Nữ giới bị viêm đường tiết niệu sẽ gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống và bị ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Nguy hiểm hơn, bệnh lý này còn có khả năng gây nên những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Thông qua bài viết dưới đây, hy vọng rằng bạn sẽ biết nên đi khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu, đồng thời tích lũy thêm một số kiến thức về căn bệnh này.
11/06/2021 | Chuyên gia tư vấn: nhiễm khuẩn tiết niệu khi nào cần đến bác sĩ?22/04/2021 | 4 nguyên nhân hình thành sỏi tiết niệu điển hình, thường gặp nhất20/04/2021 | Nhiễm trùng đường tiết niệu: dấu hiệu và phương pháp điều trị
1. Tìm hiểu chung về bệnh lý viêm đường tiết niệu
Trước khi tìm kiếm địa điểm khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu, chúng ta cần nắm được thông tin khái quát về bệnh lý này.
Hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm các cơ quan tại đây được gọi là bệnh viêm đường tiết niệu. Cụ thể, vi khuẩn sẽ tấn công vào niệu đạo hoặc bàng quang, sinh sôi phát triển rồi gây nhiễm khuẩn nước tiểu, cuối cùng là lây lan sang các cơ quan thuộc hệ tiết niệu.
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu
Đây là căn bệnh khá phổ biến ở nữ giới và bất kỳ bộ phận nào thuộc hệ tiết niệu cũng đều có khả năng bị nhiễm khuẩn từ niệu đạo, bàng quang, niệu quản và cả thận. Viêm đường tiết niệu sẽ tác động xấu đến khả năng sinh sản và nguy cơ biến chứng do bệnh đem lại là rất cao, điển hình là:
-
Ở những phụ nữ đang mang thai nếu không phát hiện và điều trị sớm viêm đường tiết niệu, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây hại cho thai nhi, dẫn đến sảy thai, sinh non;
-
Viêm đường tiết niệu có thể làm tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, thậm chí là gây vô sinh ở nữ giới;
-
Trong trường hợp không chữa trị kịp thời, viêm đường tiết niệu còn gây viêm thận, bể thận mạn tính hoặc cấp tính, suy thận, nhiễm trùng máu, áp xe hóa và nghiêm trọng nhất là tử vong;
-
Bệnh nhân luôn trong trạng thái tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ra máu, bao gồm cả khi quan hệ tình dục.
2. Triệu chứng khi bị viêm đường tiết niệu
Bệnh thường bộc lộ biểu hiện rất rõ ràng với các dấu hiệu đặc trưng như sau:
-
Bệnh nhân luôn có cảm giác rất buồn tiểu, tiểu rắt, đau tức bụng dưới, đi tiểu nhiều lần vào ban đêm;
-
Mặc dù buồn tiểu gấp và tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu lại ra rất ít;
-
Trong khi đi tiểu, tiểu buốt và nóng rát, nước tiểu có mùi khai nồng và màu đục, đôi khi còn bị tiểu ra máu;
-
Nếu bị nhiễm trùng ở thận hoặc niệu quản, người bệnh sẽ có biểu hiện đau dữ dội vùng thắt lưng và vùng bụng dưới, nặng hơn thì kèm theo ớn lạnh, sốt, buồn nôn, nôn ói.
3. Giải thích nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến phái nữ dễ bị viêm đường tiết niệu đó là do các loại vi khuẩn gây nên. Chúng xâm nhập từ cơ quan sinh dục ngoài rồi tấn công thận, bao gồm các chủng loại vi khuẩn như: E.Coli, Chlamydia, Citrobacter, Enterobacter, Proteus mirabilis, Klebsiella, lậu cầu,… Ngoài ra, nước tiểu cũng nghiễm nhiên trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có thể sinh sôi, phát triển và nếu lượng vi khuẩn tồn tại trong nước tiểu đạt tỷ lệ cao thì sẽ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Bên cạnh vi khuẩn, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng:
-
Dị dạng thận;
-
Phì đại tuyến tiền liệt;
-
Bị đái tháo đường;
-
Sỏi đường tiết niệu;
-
Suy giảm hệ miễn dịch;
-
Có khối u làm ứ trệ dòng nước tiểu;
-
Tuổi cao;
-
Phụ nữ viêm bàng quang tái phát trong nhiều lần (> 3 lần/năm), táo bón thường xuyên, vệ sinh không đúng cách khi có kinh nguyệt hoặc sau khi giao hợp,…
-
Quan hệ tình dục với người bị viêm đường tiết niệu;
-
Suy giảm nội tiết tố nữ ở phụ nữ mãn kinh;
-
Niêm mạc niệu đạo, âm đạo và đáy bàng quang mỏng hơn bình thường;
-
Nước tiểu có sự thay đổi về độ pH.
