Lịch sử bắc giang

Lịch sử bắc giang

Hi bac là ở đâu

LỊCH SỬ BẮC GIANG

Bắc Giang ngày nay là vùng đất tụ cư của 20 dân tộc anh em, gồm: Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Dao, Sán Chí, Sán Dìu… Nơi đây ở vào một địa thế thuận lợi, nằm trong khu vực Bắc Bộ, đất đai được bồi đắp phù sa bởi các con sông lớn như: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam; có núi cao bao bọc, có nhiều lâm sản quý, có vùng trung du rộng lớn thuận lợi việc canh tác.

Trong lịch sử, thời các vua Hùng, Bắc Giang thuộc bộ Vũ Ninh của nước Văn Lang, dưới triều Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) thuộc huyện Long Biên, thời Lý – Trần thuộc lộ Bắc Giang, thời Hậu Lê thuộc thừa tuyên Kinh Bắc, sau đổi thành trấn Kinh Bắc, trấn Bắc Ninh. Dưới đời vua Minh Mạng (năm thứ 2, 1821), Bắc Giang thuộc phủ Thiên Phúc, năm 1831, đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Ngày 10/10/1895 Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang trên cơ sở hai phủ Đa Phúc, Lạng Giang tách ra từ tỉnh Bắc Ninh. Ngày 27/10/1962, tỉnh Bắc Giang sáp nhập với tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh Hà Bắc. Ngày 06/11/1996, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn chia tách tỉnh Hà Bắc, tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Bộ máy hành chính tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 đến nay.

Người Bắc Giang không chỉ anh dũng, kiên cường, bất khuất trong đánh giặc giữ nước mà còn chăm trồng trọt, khéo tay nghề, thạo bán buôn, giỏi thư. Bắc Giang có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như làng Thổ Hà (Việt Yên) làm gốm, làng Vân (Việt Yên) nấu rượu, làng Kế (thị xã Bắc Giang) làm bánh đa, làng Phúc Tằng (Việt Yên) đan lát … Sản phẩm của các làng nghề đã có mặt trong cả nước và trong các cuộc hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.

Bắc Giang có rất nhiều làng nghề

Bắc Giang có rất nhiều làng nghề

Bắc Giang cũng là nơi có nhiều sản vật nổi tiếng như cam Bố Hạ (Yên Thế), dứa Sàn (Lục Nam), cải Tiếu Mai (Hiệp Hoà), sâm núi Dành (Tân Yên) và gần đây là vải thiều (Lục Ngạn) … Sử sách còn ghi cho đến cuối thế kỷ XIX Bắc Giang có hàng chục giống lúa gạo thơm ngon nổi tiếng cả nước. Bắc Giang là quê hương của nhiều làn điệu dân ca của các dân tộc: Hát quan họ ở 6 làng thuộc huyện Việt Yên; hát ví, hát chèo, hát tuồng ở các làng vùng trung du; hát sli, hát soong hao… ở vùng đồng bào dân tộc ít người. Kho tàng tục ngữ, ca dao ở Bắc Giang rất phong phú phản ánh đất nước và con người địa phương, chống cường quyền, chống áp bức bóc lột, đả phá những thói hư tật xấu trong xã hội … Bắc Giang cũng là nơi có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hoà) được tôn vinh “đệ nhất Kinh Bắc” xây dựng từ thế kỷ XVI, đình Phù Lão (Lạng Giang), đình Thổ Hà (Việt Yên), chùa Đức La (Yên Dũng), lăng Dinh Hương, lăng họ Ngọ (Hiệp Hoà)… Truyền thống khoa bảng của Bắc Giang cũng nổi danh trong cả nước. Dưới thời phong kiến, Bắc Giang có 66 người đỗ đại khoa, từ tiến sỹ đến trạng nguyên, xếp thứ 8 trong các tỉnh thành có người đỗ tiến sỹ trong cả nước. Làng Yên Ninh (Việt Yên) có 10 người đỗ tiến sỹ, trong đó gia đình Thân Nhân Trung có 4 người gồm cha, con, ông, cháu và làm quan cùng triều. Bắc Giang cũng có nhiều danh sỹ nổi tiếng: Thời Trần có Đào Sư Tích, người Song Khê (Yên Dũng) đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần (1374) làm đến chức nhập nội hành khiển; thời Lê sơ có Thân Nhân Trung người làng Yên Ninh (Việt Yên) đỗ tiến sỹ, được vua Lê Thánh Tông đánh giá cao về tài, đức và được người đương thời tôn vinh là bậc “danh nho trùm đời”, là Phó Nguyên soái Hội Tao Đàn (vua Lê Thánh Tông là Nguyên soái). Thân Nhân Trung là người đề cao tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”; thời Mạc có Giáp Hải là người Dĩnh Kế (nay thuộc thị xã Bắc Giang) đỗ trạng nguyên năm 1538, làm đến lại bộ thượng thư, tước Sách quận công. Thời Lê Trung Hưng có Trần Đăng Tuyển người làng Hoàng Mai (Việt Yên) đỗ tiến sỹ khoa thi năm Canh Thìn (1640) làm đến tể tướng. Ngoài những danh sỹ trên đây, Bắc Giang còn có nhiều người giữ chức Thượng thư và các chức vụ quan trọng khác trong triều đình. Tất cả các danh sỹ Bắc Giang tham gia chốn quan trường đều giữ được phẩm hạnh, khí tiết, đóng góp cho đất nước về nhiều mặt, không làm hổ danh quê hương.

Những truyền thống tốt đẹp trên đây đã phản ánh một phần đất nước, con người Bắc Giang, làm cho mỗi người sống trên mảnh đất này thấy tự hào, yêu mến quê hương, đem hết sức lực và tài năng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp