ISO 45001 được ban hành trên cơ sở tiếp nối thành công của việc áp dụng và phổ biến tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 được Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành, Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO muốn ban hành một Tiêu chuẩn Quốc tế về Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp để có thể phổ biến rộng hơn tiêu chuẩn này đến các nước và các lĩnh vực ngành nghề sản xuất đồng thời tiêu chuẩn này cũng dễ dàng tương thích với các Tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như ISO 9001:2015 (hệ thống quản lý chất lượng) và ISO 14001:2015 (Hệ thống quản lý môi trường).
ISO 45001 là một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, cung cấp các tiêu chí và khuôn khổ để cải thiện an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro tại nơi làm việc và tạo điều kiện làm việc an toàn hơn. Tiêu chuẩn giúp tổ chức cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân và những người khác, tránh trường hợp tử vong, tai nạn lao động liên quan và bệnh tật từ môi trường làm việc.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP ISO 45001 LÀ GÌ
Bộ khung chính trong Tiêu chuẩn ISO 45001 cũng tương tự ISO 9001 là theo nguyên lý cải tiến liên tục PDCA tức là Plan – Do – Check – Action (Lập kế hoạch – Thực hiện theo kế hoạch – Kiểm tra việc thực hiện có đúng theo hoạch định – Hành động đánh giá, cải tiến).
Tiêu chuẩn ISO 45001:2018 có đưa ra các yêu cầu về xác định bối cảnh nội bộ, bối cảnh bên ngoài, phân tích các rủi ro/nguy cơ và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro/nguy cơ vào việc hoạch định hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
1. Lập kế hoạch (Plan):
– Ban lãnh đạo xem xét bối cảnh nội bộ, bối cảnh bên ngoài, nhu cầu và mong đợi của người lao động của các bên quan tâm tới việc đảm bảo An toàn lao động và ngăn ngừa mắc các bệnh từ công việc, nghề nghiệp để hoạch định được một hệ thống Quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp hiệu quả và sát thực nhất.
– Các bộ phận/phòng ban phải tiến hành nhận diện các mối nguy và đánh giá các rủi ro dẫn đến mất an toàn, tai nạn lao động có thể xảy ra cũng như các điều kiện môi trường làm việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Cuối cùng cần xác định được mối nguy nào cần phải đưa ra những biện pháp kiểm soát để ngăn chặn, phòng ngừa không cho xảy ra hoặc nếu có xảy ra thì hậu quả sẽ được giảm thiểu.
– Trong quá trình nhận diện các mối nguy, Doanh nghiệp phải thu thập các yêu cầu pháp lý của nhà nước, các yêu cầu của các bên liên quan để xem xét những yêu cầu nào buộc phải tuân thủ.
– Căn cứ trên kết quả phân tích mối nguy, rủi ro và xem xét đến các yêu cầu pháp lý, yêu cầu khác, doanh nghiệp cần:
+ Thiết lập các mục tiêu để chính sách về An toàn và sức khỏe nghề nghiệp đưa ra có thể thực hiện được và ngăn ngừa những rủi ro có thể có (tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, vi phạp luật về an toàn lao động và đảm bảo sức khỏe,…)
+ Thiết lập các chương trình, biện pháp quản lý về vấn đề đảm bảo an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động để đảm bảo các mục tiêu đưa ra phải có khả năng đạt được.
2. Thực hiện (Do):
Thực hiện áp dụng và vận hành hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OH&S), gồm các công việc phải triển khai chính:
– Thiết lập cơ cấu quản lý, chỉ định các vai trò và trách nhiệm của các cá nhân để thực hiện các chương trình quản lý OH&S.
– Cung cấp nguồn lực đầy đủ bao gồm nhân sự cần thiết để duy trì các hoạt động, các chương trình về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, đào tạo cho những nhân sự cần thiết để đạt được trình độ, kỹ năng an toàn lao động và giám sát an toàn lao động cần thiết, thiết lập xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo hộ lao động, trang thiết bị an toàn để ngăn ngừa rủi ro về tai nạn lao động, môi trường độc hại ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.
– Triển khai tổ chức đào tạo cho người lao động hoặc nhà thầu phụ làm việc cho doanh nghiệp và đảm bảo những người này nhận thức được các rủi ro an toàn lao động, sức khỏe nghề nghiệp cần phải kiểm soát, hậu quả do không kiểm soát, cũng nhưng đảm bảo họ đủ năng lực để thực hiện các biện pháp kiểm soát các rủi ro này.
