Thuật Ngữ Trong Hợp Đồng Vận Tải Biển (Phần II)

Laycan là gì

Phúc Gia® – Tiếp Tục Cung Cấp Thông Tin Về Những Thuật Ngữ Phổ Biến Trong Hợp Đồng Vận Tại Biển Như: Lay/Can (Laydays/Cancelling Date), Laydays Or Laytime . Đây Là Những Thông Tin Bổ Ích Liên Quan Trực Tiếp Đến Nhiều Doanh Nghiệp Các Bạn Hãy Cùng Phúc Gia® Tham Khảo Nhé!

Lay/ Can (Laydays/ Cancelling Date) (Ngày Tàu Đến Cảng Bốc Hàng/ Ngày Hủy Hợp Đồng)

Thuật ngữ này chỉ tàu phải đến cảng để chuẩn bị nhận hàng đúng ngày thỏa thuận để nhận hàng (Laydays not to commence before…) và người thuê tàu phải có hàng sẵn để giao vào ngay lúc đó. Nếu tàu đến sớm hơn thì người thuê tàu không phải chịu trách nhiệm về việc hàng hóa chưa sẵn sàng. Nếu vì bất cứ lý do nào mà tàu đến chậm hơn ngày hủy hợp đồng (Cancelling date) thì người thuê có quyền đơn phương hủy hợp đồng và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào. Trong trường hợp thuê tàu, người ta thường tách việc tàu đến cảng bốc hàng và việc hủy hợp đồng thành hai điều khoản riêng biệt (discharging clause and cancelling clause và Loading) nhằm làm rõ hơn trách nhiệm quyền của người thuê tàu hủy hợp đồng vận tải đã ký nếu tàu không đến cảng bốc đúng ngày quy định và chủ tàu phải đưa tàu đến cảng nhận hàng đúng thời gian đã có. Ngoài ra, từ Laydays, còn có nghĩa là: Những ngày được dành cho bốc/ dỡ hàng hay thời gian bốc/ dỡ hàng (laytime).

Laydays Or Laytime (Số Ngày Bốc/ Dỡ Hàng Hay Thời Gian Bốc/ Dỡ Hàng)

Là thời gian hoặc số ngày mà hợp đồng thuê tàu quy định cho người thuê tàu được sử dụng để bốc và dỡ hàng tại cảng khẩu có liên quan. Tùy vào thỏa thuận giữa chủ tàu và người thuê, thời gian bốc và dỡ hàng có thể có hai cách quy định:

1) Quy định không dứt khoát, chung chung

– Bốc/ dỡ theo mức nhanh thường lệ của cảng (With customary quick despatch = CQD)

– Bốc/ dỡ nhanh theo khả năng giao hàng và tàu tiếp nhận (As fast as the ship can receive and deliver). Quy định này không bao gồm quy định thưởng phạt bốc/ dỡ nhanh, chậm.

2) Quy định rõ, dứt khoát thời gian bốc dỡ bằng một số ngày hay mức bốc/ dỡ bằng bao nhiêu tấn trong một ngày

2.1) Ngày niên lịch (Calendar days) hay ngày liên tục (Consecutive or running days): Dài 24 tiếng bắt đầu từ 0 giờ nửa đêm này đến 24 giờ nửa đêm sau, không phân biệt ngày làm việc, ngày nghỉ hay ngày lễ. Calendar days có lợi cho chủ tàu vì nó rút ngắn thời gian bốc dỡ hàng của tàu tại cảng bốc/ dỡ.

2.2) Ngày làm việc (Working days) do nhà chức trách địa phương hoặc tập quán cảng bốc/ dỡ quy định loại trừ những ngày nghỉ và ngày lễ (Non-working days and holidays excluded). Thông thường, phần lớn các cảng trên thế giới quy định ngày làm việc dài 24 tiếng bắt đầu từ 0 giờ nửa đêm này đến 24 giờ nửa đêm sau cho dù công việc bốc dỡ hàng có sử dụng hết hoặc không hết thời gian. Nhưng cũng có 1 số cảng quy định ngày làm việc không dài 24 giờ.

