Bạn muốn trở thành một biên kịch xuất sắc? Vậy bạn đã hiểu kịch bản là gì hay chưa? Viết kịch bản chính là nhiệm vụ của các nhà biên kịch hiện nay. Muốn viết chuẩn và hiệu quả sẽ cần đáp ứng những quy tắc nào? Bài viết này sẽ chia sẻ kiến thức đến bạn nhé!
TÌM VIỆC LÀM BIÊN KỊCH
Khái niệm kịch bản là gì?
Kịch bản là gì? Trong tiếng Anh thì kịch bản sử dụng với thuật ngữ Scripting. Nó chính là một bản thảo về nội dung cho một sản phẩm phim truyền hình, quảng cáo, phim điện ảnh, gameshow, TVC, vở kịch,….
Người viết kịch bản là gì? Họ chính là những người tạo nên các loại kịch bản khác nhau hiện nay. Thông qua kịch bản được biên kịch viết, người diễn, người tham gia sẽ hình dung đầy đủ về ngoại cảnh, ngôn ngữ, âm thanh, tình huống,… của sản phẩm. Nhờ đó mà các diễn viên có thể truyền tải được thông điệp của tác phẩm đến với người xem.
👉 Xem thêm: Biên kịch là gì? Giải đáp thắc mắc xoay quanh nghề biên kịch
Đặc điểm chung giữa các loại kịch bản là gì?
Đặc điểm chung thường thấy của các loại hình nghệ thuật như điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc hay thơ ca chính là từ khâu ý tưởng tới thực hiện tác phẩm đều do công sức của cá nhân người nghệ sĩ. Bên cạnh đó, những loại hình nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu được thực hiện bởi sự đóng góp của diễn viên, tác giả biên kịch, kịch bản, nhạc sỹ và người đứng sau hậu trường… tất cả thực hiện dưới sự chỉ dẫn của đạo diễn.
Ngoài ra, các tác phẩm truyền hình cũng là thành quả của một tập thể bao gồm đạo diễn, diễn viên, biên kịch, quay phim,… Tất cả đều góp công sức của mình để cùng tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh và tốt nhất. Do đó, với tính chất của làm việc tập thể này, nội dung và chức năng của kịch bản có ý nghĩa quan trọng nhất.
Tóm lại, các loại kịch bản có 2 đặc điểm chung là:
- Tác dụng, vai trò, chức năng của kịch bản.
- Sự sáng tạo, cống hiến của người nghệ sĩ với những sự kiện
👉 Xem thêm: Mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp và hiệu quả
Những yếu tố cần có trong kịch bản
Dưới đây là ba yếu tố không thể thiếu trong mỗi kịch bản mà chúng tôi đã tổng hợp. Bạn hãy tìm hiểu để không bị bỏ sót yếu tố nào khi xây dựng kịch bản nhé.
Sự xung đột
Kịch bản có nội dung chính là miêu tả bức tranh hiện thực của đời sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, khác với văn học, thơ ca, một tác phẩm kịch thường bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Do đó, trong cốt truyện phải có tính kịch. Theo Belinsky – nhà phê bình văn học người Nga đã nói: “Tính kịch được bộc lộ bằng sự va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối và thù địch nhau”.
Tính kịch bộc lộ qua những xung đột và mang sắc thái khác với những xung đột được thể hiện qua thơ, tiểu thuyết. Xung đột kịch là động lực thúc đẩy phát triển các hành động trong kịch, là tính tập trung mức cao nhất của xung đột kịch và nó chi phối trực tiếp đến nội dung, cấu trúc, nhịp độ vận động của một tác phẩm. Nếu thiếu xung đột trong kịch bản, tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng thể loại cơ bản và không thể được coi là kịch bản văn học.
Ngoài ra, nhằm giúp người xem khám phá được những vấn đề thuộc bản chất xã hội, người viết kịch cần phải triển khai những xung đột có ý nghĩa sâu sắc, phản ánh các mặt của đời sống xã hội.
