Bán Bột Lá Cẩm (Tím, Đỏ) Khô Nguyên Chất 100% Lên Màu Đẹp

Lá cẩm nấu xôi mua ở đâu

Bột lá cẩm là loại bột được tạo thành từ quá trình phơi khô và sấy lá cẩm ở nhiệt độ thích hợp. Được dùng phổ biến để nhuộm màu cho thực phẩm hoặc chế biến các món ăn. Đây là một trong những loại bột tạo màu tự nhiên, đẹp mắt và an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Bột lá cẩm khô hiện nay được sử dụng khá nhiều và gần như thay thế cho cả lá cẩm tươi, được dùng nhiều trong các món như xôi, chè, thạch,.. Nhưng không phải ai cũng biết phương pháp nhuộm đúng cách và làm thế nào để tạo ra màu sắc hài hòa cho món ăn. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để bỏ túi bí quyết riêng cho mình nhé!

Công dụng của cây lá cẩm

Cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng lá cẩm hay bột lá cẩm để nhuộm màu cho thực phẩm, hoặc dùng để chế biến các thức ăn vì loại lá này không gây độc. Ví dụ như ở Việt Nam có Xôi lá cẩm, Bánh tét lá cẩm, Bánh trôi lá cẩm, …

Cách nấu xôi bằng bột lá cẩm tím

Nguyên liệu:

  • 1kg Gạo nếp
  • 25g Bột lá cẩm (Khách hàng có thể tăng hoặc giảm lượng bột theo ý mình để được màu sắc mong muốn)
  • 50g Đậu xanh cà còn vỏ (Đậu xanh đã tách là hai)
  • 50g Mè rang thơm + đường cát
  • Nước cốt dừa

Cách nấu xôi bột lá cẩm:

1. Gạo nếp rửa sạch.

2. Bột lá cẩm hòa với 1 lít nước nóng hoặc đun sôi với nước rồi lọc qua rây. (Lưu ý: không pha bột với nước lạnh để tránh mất màu sản phẩm).

VIDEO CHI TIẾT CÁCH LẤY MÀU TỪ BỘT LÁ CẨM => XEM NGAY

Sau khi bột đã tan hết và lên màu. Cho gạo đã ngâm vào nước bột còn nóng, ngâm chừng 15-30 phút.

3. Gạo sau khi ngâm cần rửa lại cho hết nước chua, để ráo nước rồi trộn với nửa muỗng cafe muối

4. Đặt nồi hấp lên bếp, cho nước vào 1/2 nồi đáy, đặt ngăn hấp và vung nồi lên. Đợi nước trong nồi sôi mạnh thì đổ gạo vào nồi. Đợi nước sôi lại khoảng 15p lúc này gạo đã nóng, tạo độ hơi dính, thì mở vung nồi, dùng đũa tạo 3-4 lỗ ở phần gạo để hơi nóng được đều.

5. Trong lúc đợi xôi, ta nạo cơm dừa (mua dừa uống nước trái già, cơm loại mềm và béo, không bị khô như loại dùng để làm nước cốt).

6. Mè rang thơm, giã bớt vỏ, trộn với chút muối rang và đường cát.

7. Đậu xanh ngâm nở bung vỏ, cho vào nồi + 1/5 muỗng cafe muối. Đổ nước ngập đậu một ít, nấu nhừ. Nếu thấy đặc thì thêm 1 thìa đường, khuấy đều rồi lấy ra bát.

8. Hấp tiếp 30p nữa. Mở vung nồi đảo đều và rưới nước cốt dừa vào. Đậy vung lại 5p, lại mở nồi ra và rắc đường vào xôi (Cho nhiều đường hay ít là tuỳ thích).

9. Xôi chín lấy xôi ra đĩa. Ăn cùng mè rang + đậu xanh nhuyễn + dừa nạo.

Cách bảo quản bột lá cẩm

Bảo quản bột ở nhiệt độ thường, tránh những nơi ẩm ướt. Ưu điểm của bột cẩm khô so với lá cẩm tươi chính là thời gian bảo quản lâu hơn ( >12 tháng) và vận chuyển rất tiện lợi dễ dàng.

Mua bột cây lá cẩm ở đâu uy tín?

Cây lá cẩm được Huyền Hà Shop trực tiếp trồng tại vườn nhà, không sử dụng phân bón và hóa chất. Thu hái tươi và rửa sạch sau đó sử dụng công nghệ tiên tiến cho thành phẩm lá cẩm khô sấy lạnh. Lá cẩm khô đem nghiền thành bột. Do sử dụng công nghệ sấy tiên tiến nên chất lượng của bột vẫn cho màu rất đẹp.