Để ổn định thị trường tiền tệ, ngân hàng nhà nước đã đưa ra cơ chế điều hành lãi suất, từ những chính sách đó chúng ta đã nghe đến những thuật ngữ như ”lãi suất tái chiết khấu”. ”Lãi suất tái chiết khấu” – thuật ngữ khá trìu tượng, khiến nhiều người nghe lần đầu sẽ cảm thấy khó hiểu.
Cơ sở pháp lý
– Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010;
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010;
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Khái niệm lãi suất tái chiết khấu là gì?
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán.
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trị trước khi đến hạn thanh toán. Lãi suất tái chiết khẩu là giá cả của dịch vụ mua, bán thương phiếu, giấy tờ có giá.
Lãi suất tái chiết khấu được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi.
Có thể hiểu lãi suất tái chiết khấu được thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá, ví dụ: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu… Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó) để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Đến khi các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán, vì vậy họ bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.
Vai trò của lãi suất tái chiết khấu:
– Lãi suất tái chiết khấu được dùng để kiểm soát và điều tiết sự biến động lãi suất trên thị trường..
– Với ngân hàng thương mại lãi suất tái chiết khấu là lãi suất gốc để từ đó ấn định lãi suất chiết khấu và lãi suất cho vay khác.
Xem thêm: Tái chiết khấu là gì? Đặc điểm, nội dung và ví dụ tái chiết khấu
2. Tính chất của lãi suất tái chiết khấu:
Về tính chất thì lãi suất tái chiết khấu là lãi suất cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Trung ương đối với các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến thời hạn thanh toán, được ấn định cho từng thời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chính sách tiền tệ.
Hiểu một cách đơn giản thì lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá, ví dụ: hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu…
Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó) để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh toán ghi trên đó khi đến hạn. Đến khi các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh toán, vì vậy họ bán lại các khoản sẽ thu này cho Ngân hàng Nhà nước để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho ngân hàng nhà nước một khoản.
3. Tác động của lãi suất tái chiết khấu đối với các ngân hàng:
Việc đầu tiên sẽ làm tăng vốn khả dụng của các ngân hàng. Khi giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu sẽ kích thích các ngân hàng thương mại cổ phần vay ngân hàng dùng các giấy tờ có giá chiết khấu lấy tiền tại ngân hàng Nhà Nước. Lượng cung tiền tăng lên tùy thuộc vào
– Nhu cầu của ngân hàng các ngân hàng thương mại cổ phần.
– Tài sản (các giấy tờ có giá của ngân hàng thương mại cổ phần).
Với các ngân hàng có vốn nhà nước sở hữu lượng lớn trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá thì việc chỉ giảm 0.25% lãi suất thôi cũng có thể giúp các ngân hàng được giảm lãi cả trăm tỷ mỗi năm. Xa hơn nữa hành động này chính là việc là kích thích các ngân hàng mang giấy tờ có giá thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu trong bối cảnh huy động cạnh tranh mạnh. Đây chính là cách làm tăng cung tiền kích thích nền kinh tế của ngân hàng nhà nước.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tái chiết khấu:
4.1. Mức cung cầu về tiền tệ trên thị trường:
Đây là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường. Và lãi suất tái chiết khấu cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng.
Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên thị trường.
Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ là do Chính phủ, bởi vì hạn chế mức cung tiền tệ là điều cần thiết để tiền có giá trị. Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của cá nhân, đơn vị, tổ chức,… để làm phương tiện giao dịch trao đổi, mau bán hàng hóa, dịch vụ,…
Mối quan hệ giữa mức cung tiền tệ với lãi suất là: nếu mức cung tiền tệ tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất giảm và ngược lại, nếu mức cung tiền tệ giảm so với cầu tiền tệ thì lãi suất tăng.
4.2. Chính sách tiền tệ của chính phủ:
Thực tế như chúng ta đã biết thì lãi suất tín dụng tăng quá cao hay giảm quá thấp đều ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế. Vì vậy Nhà nước đã thực hiện các chính sách tiền tệ của mình thông qua Ngân hàng Nhà nước Trung ương để chỉ huy toàn bộ hệ thống Ngân hàng nhằm điều chỉnh lãi suất, bình ổn nền kinh tế. Với tư cách ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng Trung ương thực hiện vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia.
