Được mệnh danh là “Con thuyền trên xa mạc”, Lạc đà có khả năng chịu đói và khát, trên sa mạc nóng bỏng, chúng vẫn có thể bước những bước hùng dũng về phía trước. Trên sa mạc mênh mông thì nước quý như vàng, hầu hết các loài động vật và thực vật đều không thể sống được trong môi trường khắc nghiệt này, tuy nhiên lạc đà là trường hợp ngoại lệ. Vậy Lạc Đà trữ nước ở đâu? Hãy cùng Giải Đáp Việt tìm hiểu điều thú vị này ngay sau đây.
Lạc Đà
Lạc đà là tên gọi để chỉ một trong hai loài động vật guốc chẵn lớn trong chi Camelus, là Lạc đà một bướu và Lạc đà hai bướu. Cả hai loài này có nguồn gốc từ các vùng sa mạc của châu Á và Bắc Phi. Đây là loài động vật lớn nhất sống được trên sa mạc và các vùng khô cằn thiếu nước uống.
Tuổi thọ trung bình của lạc đà từ 45 đến 50 năm.Một con lạc đà trưởng thành cao 1,85m đến bướu ở vai và 2,15m ở bướu. Lạc đà có thể chạy 65 km/h ở vùng có cây bụi ngắn và duy trì tốc độ lên đến 65 km/h. Lạc đà 2 bướu nặng 300 đến 1000 kg và lạc đà một bướu nặng 300 đến 600 kg.
Lạc đà chịu được sự khắc nghiệt của sa mạc vì chúng có lớp lông bờm để bảo vệ khỏi cái nóng lạnh trong lúc trời nắng hoặc vào ban đêm trên sa mạc. Bàn chân chúng có những chiếc móng to kềnh giúp nó đi vững trên con đường gồ ghề sỏi đá hoặc trên lớp cát mềm. Quan trọng hơn là chúng biết cách giữ nước trong cơ thể.
Có phải Lạc Đà trữ nước ở bướu?
Nhiều người cho rằng bướu trên lưng lạc đà được dùng để dự trữ nước giúp chúng có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt như sa mạc nhưng thực tế điều này hoàn toàn sai lầm.
Lạc đà được biết đến nhiều nhất nhờ các bướu của chúng. Các bướu này không chứa nước như đa số mọi người được nghe. Các bướu này là các nguồn dự trữ các mô mỡ, trong khi nước được lưu trữ trong máu của chúng. Điều này cho phép chúng sống được nhiều ngày mà không có thức ăn và nước uống. Mỡ lạc đà sử dụng khi khan hiếm lương thực. Bướu lúc đó sẽ co lại và mềm đi. Đến khi có nước, nó có thể uống được liền một hơi 57l nước để bù lại phần chất lỏng bị mất.
Lạc đà không chảy mồ hôi và cũng mất rất ít nước trong quá trình bài tiết. Ngay cả chất lỏng ở mũi cũng được giữ lại thông qua một khe xuống miệng. Lạc đà có thể đi trong một thời gian dài trên sa mạc, khi đó trọng lượng của nó sẽ giảm đi khoảng 40%. Nhưng chủ yếu nó sống được trên sa mạc lâu là nhờ cái bướu.
Ngoài ra, chiếc bướu của lạc đà còn giúp chúng điều hòa thân nhiệt, khả năng vốn rất cần thiết trong điều kiện sa mạc vì chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trên sa mạc là rất cao. Cụ thể, các mô mỡ sẽ giúp hấp thụ lượng nhiệt từ các cơ quan khác làm giảm nhiệt độ của toàn cơ thể trong cái nóng như thiêu đốt vào ban ngày. Ngược lại, khi đêm xuống, cũng là lúc nhiệt độ môi trường giảm sâu, nhiệt lượng tích tụ trên cơ quan này sẽ giúp sưởi ấm cơ thể lạc đà.