Nhựa PC có an toàn không? Đây là thông tin được rất nhiều bạn đọc quan tâm trước những tin đồn nhựa gây ung thư tràn lan trên mạng xã hội. Để trả lời được câu hỏi này, chúng ta cần tìm hiểu. Nhựa PC có cấu tạo như thế nào? Những ưu điểm và nhược điểm chính của nó ra sao? Và người ta thường dùng nó để làm gì? Cùng Công ty TNHH RMT Việt Nam tìm đáp án trong bài viết ngắn dưới đây nhé!
Nhựa PC là gì?
Nhựa PC là tên viết tắt của tên tiếng Anh Polycarbonate. Đại diện cho loại nhựa nhiệt dẻo vô định hình, trong suốt và có hiệu suất cao. Nó được cấu tạo bởi các polymer liên kết với nhau qua các nhóm cacbonat (-O-(C=O)-O-). Và sở hữu những tính chất đặc trưng như chịu được lực tốt, tính ổn định cao. Cùng những đặc tính về điện ưu việt hơn so với các loại nhựa khác.
Xem thêm:
Nhựa PC là gì? Làm thế nào sử dụng sản phẩm nhựa PC an toàn?
Báo giá Hạt Nhựa PC Nguyên Sinh 2020 cập nhật mới nhất
Hạt nhựa PC là gì? Nhựa PC có thực sự độc hại không?
Bật mí 2 Công dụng nổi bật của Hạt Nhựa PC bạn nên biết
4 đặc tính của Nhựa PC bạn nên biết
Là một vật liệu lý tưởng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. Nhựa PC được đặc trưng bởi tính linh hoạt, thân thiện với môi trường và có thể tái chế được. Nó còn được dùng để thay thế thủy tinh, nhựa PMMA và PE nhờ có những đặc tính vật lý và hóa học tương tự.
Độ bền và khả năng chống va đập tốt
Với khối lượng riêng vào khoảng từ 1.2 – 1.22 g/cm³ . Các sản phẩm làm từ nhựa PC cực kì bền (gấp 250 lần thủy tinh và 40 lần Acryl). Chịu được va đập và gần như là không bị đứt gãy. Độ bền được duy trì tối ưu trong khoảng nhiệt độ từ -20°C tới 140°C. Khiến những sản phẩm làm từ nhựa PC mang lại cảm giác an toàn và tin cậy cho người dùng. Song nó lại không bị dày cộm mà vẫn duy trì được độ mỏng nhẹ đặc trưng, khiến việc sử dụng và vận chuyển trở nên tiện lợi.
Đặc tính quang học tuyệt vời
Nhựa PC có bề mặt trong suốt, truyền được 90% ánh sáng như thủy tinh. Trong sản xuất, những tấm nhựa PC thường được thêm ánh màu để tạo ra những mẫu mã có màu sắc đa dạng. Song vẫn bảo toàn được độ truyền sáng đặc trưng của mình. Nhờ có cấu trúc vô định hình, nó sở hữu những đặc tính quang học như khả năng khúc xạ, tán xạ … thích hợp để làm các loại ống kính trong suốt. Nó còn chống được tia UV và bức xạ cực tím khi thêm sợi hữu cơ vào quá trình sản xuất.
Khả năng chịu nhiệt và kháng hóa chất đa dạng
Với độ bền nhiệt lên đến 135°C, nhựa PC có ngưỡng chịu nhiệt nhỉnh hơn so với các loại chất dẻo khác. Để tối ưu khả năng chịu nhiệt của vật liệu, nó thường được gia cố thêm với những phụ gia chống cháy mà vẫn bảo toàn được những đặc tính khác. Nhưng khi tiếp xúc lâu trong môi trường nước ở nhiệt độ 60°C, các đặc tính cơ bản của chúng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nhựa PC cũng không xảy ra phản ứng khi tiếp xúc với dung môi acid loãng, hydrocacbon béo và rượu. Song nó cũng bị ảnh hưởng một phần bởi dầu mỡ. Và dễ bị tấn công bởi kiềm, hydrocacbon thơm và halogen hóa. Do nhạy cảm với tính kiềm nên các nhà sản xuất khuyến cáo. Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh đồ dùng làm từ loại vật liệu này.
Ứng dụng phổ biến của Nhựa PC
Dẻo dai, linh hoạt và bền bỉ, Nhựa PC trở thành vật liệu được rất nhiều nhà sản xuất ưa chuộng. Trong ngành gia dụng, nó được dùng nhiều để làm tủ lạnh, điều hòa, máy pha cà phê, máy giặt, máy sấy tóc, bàn là. Vì chúng đòi hỏi tính bền và đa dạng về màu sắc, mẫu mã. Đặc tính trong suốt cũng giúp nó có mặt rộng rãi ở các ứng dụng bảo vệ tầm nhìn. Như các loại loại kính bảo hộ, kính râm, kính che mặt …
Trong y khoa, Nhựa PC cũng là nguyên liệu được sử dụng phổ biến. Vì sở hữu độ trong, chịu được nhiệt, dẻo dai và ổn định trong kích thước. Các thiết bị y tế làm từ loại nhựa này sẽ được khử trùng bởi ethylene oxide, bức xạ năng lượng cao hoặc hấp tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh sử dụng. Một số sản phẩm có thể được kể đến là dụng cụ phẫu thuật, màng lọc máu, bình chứa máu … vì một số linh kiện kim loại có thể được thay thế bởi nhựa PC.