Xét nghiệm là một trong những kỹ thuật thăm khám thường được áp dụng và cho kết quả chính xác cao. Kỹ thuật xét nghiệm có nhiều loại khác nhau và LDH là một trong số đó. Thế nhưng, đối với nhiều người xét nghiệm LDH là gì vẫn còn khá xa lạ. Để chủ động trong quá trình làm xét nghiệm, chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn xét nghiệm này là gì và những thông tin liên quan.
13/11/2019 | Tế bào NK là gì? Xét nghiệm tế bào NK tiến hành ở đâu?13/11/2019 | Xét nghiệm NK có giá trị như thế nào trong y học?
1. Xét nghiệm LDH là gì?
Trên thực tế, LDH là một loại enzym tham gia vào quá trình phản ứng Pyruvat thành lactat. Nó có mặt cùng lúc ở nhiều mô, cơ quan trong cơ thể. Và được giải phóng khi có sự hủy hoại mô, tế bào.
Xét nghiệm LDH là xét nghiệm Lactate dehydrogenase
Khi cơ thể gặp các tổn thương ảnh hưởng đến tế bào thì LDH xuất hiện trọng máu với nồng độ cao. Thế nhưng cần thực hiện thêm một số xét nghiệm hỗ trợ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Cùng với đó, nồng độ LDH thấp rất ít khi xảy ra.
Vì LDH xuất hiện tại những mô khác nhau trên cơ thế, nên chúng được phân ra thành nhiều loại. Thông tin cụ thể hơn như sau:
-
LDH-1: Cơ tim và hồng cầu
-
LDH-2: Hệ thống lưới nội mô
-
LDH-3: Phổi
-
LDH-4: Thận, nhau thai, và tụy
-
LDH-5: Gan và cơ vân
2. Khi nào thì cần phải tiến hành xét nghiệm LDH?
Khi nào cần phải tiến hành xét nghiệm Lactate dehydrogenase là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Và câu trả lời là không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải thực hiện xét nghiệm LDH. Xét nghiệm có cần phải tiến hành hay không sẽ được quyết định bởi bác sĩ trong quá trình thăm khám và điều trị.
Tuy nhiên, thông thường những đối tượng bệnh nhân mắc các bệnh sau sẽ được chỉ định và cần thực hiện xét nghiệm. Sau đây là danh sách các bệnh đó để bạn có thể tham khảo:
-
Mất máu
-
Tai biến mạch máu não
-
Một vài bệnh ung thư, kể cả ung thư máu hoặc ung thư hạch bạch huyết
-
Nhiễm trùng nặng
-
Huyết áp thấp
-
Phì đại cơ, chấn thương cơ
-
Viêm tụy
-
Hoại tử mô
Viêm tụy cần tiến hành làm xét nghiệm LDH
Tuy nhiên chúng ta cần biết rằng, có nhiều nguyên nhân làm tăng nồng độ LDH. Bởi vậy, trên thực tế xét nghiệm nồng độ LDH sẽ thường kèm theo một số xét nghiệm hỗ trợ khác nữa. Và lời khuyên tốt nhất là trong mọi tình huống người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để được chỉ định làm đúng xét nghiệm cần thiết.
3. Người bệnh cần chuẩn bị những gì trước khi thực hiện xét nghiệm LDH?
Xét nghiệm nồng độ LDH là một trong những xét nghiệm phổ biến. Nhưng trước khi tiến hành xét nghiệm người bệnh cần chuẩn bị một số vấn đề cụ thể. Trước tiên, người bệnh cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ tình trạng sức khỏe của cơ thể, tuyệt đối không được giấu bệnh. Nhờ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị chính xác và tích cực nhất đối với người bệnh, tránh những rủi ro không đáng có.
Xét nghiệm tiến hành theo quy trình
Thứ hai, người bệnh cần phải thông báo đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng và cũng tuyệt đối không được giấu thuốc. Lý do là vì nồng độ LDH có thể bị thay đổi khi sử dụng một số loại thuốc.
Thứ ba, nếu có thắc mắc hoặc còn những điều chưa rõ thì cần phải hỏi lại bác sĩ trước khi tiến hành. Nhờ đó, trong quá trình tiến hành xét nghiệm người bệnh sẽ chủ động hơn. Đồng thời tránh được một số tình trạng không mong muốn xảy ra.
4. Cách đọc kết quả xét nghiệm LDH để bạn tham khảo
4.1. Nồng độ LDH quá cao
Cơ thể người khỏe mạnh nồng độ LDH luôn đạt trạng thái bình thường. Mặc dù ở mỗi người chỉ số nồng độ khác nhau nhưng chúng không quá cao hoặc cũng không quá thấp. Trong trường hợp xét nghiệm có kết quả quá cao, điều đó chứng minh cơ thể bạn đang gặp tổn thương mô. Đó có thể là những tổn thương sau đây:
Nồng độ LDH ở mỗi người không giống nhau
-
Tổn thương cơ: viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ Duchene, nhồi máu cơ tim.
-
Tổn thương tụy: viêm tụy cấp.
-
Tổn thương gan: viêm gan cấp, viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc,…
-
Tổn thương thận: suy thận, viêm cầu thận, nhồi máu thận.
-
Các tổn thương một vài cơ quan khác như tắc mạch phổi,…
4.2. Nồng độ LDH quá thấp
Như đã nói, nồng độ LDH thấp rất ít khi xảy ra. Trong thực tế, khá nhiều người cũng gặp phải tình trạng nồng độ LDH thấp do tiêu thụ lượng lớn Vitamin C. Từ đó, người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán bệnh tại cơ sở bệnh viện uy tín để có kết quả chính xác và được tư vấn rõ ràng.
5. Địa chỉ bệnh viện uy tín xét nghiệm LDH
Xét nghiệm LDH đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện bệnh lý ở cơ thể. Kết quả xét nghiệm chính xác là yếu tố tiền đề phát giúp phát hiện chính xác bệnh lý. Bởi vậy điều đầu tiên mà người bệnh cần quan tâm chính là lựa chọn cơ sở bệnh viện uy tín, có chuyên môn tốt để tiến hành làm xét nghiệm.
Tại nước ta có rất nhiều địa chỉ bệnh viện uy tín và Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số đó. Là cơ sở khám chữa bệnh với 23 năm kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn nhận được sự tin tưởng đồng hành cùng người bệnh.
Bệnh viện là nơi quy tụ đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Mỗi một bác bác sĩ đều làm việc tận tâm, tận tình với công việc và bệnh nhân. Bên cạnh đó, nhắc đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC không thể không kể đến hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại.
Đặc biệt hệ thống xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Nhờ đó kết quả xét nghiệm LDH nói riêng và xét nghiệm nói chung cũng chính xác hơn và nhanh chóng hơn.
Xét nghiệm LDH là xét nghiệm được tiến hành nhằm mục đích phát hiện tổn thương tại mô. Trong nhiều trường hợp xét nghiệm nồng độ LDH cần tiến hành kết hợp với xét nghiệm khác. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn, hãy liên hệ ngay tổng đại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900.56.56.56 để được tư vấn.