Hiện thực là sự vận động đa chiều giữa cái đẹp – cái xấu, cái thiện – cái ác,… Xung đột kịch nằm ở chính những đoạn cao trào của sự vận động này. Người viết kịch bản sẽ lựa chọn và sáng tạo những xung đột xuất phát từ mâu thuẫn ở hiện tại nhằm đảm bảo tính chất hiện thực và điển hình hoá của kịch bản – 2 yếu tố bắt buộc phải có của một xung đột kịch. Nếu thiếu tính chân thực, kịch bản sẽ chỉ là những dòng lý thuyết suông. Nếu không có độ khái quát, kịch bản sẽ chỉ thể hiện những mâu thuẫn vụn vặt của cuộc sống.
👉 Xem thêm: Storyboard là gì?
Ngôn ngữ kịch bản
Những yếu tố khi xây dựng kịch bản là gì?
Đối với tác phẩm kịch, mọi vấn đề xoay quanh hình tượng nằm trong ngôn ngữ nhân vật. nhân vật. Đó là hình thái tồn tại của ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ kịch là một chuỗi hệ thống ngôn từ mang tính hành động. Hệ thống ngôn ngữ này có vai trò miêu tả chân dung và tính cách nhân vật. Thông thường, nhân vật trong tác phẩm kịch được khắc họa tính cách chủ yếu qua ngôn ngữ hội thoại thay vì qua ngôn ngữ miêu tả. Ngoài ra, ngôn ngữ trong tác phẩm phải đảm bảo sự phát triển căng thẳng của cốt truyện và chuỗi hành động của nhân vật kịch. Tính hành động là yếu tố cơ bản của ngôn ngữ kịch nhằm tạo cơ sở giúp diễn viên xử lý thích hợp qua những hành động khi ở trên sân khấu.
Một yếu tố cần có trong kịch bản của các tác phẩm kịch chính là hình thái ngôn ngữ. Trong kịch nói, những câu thoại gần với đời sống thường ngày sẽ được sử dụng thay vì những ngôn ngữ truyền thống, cách điệu được dùng trong tác phẩm tuồng, chèo hoặc cải lương. Đặc biệt, lời thoại trong kịch tuy gần gũi với đời thực nhưng cũng thường mang những ý nghĩa triết lý sâu xa và không bao gồm những lời lẽ khiếm nhã, thô thiển. Tài năng của tác giả kịch bản sẽ bộc lộ rõ nét qua khả năng sử dụng tối đa sức mạnh đặc biệt của ngôn ngữ hội thoại để khắc họa hình tượng các nhân vật.
👉 Xem thêm: Timeline là gì?
Hành động trong kịch bản
Trong cuộc sống hàng ngày, hành động là phương tiện để thể hiện suy nghĩ và bản chất của con người. Trong văn học, kịch là thể loại thể hiện sự nhận thức hiện tại qua các hành động, lời nói. Ngoài ra, hành động trong kịch không chỉ là cử chỉ, động tác của nhân vật mà chúng còn thể hiện trong mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên tác phẩm như giữa các nhân vật và xung đột truyện. Có thể nói, nếu xung đột kịch là yếu tố cần thiết để phát triển tác phẩm thì hành động là yếu tố duy trì mọi sự vận động trong tác phẩm ấy.
Xung đột kịch được coi như một sự quy tụ và phát triển các hành động kịch. Các hành động trong kịch bản là sự thể hiện trực tiếp nội dung của xung đột kịch và thường được tổ chức theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Cụ thể, nếu xung đột kịch càng phát triển lên mức cao trào thì mọi hành động sẽ càng trở nên căng thẳng, quyết liệt để tăng thêm tính hấp dẫn, giật gân của tác phẩm.
Ngoài ra, cốt truyện kịch thường được xây dựng chặt chẽ, chắt lọc cao. Nó không bao gồm những chi tiết vụn vặt, lẻ tẻ và khác với loại hình ca kịch truyền thống thường có những lời ca, tiếng hát. Cốt truyện bằng hành động sẽ thể hiện những xung đột theo quy luật nhân quả. Tương tự, các cảnh quay, các hồi, đoạn sẽ liên kết với nhau một cách logic, tránh những chi tiết thừa và chạm được đến đỉnh điểm của xung đột.
Hơn nữa, mối tương quan giữa hành động và nhân vật sẽ là yếu tố chính để lựa chọn và định hình tính cách nhân vật. Những hành động được thể hiện trong tác phẩm là yếu tố để các nhân vật khẳng định tính cách, bản chất của mình.
