại cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã nơi cư trú. Khi đến đăng ký phải đem theo giấy chứng minh, sổ đăng ký quản lý huấn luyện sĩ quan dự bị. Cơ quan công an và các ngành có liên quan chỉ đăng ký hộ khẩu, sắp xếp công tác giải quyết các quyền lợi sau khi cơ quan quân sự đã đăng ký sĩ quan dự bị.

Tùy vào yêu cầu nhiệm vụ của quân dội, sĩ quan dự bị sẽ được biên chế vào các đơn vị dự bị động viên để quản lý chặt chẽ từng người, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ quân sự, bảo đảm các yêu cầu động viên.

Về địa phương sĩ quan dự bị giống như các công dân bình thường khác, lao động, học tập, làm việc giống mọi người. Chỉ khác 1 năm phải tập trung huấn luyện tại đơn vị được đăng ký dự bị 1 tháng. Hoặc khi đất nước có chiến tranh thì những người sĩ quan dự bị này sẽ trở thành những sĩ quan thực thụ, chỉ huy quản lý đơn vị như những sĩ quan khác.

Kết luận: Sỹ quan dự bị được đào tạo, bổ túc, động viên huấn luyện sỹ quan dự bị, gắn công tác đào tạo, bổ túc với tổ chức tốt các đợt diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, huyện; xây dựng, quản lý chặt chẽ sỹ quan dự bị đáp ứng yêu cầu, khả năng huy động lực lượng cho các đơn vị khi có tình huống và thực hiện các nhiệm vụ khẩn cấp. Đồng thời tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, pháp luật, huấn luyện quân sự cho các đối tượng, xây dựng lực lượng sỹ quan dự bị cơ bản đủ về số lượng, chất lượng được nâng lên, hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.