– Thiết lập các quá trình để đảm bảo việc trao đổi thông tin về vấn đề an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trong nội bộ có hiệu quả, cũng như đáp ứng các thông tin về OH&S với các bên hữu quan bên ngoài.
– Tổ chức tham vấn người lao động trong quá trình nhận diện mối nguy, xây dựng các chương trình kiểm soát rủi ro, điều tra tai nạn lao động, điều tra bệnh nghề nghiệp phát sinh, …
– Thiết lập, phổ biến và duy trì tài liệu của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
– Thiết lập và duy trì các hoạt động kiểm soát tác nghiệp để đảm bảm rằng các thủ tục liên quan đến các mục tiêu về OH&S được thực hiện.
– Đảm bảo sự chuẩn bị và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp, thiết lập và thử nghiệm sự chuẩn bị và khả năng ứng phó với các trình trạng khẩn cấp.
3. Kiểm tra (Check)
Hoạt động kiểm tra là việc đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của các quá trình của hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp, bao gồm các hành động:
– Giám sát và đo lường các kết quả về hoạt động kiểm soát OH&S theo định kỳ.
– Đánh giá thực trạng của sự tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác và các yêu cầu khác do tổ chức đề ra.
– Thiết lập và duy trì các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn trong việc xác định sự không phù hợp, xử lý và điều tra sự không phù hợp, thực hiện hành động khắc phục và hành động phòng ngừa.
– Quản lý hồ sơ, thiết lập và duy trì thủ tục để phân định, bảo quản và xử lý các hồ sơ về OH&S.
– Tiến hành đánh giá nội bộ định kỳ để xác định mức độ phù hợp của hệ thống quản lý OH&S hiện tại so với tiêu chuẩn ISO 45001.
4. Hành động (Action)
Xem xét lại và tiến hành các hoạt động để cải tiến hệ thống quản lý OH&S
– Lãnh đạo Doanh nghiệp phải tiến hành xem xét về mặt quản lý của hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo các giai đoạn thích hợp.
– Xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
– Các yêu cầu liên quan đến “Hành động (Action)” nếu được duy trì liên tục và thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp liên tục cải tiến hệ thống quản lý OH&S và kết quả chung trong hoạt động kiểm soát an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của tổ chức.
Anh/chị vào link sau để nhận các bộ tài liệu được cung cấp bởi TQC: 1.BỘ HỒ SƠ, 2.BIỂU MẪU, 3.QUY TRÌNH MẪU ÁP DỤNG ISO 45001:2018 và tiêu chuẩn ISO 45001:2018: http://bit.ly/qtm-iso-45001
Gọi 096 941 6668(miền bắc)/ 0983 917 897(miền trung)/ 0988 397 156(miền nam) để được tư vấn tận tình thêm!
CÁC YÊU CẦU TRONG TIÊU CHUẨN ISO 45001
Tiêu chuẩn ISO 45001 gồm các điều khoản sau:
4. Bối cảnh của tổ chức
4.1 Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức
4.2 Hiểu nhu cầu và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm khác
4.3 Xác định phạm vi của hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
4.4 Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp các quá trình của hệ thống
5. Sự lãnh đạo và sự tham gia của người lao động
5.1 Sự lãnh đạo và cam kết
5.2 Chính sách An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức
5.4 Sự tham gia và tham vấn của người lao động
6. Hoạch định
6.1 Hành động giải quyết rủi ro và cơ hội
6.1.1 Khái quát
6.1.2 Nhận biết mối nguy và đánh giá rủi ro, cơ hội
6.1.3 Xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác
6.1.4 Hoạch định thực hiện hành động
6.2 Mục tiêu An toàn, sức khỏe nghề nghiệp và hoạch định để đạt được mục tiêu
7. Hỗ trợ
7.1 Nguồn lực
7.2 Năng lực
7.3 Nhận thức
7.4 Trao đổi thông tin
7.5 Thông tin văn bản
8. Hoạch định kiểm soát và thực hiện
8.1 Loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro An toàn, sức khỏe nghề nghiệp
8.2 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp
9. Đánh giá kết quả hoạt động
9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá
9.2 Đánh giá nội bộ
9.3 Xem xét của lãnh đạo
10. Cải tiến
10.1 Khái quát
10.2 Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục
10.3 Cải tiến thường xuyên