👉 Xem thêm: Bỏ túi cách viết kịch bản “tuyệt cú mèo” cho Video CV
Quy tắc xây dựng kịch bản là gì?
Đây là 7 quy tắc cơ bản trong việc xây dựng kịch bản, bạn hãy đảm bảo tuân thủ chính xác những quy tắc này để tránh những sai sót không đáng có nhé.
Nội dung sáng tác dựa trên thực tế
Thông thường, các nhà biên kịch xem kịch bản là nơi để sáng tạo với vô vàn những ý tưởng của bản thân. Tuy nhiên, khi xây dựng kịch bản, bạn không nên thiếu những yếu tố thực tế. Những cảnh quay mà bạn mô phỏng trong kịch bản có thể sẽ rất đẹp nhưng nếu bạn không thực sự thông thạo với những kỹ xảo chuyên nghiệp thì nên loại bỏ những phân đoạn đó.
Viết càng ngắn gọn càng tốt
Khi viết kịch bản, bạn nên tuân thủ quy tắc càng ngắn gọn càng tốt. Bởi nếu nội dung phim quá dài sẽ khiến người xem mất kiên nhẫn và chi phí sản xuất phim sẽ rất cao trong khi kinh phí cho phim ngắn thường thấp hơn nhiều. Với những bộ phim ngắn, thời lượng sẽ kéo dài từ 15 tới 45 phút.
Sử dụng hình ảnh để kể chuyện
Những câu chuyện được thể hiện bằng hình ảnh sẽ thông qua điện ảnh để truyền tải tới khán giả. Tác giả viết kịch bản sẽ mô phỏng những hình ảnh phù hợp để phát triển những câu chuyện xung quanh nhân vật.
Kể chuyện bằng cảm xúc
Thêm một quy tắc quan trọng nữa đó là hãy sử dụng lối kể chuyện bằng cảm xúc, tập trung vào nội dung, ý nghĩa mà tác phẩm muốn gửi gắm. Vì người xem thường đánh giá một bộ phim dựa trên nội dung thay vì thời lượng trình chiếu. Nếu khéo léo dẫn dắt người xem và chinh phục cảm xúc của họ thì tác phẩm hoàn toàn có thể thành công.
Giữ giá trị cảm xúc
Thời lượng hay nội dung của bộ phim thường không thể hiện được hết giá trị của một tác phẩm. Để lưu giữ được cảm xúc của người xem sau khi hoàn thiện tác phẩm, cần tạo ra những khoảnh khắc ghi dấu ấn đậm nét và chạm vào cảm xúc của người xem.
Chọn lọc chi tiết cũ trong quá trình sáng tác
Những chi tiết cũ thường được xuất hiện nhiều lần ở rất nhiều các bộ phim vì nhiều tác giả xây dựng biên kịch nghĩ rằng cách này sẽ khiến bộ phim của họ đặc biệt và được chú ý. Ngược lại, việc lặp lại những chi tiết này sẽ mất đi dấu ấn riêng cho bộ phim bởi việc thiếu tính liên kết và logic.
Kịch bản thu hút từ những người đọc đầu tiên
Để chuyển biến một kịch bản thành những bộ phim điện ảnh thì trước hết, kịch bản đó nên thuyết phục được những người đọc chúng đầu tiên như đạo diễn, quay phim và các diễn viên. Đây là những nhân vật sẽ góp công sức vào việc thực hiện tác phẩm điện ảnh; do đó, những ý kiến của họ cũng rất quan trọng.
Mẫu kịch bản cho bạn tham khảo
Bạn là một biên kịch mới vào nghề và chưa có kinh nghiệm về hình thức viết một kịch bản? Bạn muốn tham khảo một mẫu kịch bản dành cho phim ngắn học hỏi hỏi cách triển khai? Rất đơn giản, hãy tải ngay để xem bản mẫu cực chuẩn nhé!
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu kịch bản là gì? Không những vậy các bạn còn bỏ túi được thông tin về các loại kịch bản, quy tắc xây dựng kịch bản và mẫu kịch bản tham khảo. Hy vọng kiến thức trên sẽ giúp các bạn viết lên những kịch bản hay, chất lượng và ấn tượng thu hút được thật nhiều người xem nhé!
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)