IRR là một chỉ số liên quan đến việc đánh giá và đo lường một dự án đầu tư xem chúng có tính khả thi hay không. Nếu mở rộng hơn IRR chính là một công cụ hữu ích giúp các nhà đầu tư đặt tiền đúng chỗ, đúng dự án, hạn chế rủi ro về các “dự án ma” Vậy IRR là gì mà được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng đến vậy? làm sao để biết được khi nào nên dùng IRR và khi nào nên ứng dụng chỉ số NPV. Câu trả lời sẽ được 8th Street Grille đề cập trong bài viết sau đây! Mời bạn cùng đón xem!
Chỉ số IRR là gì?
RR hay Internal Rate of Return là tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Ngoài ra, IRR cũng được định nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận. Chúng được dùng trong việc xác định ngân sách vốn giúp so sánh lợi ích khi đầu tư.
Trong tài chính, IRR thực sự cần thiết bởi chúng là một công cụ phân tích tài chính hữu hiệu giúp nhà đầu tư nhận diện được khả năng sinh lời của một dự án, một khoản đầu tư.
Cách tính IRR
Để tính IRR chúng ta chỉ cần dựa vào công thức sau:
Trong đó:
- Co: là đại diện cho tổng chi phí đầu tư ban đầu của năm t = 0
- Ct: biểu thị dòng tiền thuần tính tại thời điểm t
- IRR: tỷ lệ hoàn vốn trong nội bộ tại thời điểm cần tính
- t: thời gian triển khai dự án
- NPV: giá trị hiện tại của dòng tiền dự án
Công thức trên biểu thị IRR là nghiệm của phương trình có giá trị NPV = 0
Ý nghĩa của chỉ số irr
Khi tính được IRR chủ doanh nghiệp sẽ biết được dự án nào đang có chỉ số lợi nhuận tốt. Từ đó sẽ quyết định nên đầu tư tiếp hay loại bỏ dự án. Cụ thể như sau:
- IRR có giá trị cao chứng tỏ tỷ lệ hoàn vốn cao, nghĩa là khả năng thực thi của dự án tốt, dự án có tiềm năng, đáng để đầu tư.
- Nếu IRR lớn hơn giá trị chiết khấu của dự án chứng tỏ dự án này đáng giá. Còn ngược lại nếu giá trị này thấp, chúng biểu thị khả năng thu hồi vốn, sinh lời của dự án kém, không nên đầu tư.
Ưu điểm của chỉ số irr
Chỉ số IRR được đánh giá cao trong đầu tư kinh doanh và giúp nhà đầu tư xác định một dự án có tốt hay không để rót vốn. Sau đây là một số ưu điểm quan trọng của chỉ số này:
- IRR rất khá dễ tính toán bởi chúng độc lập với vốn. Hơn nữa đơn vị tính của IRR là bằng phần trăm, giúp nhà đầu tư có được nhận định trực quan mà không cần phải quy đổi về bất kỳ đơn vị đo lường nào khác.
- Thuận tiện trong việc so sánh, đánh giá. Ngay cả với những người mới gia nhập vào thị trường chứng khoán cũng có thể thực hiện tính toán chỉ số này. Hơn nữa hiện nay có một vài trang web phân tích đầu tư chứng khoán cũng có cung cấp chỉ số này khá chính xác bạn hoàn toàn có thể tham khảo.
- IRR là tỷ số thu hồi vốn dự án nên thông qua IRR nhà đầu tư có thể nhận định được dự án này có tiềm năng hay không.
Một số mặt hạn chế của irr
Ngoài những ưu điểm thì chỉ báo IRR còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Khi nắm được những điều này sẽ giúp nhà đầu tư sử dụng được chỉ báo đúng cách hơn, đồng thời cũng sẽ loại bỏ được yếu tố gây nhiễu.
- Hạn chế đầu tiên, mất nhiều thời gian để tính toán. Dù không liên quan đến chỉ số vốn nhưng khi thực hiện kiểm tra chỉ số IRR bạn cần phải xem xét công thức, bảng giá trị của NPV. Chúng tương đối phức tạp.
- IRR thường phản ánh chính xác mức độ của dự án lớn, đôi khi với dự án nhỏ thông số quá thấp khiến cho kết quả IRR được tính ra không khả thi, thuyết phục. Vì thế nhiều người có thể mất đi những cơ hội đầu tư vào những dự án nhỏ nhưng tiềm năng.
- IRR dễ bị tác động bởi chỉ số thời gian nên nhiều khi dự án ngắn hạn có giá trị IRR lớn khiến các nhà đầu tư bị hiểu lầm rằng dự án này có tính khả thi tốt. Từ đó dẫn đến rủi ro. Vì thế không phải lúc nào giá trị chỉ số IRR cao là tốt, hãy xem xét những biến số liên quan như thời gian, chỉ số dòng tiền.
- Trong nhiều trường hợp IRR không thực sự hiệu quả bằng NPV vì thế hãy sử dụng phương án tính IRR khi thực hiện đánh giá dự án có các điều kiện như: chung thời gian thực hiện, tỷ lệ chiết khấu và dòng tiền tương lai có phần giống nhau,….
Mối quan hệ giữa chỉ số irr và npv
>>> Tìm hiểu chi tiết NPV là gì?
Nếu tuân theo công thức ở trên ta có thể thấy IRR và NPV có mối quan hệ tập nghiệm. Nghĩa là IRR chính là nghiệm của phương trình hằng số NPV = 0.
- Xét ở một khía cạnh nào đó, trong cùng một điều kiện kết quả giữa NPV và IRR đều giống nhau, đều phản ánh mức độ khả thi của dự án. Chỉ khác là thông qua NPV nhà đầu tư sẽ biết được tính khả thi về mặt tài chính(dòng tiền) còn IRR phản ánh tính khả thi về mặt hồi vốn.
- Ngoài ra, việc tính toán IRR không thực sự hiệu quả bởi chúng không phù hợp với những dự án quá dài, hoặc quá ngắn hoặc với những dự án có dòng tiền bất ổn, tỷ lệ chiết khấu đan xen âm dương bởi do IRR bị phụ thuộc vào biến số thời gian. Khi đó NPV được xem là phương pháp thay thế để phục vụ việc đánh giá tính khả thi của dự án.
Mặc dù vậy nhưng trên thực tế, chỉ số IRR có phần phổ biến hơn bởi giá trị của chúng trực quan, hiển thị dưới dạng phần trăm, dễ nhận biết, phân tích. Hơn nữa việc IRR không phụ thuộc vào nguồn vốn cũng là một lợi thế khi tính toán.
IRR là một tỷ số hữu ích nhưng đôi khi cũng phản ánh thực trạng không đúng về dự án. Với những trường hợp này bạn có thể cân nhắc việc thay thế NPV. Về cơ bản, NPV và IRR đều khá giống nhau. Vì thế không cần nhất thiết phải ứng dụng IRR vào mọi dự án, có thể linh hoạt giữa việc tính toán để đảm bảo bạn sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn.
Kết luận
Thông qua bài viết độc giả có thể nhận diện được IRR là gì? Chúng có ý nghĩa ra sao khi nhà đầu tư thực hiện bước phân tích dự án. Từ đó có thể áp dụng thành công vào trong đầu tư cũng như quản lý được hiệu suất hoạt động của công ty mình.
Chúc các bạn thành công trong việc lựa chọn điểm đến đầu tư.