Khoa học xã hội
Khái niệm
Khoa học xã hội trong tiếng Anh là Social Sciences.
Khoa học xã hội là một nhóm các ngành học thuật chuyên về nghiên cứu xã hội. Nhánh khoa học này nghiên cứu cách mọi người tương tác với nhau, cư xử, phát triển thành một nền văn hóa và ảnh hưởng đến thế giới.
Khoa học xã hội giúp giải thích cách xã hội hoạt động, khám phá mọi thứ từ các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nguyên nhân gây ra thất nghiệp, cho đến những gì làm cho con người hạnh phúc.
Những thông tin này rất quan trọng và có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, một trong những số đó là giúp định hình chiến lược của công ty và chính sách của chính phủ.
Khoa học xã hội, với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu, tách biệt với khoa học tự nhiên gồm các chủ đề như vật lí, sinh học và hóa học.
Khoa học xã hội phân tích các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, cũng như sự phát triển và hoạt động của các xã hội, thay vì nghiên cứu thế giới vật chất. Những môn trong ngành học này phụ thuộc nhiều vào phương pháp giải thích và nghiên cứu định tính.
Khoa học xã hội bao gồm:
– Nhân chủng học
– Kinh tế học
– Khoa học chính trị
– Xã hội học
– Tâm lí xã hội
Lịch sử đôi khi cũng được coi là một khoa học xã hội, mặc dù nhiều nhà sử học thường coi chủ đề này có các mối liên kết chặt chẽ hơn với nhân văn học. Cả nhân văn học và khoa học xã hội đều nghiên cứu về con người, điều tách biệt chúng là kĩ thuật: nhân văn học có tính triết học hơn và ít tính khoa học hơn.
Luật cũng có một số mối quan hệ với khoa học xã hội, và địa lí cũng vậy.
Ở Mỹ, giáo dục về khoa học xã hội bắt đầu sớm từ cấp tiểu học và phát triển trong suốt trung học cơ sở và trung học phổ thông, tập trung vào các ngành khoa học xã hội cốt lõi như kinh tế và khoa học chính trị. Cấp đại học cung cấp các môn học chuyên ngành hơn.
Nguồn gốc của khoa học xã hội
Nguồn gốc của khoa học xã hội có thể bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Cuộc sống của họ, những nghiên cứu ban đầu của họ về bản chất con người, nhà nước và tỉ lệ tử vong, đã giúp hình thành nền văn minh phương Tây.
Adam Smith, Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, Denis Diderot, Immanuel Kant và David Hume là một trong những trí thức lớn đã đặt nền móng cho nghiên cứu khoa học xã hội ở phương Tây.
Ví dụ về khoa học xã hội
Ngày nay, các trường cao đẳng và đại học cung cấp nhiều chương trình khoa học xã hội. Ví dụ, Đại học California, Berkeley có 12 khoa học thuật được phân loại là khoa học xã hội, bao gồm:
– Nghiên cứu người Mỹ gốc Phi
– Nhân chủng học
– Nhân khẩu học
– Kinh tế học
– Nghiên cứu dân tộc
– Nghiên cứu về giới tính và phụ nữ
– Địa lí
– Lịch sử
– Ngôn ngữ học
– Khoa học chính trị
– Tâm lí học
– Xã hội học
(Theo investopedia)