2.3) Thời tiết tốt xấu cũng ảnh hưởng đến thời gian bốc/dỡ. Do đó, người ta quy định: Ngày thời tiết tốt cho làm hàng (Weather permitting days) mới được tính vào thời gian bốc dỡ. Thời tiết xấu gây trở ngại cho bốc/dỡ như: Mưa, bão, gió to, sóng to, động đất… thì thời gian ấy sẽ không được tính vào số ngày bốc/dỡ. Trong hợp đồng thuê tàu, cần có những quy định chính xác, rõ ràng về thời gian bốc/dỡ hàng vì nó có liên quan mật thiết đến lợi ích của chủ tàu và người thuê. Thí dụ:

– Hàng được bốc và dỡ trong vòng 20 ngày làm việc thời tiết tốt (cho phép), không kể Chủ nhật, ngày lễ ở hai đầu trừ khi có sử dụng (Cargo to be loaded and discharged in 20 weather working days both ends, Sundays holidays excluded unless used).

– Hàng được bốc theo mức 2500 MT và dỡ theo mức 2100 MT cho mỗi ngày làm việc thời tiết tốt không kể chủ nhật và ngày lễ cho dù có sử dụng (Cargo to be loaded at a rate of 2100MT and discharged at a rate of 2100 MT per weather working day, Sundays holidays excepted even if used).

Qua bài viết trên, Phúc Gia® hy vọng các doanh nghiệp XNK sẽ có thêm những thông tin hữu ích về Thuật Ngữ Trong Hợp Đồng Vận Tải Biển. Đặc biệt, nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics hãy liên hệ ngay với Phúc Gia® để nhận được sự tư vấn chuyên sâu cùng dịch vụ logistics trọn gói từ A – Z nhanh nhất!

ĐIỀU GÌ TẠO NÊN THƯƠNG HIỆU PHÚC GIA®:

Phúc Gia® – Đơn Vị Hàng Đầu Cung Cấp Các Dịch Vụ Hải Quan:

Lý do khiến mọi doanh nghiệp đều lựa chọn Phúc Gia® là đơn vị hàng đầu trong Tư vấn Công Bố Hợp Quy An Toàn Thực Phẩm và Công Bố Phù Hợp Quy Định An Toàn Thực Phẩm, Dán Nhãn Năng Lượng, Chứng Nhận Hợp Quy, Công Bố Mỹ Phẩm và Dịch Vụ Logistics:

1) Phúc Gia® có bề dày hơn 5 năm kinh nghiệm trong ngành, là đơn vị đầu tiên đủ năng lực cung cấp dịch vụ Hải Quan cho hơn 500 đơn vị lớn nhỏ Trong & Ngoài Nước: Sharp (2012); SamSung (2012); Hitachi (2013); Electrolux (2013); Panasonic (2013); LG (2013); Sony (2013); Siemens (2013); Mitsubishi (2013); GE (2013); Haier (2014); Toshiba (2014); Carrier (2014); Philips (2014); HappyCook (2015); General (2015); TCL (2015); Alaska (2015); Casper (2015); Gree (2016); Hải Hà (2016); VinMart (2017)… 2) Phúc Gia® sở hữu đội ngũ Tư vấn và Quy trình làm việc chuyên nghiệp, giải đáp được tất cả các thắc mắc của Doanh nghiệp, giúp Khách hàng tối ưu được thời gian, tâm trí, sức lực cũng như giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa và làm thủ tục xin giấy phép Thông quan. 3) Phúc Gia® là đơn vị đầu tiên & duy nhất công bố Giá Niêm Yết Toàn Cầu trên Website & Bảo hiểm miễn phí cho Khách hàng 1 năm trong trường hợp các quy định pháp luật của Nhà nước thay đổi!