I.Điều kiện tự nhiên:
1. Vị trí địa lý:
Thị xã Hoài Nhơn nằm ở phía bắc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 87 km. Có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt thống nhất Bắc – Nam đi qua, là cửa ngõ giao lưu kinh tế quan trọng ở phía bắc tỉnh Bình Định, là điểm đầu mối giao thông quan trọng đến các huyện Hoài Ân, An Lão và là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề.
Tọa độ địa lý từ 1080 56′ đến 1090 06’50” kinh độ Đông và 140 21′ 20″ đến 140 31’30” vĩ độ Bắc.
* Ranh giới hành chính:
– Phía bắc giáp huyện Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi).
– Phía nam giáp huyện Phù Mỹ – (tỉnh Bình Định).
– Phía tây giáp huyện Hoài Ân và An Lão.
– Phía đông giáp Biển Đông.
* Đơn vị hành chính: Toàn thị xã có 17 đơn vị hành chính gồm 6 xã và 11 phường: Các xã gồm: Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Mỹ, Hoài Hải, các phường gồm: Hoài Hảo, Hoài Tân, Hoài Đức, Hoài Xuân, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Tam Quan Nam, Tam Quan Bắc, Bồng Sơn, Tam Quan.
Bản đồ hành chính huyện Hoài Nhơn
2. Địa hình:
Địa hình huyện Hoài Nhơn có xu hướng thấp dần về hướng Đông Bắc và chia làm 2 dạng địa hình chính:
– Dạng địa hình đồng bằng: Được bao bọc bởi các dãy núi như một thung lũng 3 mặt (Bắc, Tây, Nam) với độ cao trung bình 8-10m, nơi cao nhất giáp các dãy núi là 25m, nơi thấp nhất là giáp biển 1m.
– Dạng địa hình đồi núi thấp: Núi nối liền nhau thành một dãy hình cung, độ cao bình quân là 400 m, thấp nhất là 100 m, cao nhất là 725m.
Nhìn chung, 2 dạng địa hình này mang đặc điểm khác nhau, chi phối đến sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện.
3. Khí hậu:
Theo tài liệu của trạm Khí tượng thủy văn Hoài Nhơn, khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt:
– Mùa khô: Từ tháng 1 đến tháng 8, bình quân số giờ nắng 8,5 giờ/ngày, nhiệt độ 26,90C, lượng mưa 120 mm/tháng, độ ẩm 79%. Đặc biệt mùa này có gió Tây khô nóng kéo dài khoảng 35 – 40 ngày.
– Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 12, bình quân số giờ nắng 4,5 giờ/ngày, nhiệt độ 25,60C, lượng mưa 517 mm/tháng, độ ẩm cao 86%. Đặc biệt mùa này có gió mùa Đông Bắc và bão có tốc độ gió mạnh, xoáy, kéo theo mưa lớn, gây nên lũ lụt.
4. Thủy văn:Có sông Lại Giang được hội tụ bởi sông Kim Sơn (Hoài Ân) và sông An Lão (An Lão) hợp lại thành, chảy qua địa bàn huyện Hoài Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ (Hoài Hương). Đây là con sông lớn nằm ở phía Nam huyện, có lưu lượng bình quân 58,6 m3/s, tương ứng với lượng nước đạt 1.844 m3/năm. Ngoài ra, còn có một số sông, suối nhỏ chủ yếu nằm ở phía Bắc huyện.
5. Đất đai:
– Hoài Nhơn có tổng diện tích tự nhiên 42.084,4 ha, có 3 loại đá mẹ chính là: Granít, Gơnai và đá Bazan được phong hóa thành 9 nhóm đất chính và chia làm 5 loại đất.
– Thực trạng sử dụng các loại đất trong toàn huyện đến năm 2016:
+ Đất nông nghiệp: 14.878,2 ha.
+ Đất lâm nghiệp: 20.084,9 ha.
+ Đất nuôi trồng thủy sản: 281,0 ha.
+ Đất chuyên dùng: 2.861,0 ha.
+ Đất ở: 1.552,2 ha.
5. Tài nguyên thủy sản:
Hoài Nhơn có bờ biển dài 24 Km, có 2 cửa biển Tam Quan và An Dũ. Vùng biển Hoài Nhơn có khoảng 500 loài cá, trong đó có 38 loài cá có kinh tế và có nhiều đặc sản quý hiếm, giá trị xuất khẩu cao.
6. Tài nguyên rừng:
Hoài Nhơn có trên 20.084,9 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng sản xuất : 12.061,6 ha, rừng phòng hộ 8.023,3 ha
7. Khoáng sản:
Tương đối đa dạng như: Cát trắng (Hoài Châu), quặng vàng (Hoài Đức), đá xanh (Hoài Châu Bắc), đá Granít (Hoài Phú), đất sét (Hoài Đức, Hoài Tân …), Ti tan ở các xã ven biển..