I. Những đặc điểm chung của chậu cây cảnh xi măng
1. Độ bền vượt trội so với một số chất liệu
Chậu xi măng bền bỉ
So với những chất liệu từ nhựa, gỗ, vỏ chai được dùng để làm chậu, thì chậu xi măng có độ bền nổi trội hơn hẳn và tính chất vật lý gần như không thay đổi ngay khi dùng suốt trong một khoảng thời gian dài.
Dĩ nhiên, với độ cứng cáp, chậu gần như không bị ảnh hưởng bởi tác động bên ngoài như gió thổi bay, rất ít khi bị vỡ, nhưng cũng cần tránh va đập mạnh.
2. Có khả năng bảo vệ cây an toàn
Trải qua khoảng thời gian dài, các chậu cây bằng giấy, nhựa, gỗ, nhựa có thể bị mọt ăn, rách, bể xuống cấp do yếu tố môi trường, làm ảnh hưởng đến sức sống của cây.
Nhưng, với khả năng cứng cáp, sẽ giúp chậu bảo vệ cây vững chắc.
Chậu xi măng vuông 37×37 và 40×40,..v..v
Phần chất liệu tạo nên chậu cây được làm từ xi măng và cát sẽ giúp cây luôn duy trì được tránh được nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, tránh gây sốc nhiệt cho rễ và phòng chống sâu bọ gây hại.
Ưu điểm của chậu cây cảnh xi măng càng được chứng minh rõ hơn khi cây phải ứng phó với trời bão, có gió và mưa lớn. Do trọng lượng nặng hơn hẳn những loại vật liệu khác, đa phần những cây được trồng trong chậu xi măng đều không bị thổi bay, nghiêng đổ, có thể kiên cường đứng vững.
3. Sản xuất được chậu có kích cỡ lớn
Đa phần những chậu cây có kích cỡ và trọng lượng lớn đều được làm bằng chất liệu xi măng mới có thể bảo đảm được khả năng chịu khối lượng của cây to.
Chậu xi măng vuông trụ cỡ trung và lớn
Thêm vào đó, chính nhờ độ dày, cách nhiệt của xi măng càng giúp cho bộ rễ cây có khả năng phát triển tốt mà không bị tác động bởi yếu tố nhiệt độ bên ngoài.
Thế nhưng nhiều trường hợp chậu cây cảnh nhỏ cũng được làm bằng xi măng để bảo đảm độ bền chắc và không muốn bị người khác di chuyển.
>>> Để tìm hiểu thêm những lợi ích cụ thể của chậu bạn có thể đọc qua bài viết 9 lý do nên sử dụng chậu xi măng, ngay tại đây.
II. Một số hạn chế của chậu cây cảnh xi măng
Chậu xi măng có cỡ lớn
+ Tuy mang đến nhiều lợi ích nhưng chậu xi măng vẫn còn khá nhiều nhược điểm như mẫu mã không đa dạng, tính thẩm mỹ không cao.
+ Chậu có khối lượng lớn (như chậu xi măng chữ nhật 40x40x80), khi muốn di chuyển cây sẽ rất khó khăn, cần sức lực của nhiều người.
+ Mức độ thoát nước của chậu kém, rễ sẽ khó thở hơn khi được trồng trong chậu, vì vậy cần thường xuyên làm tơi đất bề mặt đất để cây dễ hô hấp.
>>> Để khắc phục nhược điểm chậu xi măng, người ta đã sáng tạo thêm chất liệu xi măng đá mài. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết 9 Lý do tại sao nên chọn chậu đá mài và 5 nơi bán chậu cây cảnh chất lượng.
III. Hướng dẫn cách làm chậu cây cảnh xi măng tại nhà
Tự chín bản thân làm một chậu xi măng ngay tại nhà rất dễ dàng, chỉ cần bạn có sự kiên nhẫn, một chút khéo léo và thực hiện theo một từng bước hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị một số vật dụng cần thiết
Các vật liệu cần chuẩn bị
+ Bạn nên sử dụng vật liệu nhựa tái chế sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường ví dụ như bát nhựa, thân chai xà phòng, vỏ chai nước,…
+ Lưu ý vỏ hộp nhựa phải có hình dáng phù hợp sở thích, cây trồng để làm khuôn và khuôn phải có độ cứng nhất định để có thể chịu được áp lực từ xi măng.