Với công cụ lãi suất, Ngân hàng Trung ương có thể điều tiết hoạt động của nền kinh kế vĩ mô bằng các phương pháp như sau: Ngân hàng có thể quy định mức lãi suất cho thị trường, chủ động điều chỉnh lãi suất để điều chỉnh tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, hạn chế hoặc mở rộng tín dụng nhằm thực hiện được mục tiêu giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế theo từng thời kì.
Khi lãi suất tăng lên làm cho nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm thì Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng giảm lãi suất tái chiết khấu cho các ngân hàng thương mại.
Khi lãi suất thị trường giảm, thừa tiền trong thị trường thì Ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất tái chiết khấu để giảm bớt khối lượng tín dụng cho các ngân hàng thương mại nhằm buộc các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất tín dụng đối với các thành phần trong nền kinh tế nhằm cân bằng giá trị của đồng tiền
4.3. Lạm phát:
Lạm phát cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính nói chung và lãi suất tái chiết khấu nói riêng.
Khi lạm phát dự tính tăng lên, chi phí thực của việc vay tiền giảm xuống, kích thích người đi vay. Lúc này một sự giảm xuống của cung và một sự tăng lên của cầu đối với quỹ cho vay sẽ đẩy lãi suất tăng lên.
Nói tóm lại, Khi dự tính lạm phát tăng, lãi suất tăng.
Điều này có nghĩa quan trọng trong việc dự đoán lãi suất khi nền kinh tế có xu hướng lạm phát tăng. Trên cơ sở đó nhà nước sẽ có một chính sách hợp lý để kiềm chế lạm phát.
4.4. Rủi ro kỳ hạn tín dụng:
Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến nhiều hệ quả như:
Đối với ngân hàng: Nếu một ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ lớn, có những thông tin về việc ngân hàng có nhiều món vay không thu hồi được hoặc ngân hàng đó bị Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì uy tín của ngân hàng đó bị giảm sút nghiêm trọng. Thêm nữa, rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng thương mại đối với các nguồn tiền gửi.
Đối với nền kinh tế chung: Một khi rủi ro tín dụng xảy ra, uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng ảnh hưởng đầu tiên. Tiếp đó, người dân và các tổ chức đang có tiền gửi tại ngân hàng kéo đến ồ ạt đến rút tiền và chấm dứt quan hệ tín dụng.
Do đó, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng không những là vấn đề sống còn đối với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế nói chung, góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội. Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là tối đa hóa lợi nhuận sau khi đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng với mức độ rủi ro trong giới hạn cho phép.
Ngoài ra, lãi suất tái chiết khấu còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như là sự ổn định về tình hình kinh tế – chính trị, các thể chế tài chính trung gian, tỷ giá hối đoái, tình hình cân đối ngân sách và chính sách tài khóa của Nhà nước, tình hình tài chính quốc tế…
5. Phân biệt lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn:
Khái niệm tái chiết khấu được rất ít người biết đến , rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Sau đây chúng ta sẽ cùng chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa 2 loại lãi suất này:
* Giống nhau: Tài sản thế chấp đều là các giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn…
* Khác nhau:
– Về đối tượng áp dụng: lãi suất tái chiết khấu là các giấy tờ có giá như trái phiếu, hối phiếu, lệnh phiếu,..; còn lãi suất tái cấp vốn là các khoản cho vay của các ngân hàng thương mại.
– Về tài sản dùng để thế chấp: Lãi suất tái chiết khấu là các giấy tờ có giá có độ rủi ro thấp hơn như Giấy tờ có giá cấp 1 như: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. còn lãi suất tái cấp vốn là các giấy tờ có giá có độ rủi ro cao hơn như Giấy tờ có giá cấp 2 như trái phiếu Chính quyền địa phương.