4. Điều trị viêm đường tiết niệu nữ
Mục đích điều trị viêm đường tiết niệu là tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, loại trừ các yếu tố gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Thường thì sau ít ngày điều trị, các triệu chứng sẽ dần biến mất nhưng cũng có trường hợp phải duy trì kháng sinh lâu ngày hơn.
Đối với những người bị tái phát bệnh nhiều lần thường sẽ cần kéo dài thời gian điều trị, hoặc dùng kháng sinh cho các đợt điều trị ngắn sau khi đã hết triệu chứng. Còn những bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến hoạt động quan hệ tình dục thì sau mỗi lần giao hợp cần phải uống một liều kháng sinh dự phòng.
Người bệnh viêm đường tiết niệu thể nặng nên tiến hành điều trị tại viện, đồng thời dùng kháng sinh truyền theo đường tĩnh mạch. Khi bệnh tái phát hay trở thành mạn tính, bệnh nhân cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa thận, thêm vào đó là tuân thủ theo phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra nhằm ngăn ngừa nguy cơ biến chứng suy thận.
Kháng sinh thường được chỉ định cho các trường hợp viêm đường tiết niệu
Đây là một bệnh lý rất dễ tái phát ở nữ giới. Nếu tần suất mắc lại khá thường xuyên (trên 2 lần/tháng) thì nên dự phòng bệnh bằng kháng sinh liều nhẹ theo hướng dẫn của bác sĩ trong thời gian dài (vài tháng) hoặc dùng ngắt quãng (dùng 1 tuần rồi nghỉ 1 tuần, sau đó dùng tiếp lại). Cần uống trước khi đi ngủ hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Bệnh nhân nên uống bổ sung nước râu ngô hoặc bông mã đề để nâng cao hiệu quả điều trị.
Lưu ý: người bệnh không tự ý mua thuốc để điều trị hoặc dùng thuốc còn thừa của đợt điều trị trước đó. Bởi vì dùng kháng sinh bừa bãi sẽ dẫn tới tình trạng nhờn thuốc hoặc gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khiến cho bệnh không những không khỏi mà còn trở nên nghiêm trọng hơn.
5. Mách bạn cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Sau đây là một số cách giúp giảm thiểu nguy cơ viêm đường tiết niệu ở nữ giới:
-
Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là vùng kín trước và sau khi quan hệ;
-
Uống nhiều nước để có đủ lượng nước tiểu tống các vi khuẩn ra ngoài;
-
Không nên ngâm mình trong bồn tắm pha xà phòng mà nên tắm dưới vòi hoa sen;
-
Trước và sau khi giao hợp, bạn nên đi tiểu;
-
Tránh các tư thế giao hợp tác động tới lỗ niệu đạo;
-
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C có trong hoa quả tươi;
-
Đi tiểu nên đi từ từ, không rặn quá sức để không làm tổn thương tới vùng xương chậu;
-
Không nhịn tiểu vì điều này dễ khiến cho nước tiểu bị ứ đọng lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Không những thế, nhịn tiểu còn gây co thắt bàng quang;
-
Không nên mặc đồ lót hoặc quần áo có thiết kế bó chặt, chất liệu nóng, bí;
-
Điều trị dứt điểm các bệnh lý gây nhiễm trùng đường tiết niệu như sỏi đường tiết niệu, u phì đại tuyến tiền liệt.
Bảo vệ vùng kín cẩn thận để không mắc phải các bệnh hệ sinh dục và tiết niệu
Đối với những người đã từng có tiền sử bị viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần, tốt hơn hết hãy đi khám bác sĩ định kỳ theo lịch hẹn để kiểm tra sức khỏe hệ sinh dục và tiết niệu.
Vậy nên khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu thì hợp lý?
Hãy đến với Chuyên khoa Tiết niệu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thăm khám chữa bệnh. Ngoài ra, MEDLATEC còn sở hữu hệ thống máy móc nhập khẩu công nghệ hiện đại giúp hỗ trợ hiệu quả trong việc chẩn đoán xác định bệnh, điển hình là máy siêu âm, nội soi, chụp X-quang, Chụp CT, MRI,… Năng lực xét nghiệm đạt chứng nhận ISO 15189:2912 và CAP theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn sớm tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng như phác đồ điều trị phù hợp.
Hãy nhấc máy lên và gọi ngay tới Hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của MEDLATEC tư vấn các gói khám và dịch vụ một cách chi tiết nhất!