Trong tên của các công ty, doanh nghiệp thường có các từ viết tắt Jsc, Plc, Inc và Co. Ltd xuất hiện ở cuối. Cùng GLaw tìm hiểu những thuật ngữ này có nghĩa là gì, giúp bạn tự tin hơn khi đọc tài liệu, giấy tờ cũng như khi nghe bản tin trên tivi điện thoại. Tránh những lỗi đáng tiếc trên các giấy tờ, văn bản liên quan đến pháp luật.
1. Jsc là gì?
Jsc viết tắt của Joint Stock Company là công ty cổ phần. Đây là loại hình doanh nghiệp kinh doanh trong đó chủ sở hữu có thể là pháp nhân hoặc thể nhân, số lượng chủ sở hữu được yêu cầu tối thiểu phải có là 3.
Vốn góp chung được chia thành những phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Cổ đông là những người góp vốn, mỗi cổ đông sẽ được cấp một giấy chứng nhận quyền sở hữu cổ phần còn được gọi là cổ phiếu (Stock). Cổ phiếu là một bằng chứng công nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với công ty cổ phần (Jsc).
Về mô hình công ty: Đại hội cổ đông là người nắm quyền cao nhất, hằng năm sẽ có phiên họp của tập thể cổ đông công ty đó được tổ chức thường kỳ tại công ty. Ngoài ra, người điều hành sẽ được bầu ra tại chính các đại hội họ có thể là cá nhân hay tập thể mang danh nghĩa là Hội đồng quản trị.
Một trong những lợi thế lớn của mô hình công ty cổ phần là các nhà đầu tư họ có quyền điều chuyển vốn đầu tư từ nơi này sang nơi khác thậm chí cả ở những lĩnh vực khác nhau, tất cả đều thực hiện thông qua việc mua bán và chuyển nhượng vốn cổ phần.
2. Plc là gì?
Plc viết tắt của Public Limited Company còn được gọi tắt là Public Company, được dịch là công ty đại chúng. Điểm đặc trưng của mô hình này là có sự tham gia của nguồn vốn từ bên ngoài với nhiều nhà đầu tư. Công ty đại chúng phát hành chứng khoán (cổ phiếu. trái phiếu) được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng khoán và niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán hay chứng khoán không niêm yết.
Công ty đại chúng xuất hiện công khai trên thị trường chứng khoán, báo chí nên dễ dàng được xã hội biết đến. Các công ty đã có danh tiếng uy tín thì dễ dàng trong việc tiếp tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu và tiết kiệm nhiều chi phí phát hành so với những lần phát hành trước.
Ngoài ra, công ty còn chịu sự giám sát của công chúng, xã hội do phải báo cáo công khai hoạt động kinh doanh của mình. Hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các hoạt động điều hành và quản lý công ty. Ban giám đốc phải tổ chức thực hiện các vấn đề về cải tiến kỹ thuật, cơ cấu hợp lý nguồn vốn và cải tiến quản lý nếu không sẽ bị sa thải. Mô hình hoạt động này đã ràng buộc việc tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo luật của các ban giám đốc.
3. Inc là gì?
Inc (Incorporated) nghĩa là tập đoàn, hợp đồng, liên hợp, liên hiệp,…Từ này để chỉ sự chung sức của một nhóm các công ty con xây dựng nên một tập đoàn lớn hơn hay các công ty hợp tác làm việc với nhau. Các công ty con có nghĩa vụ đầu tư vốn hay đóng góp cổ phần để tập toàn đủ nguồn lực phát triển khi thành lập một tập đoàn
Mỗi công ty là một phần có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tập đoàn, khi một phần của một tập đoàn rơi vào khủng hoảng thì cả tập đoàn đó rất dễ gặp khó khăn. Vì vậy, để tập đoàn có thể phát triển và đi lên cà tập đoàn sẽ cùng nhau giúp công ty đang gặp khủng hoảng đó vượt qua. Một số ví dụ như ở nước ngoài có Amazon Inc, Apple Inc,… hay ở Việt Nam có Petrolimex Inc. Ở một tập đoàn lớn thì vốn đầu tư, tiềm lực tài chính, kinh tế luôn lớn hơn nhiều so với một công ty nhỏ (company).
4. Co. Ltd là gì?
Ở Việt Nam, Ltd còn được viết dưới dạng Co. Ltd. Trong đó: Co. là viết tắt của Company và Ltd là từ viết tắt của Limited. Nó tóm lại Co. Ltd là từ viết tắt của Company Limited có nghĩa là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
Đây là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, được thành lập và tồn tại độc lập với chủ thể sở hữu nó. Xét trên phương diện pháp luật chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty và công ty là pháp nhân. Được không được nhà nước cấp phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Công ty TNHH có số lượng thành viên không vượt quá 50 cá nhân cùng góp vốn, thường có hai loại là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Công ty TNHH MTV: là Công ty TNHH được làm chủ bởi một cá nhân hay một tổ chức là chủ sở hữu công ty chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật.
Công ty TNHH 2 TV trở lên: Số lượng thành viên tối thiểu là 2 và tối đa là 50 thành viên và chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật. Về cơ cấu tổ chức phải có Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hồi đồng thành viên, Giám đốc. Trong trường hợp công ty có nhiều hơn mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.
Trên đây là một số thuật ngữ loại hình công ty thường gặp như Jsc, Plc, Inc và Co. Ltd được chia sẻ bởi đội ngũ pháp lý của Glaw. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.