+ Chuẩn bị tổng cộng hai khuôn, một khuôn lớn bên ngoài và một khuôn nhỏ bên trong để tạo thành lớp chậu bên ngoài và mặt trong của chậu. (ví dụ chậu xi măng chữ nhật thì dùng khuôn chữ nhật 1 nhỏ có kích cỡ 39x39x79 và 1 khuôn lớn 42x42x82)
+ Chuẩn bị dầu ăn, không nhất thiết phải dùng dầu ăn mới, có thể dùng dầu sau khi sử dụng để tiết kiệm, mục đích dùng dầu ăn là để chống dính hỗn hợp xi măng khi tháo vỏ khuôn.
+ Chuẩn bị thêm cát, xi măng, bàn chải bọt, mũi khoan bê tông và máy khoan.
Bước 2: Cách làm chậu cây cảnh xi măng
Hỗn hợp sau khi trộn chuẩn bị đổ vào khuôn
Chuẩn bị vữa
Lấy xi măng và cát trộn lẫn với nhau theo tỉ lệ 1 phần xi măng và 2 phần cát, sử dụng thêm ít nước để chúng có thể nhanh chóng hoàn nguyện với nhau và liên tục trộn hỗn hợp cho đến khi hòa đều vào nhau.
Bôi dầu lên khuôn
Dùng bàn chải nhúng dầu ăn và bôi vào khuôn nhựa đã chuẩn bị để làm tăng khả năng chống dính, việc làm này có thể giúp bạn tháo khuôn dễ dàng ra khỏi xi măng sau khi chậu đã được định hình.
Đổ vữa vào khuôn tạo sẵn
Ảnh minh họa khuôn chậu lớn
Có thể tái chế rỗ làm khuôn
Lắp khuôn nhỏ vào trong lồng khuôn lớn, sau đó bạn cho phần vữa vừa hoàn thành vào khoảng giữa hai khuôn.
Thao tác thật khéo léo sao cho vữa không đổ ra ngoài khuôn hay tràn vào khuôn trong. Dùng búa nhựa gõ ngoài khuôn để đảm bảo hỗn hợp đỏ đều.
Phơi khô và làm láng bề mặt chậu
Sau đó để phơi khô chậu hơn 24h. Đến ngày hôm sau, bạn tháo khuôn chậu ra, tiếp theo pha trộn một ít xi măng với nước rồi dùng bao tay nilon hoặc cọ quét nhúng vào hỗn hợp quét đều bên trong và bề mặt ngoài chậu thật láng, rồi để sản phẩm khô lại bề mặt tầm 2 tiếng đồng hồ.
Đục lỗ cho chậu
Sử dụng máy khoan làm lỗ thoát nước dưới đáy chậu, thông hơi cho cây để tránh tình trạng ứ đọng nước về sau.
Thân chậu sau khi tháo khuôn có thể dùng sơn trắng tạo nền rồi sử dụng thêm màu sắc để tô phết cho bắt mắt.
Chậu có lỗ làm thông thoáng hơn cho rễ và tăng khả năng thoát nước
Lưu ý:
Đối với những chậu xi măng nhỏ, sau khi đợi hỗn hợp xi măng khô, có thể tách khuôn nhẹ nhàng và đặt chậu tại vị trí yêu thích.
Thế nhưng, nếu bạn muốn tạo ra những chậu có kích thước lớn, tốt hơn hết nên làm ngay tại vị trí đặt chậu, nhằm tránh tốn sức di chuyển.
Lời kết.
Như vậy, cách làm chậu cây cảnh xi măng hoàn toàn dễ ợt phải không nào?
Bạn có thể thử bắt đầu sáng tạo ra những mẫu chậu, kiểu dáng chậu xi măng thật độc đáo từ những nguyên vật liệu gần gũi.
Nếu sản phẩm làm ra đẹp, độc đáo bạn có thể bán chậu cây cảnh mình kiếm thêm thu nhập ^^.
Sáng tạo chậu xi măng bàn tay
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mua những sản phẩm chậu cây cảnh khác như chậu đá mài (chậu xi măng đá mài chữ nhật, chậu đá mài tròn trụ, chậu giọt nước…), chậu xi măng của 1989 JSC khi muốn chăm cây cảnh nhỏ hoặc chăm trong nhà.
Hy vọng những thông tin 1989 JSC vừa chia sẻ bên trên sẽ mang đến cho bạn thông tin hữu ích.