Bạn muốn khởi nghiệp bằng cách kinh doanh, trước hết bạn cần xin giấy phép kinh doanh?. Vậy xin giấy phép kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần những điều kiện, thủ tục gì?
Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ. doanh nghiệp đang tham gia hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành.
Về mặt pháp lý, công ty, tổ chức được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Căn cứ theo luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn, việc xin giấy phép kinh doanh hay đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh của nhà nước. Tuy nhiên, đối với các loại mô hình kinh doanh khác nhau thì chúng ta lại có cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh khác nhau, cụ thể:
1. Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể:
Để hoàn thiện xin cấp giấy phép kinh doanh bạn cần làm và nộp hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh ở Ủy Ban Nhân Dân cấp quậ , huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh. Hộ kinh doanh, cá thể thì cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi có địa chỉ trụ sở. Loại hình này không có tư cách pháp nhân, chủ hộ gia đình sẽ đứng ra làm chủ hộ kinh doanh.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập
2. Giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty, tổ chức, doanh nghiệp
Về đăng ký kinh doanh theo hình thức công ty như Công ty cổ phần, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH Hai thành viên trở lên, công ty hợp danh…thì cơ quan có thẩm quyền là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố. Tức thủ tục sẽ được thực hiện ở phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư thành phố.
3, Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh của công ty, tổ chức, doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật;
- Bản sao chứng thực CMND/CCCD/HC của các thành viên hoặc cổ đông.
4, Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh bạn phải hoàn tất các thủ tục sau
- Tiến hành khắc dấu và nộp thông báo sử dụng mẫu dấu lên sở Kế Hoạch và Đầu Tư;
- Tiến hành khai thuế ban đầu ở chi cục thuế quận, huyện nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp;
- Đăng ký sử dụng và kích hoạt token chữ ký số điện tử;
- Kích hoạt nộp thuế điện tử và nộp thuế môn bài theo quy định;
- Treo bảng hiệu tại trụ sở công ty;
- Tiến hành xin đặt in hóa đơn ở chi cục thuế quận, huyện sau khi được chấp thuận bạn tiến hành đặt in hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp.
>>> Hãy liên hệ ngay với Công ty Luật chúng tôi theo thông tin liên hệ dưới đây để cùng trao đổi, tư vấn, xúc tiến hợp tác và rất nhiều hỗ trợ pháp lý liên quan.
Qúy khách hàng và bạn đọc có thể tham khảo các dịch vụ pháp lý, luật sư được cung cấp bởi Luật Trí Minh
- Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên
- Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
- Dịch vụ luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng, giải quyết tranh chấp thương mại, dân sự
- Dịch vụ tư vấn thuế, tài chính – ngân hàng, lao động bảo hiểm
- Tư vấn xin Visa, Giấy phép lao động, Thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, người lao động, chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại công ty vốn nước ngoài
- Tư vấn hợp đồng và các giao dịch kinh doanh của công ty vốn nước ngoài