Legionella pneumophila – Tác nhân gây viêm phổi cộng đồng

Legionella pneumophila – Tác nhân gây viêm phổi cộng đồng

Legionella là gì

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng cấp tính ở đường hô hấp dưới. Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt, ho đờm đục và đau ngực khi ho. Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng. Trong các tác nhân vi khuẩn gây bệnh, thì Legionella pneumophila là một trong các tác nhân phổ biến gây nên viêm phổi cộng đồng. Làm thế nào để xác định nguyên nhân gây bệnh do Legionella pneumophila?

29/10/2019 | Chẩn đoán 7 tác nhân gây viêm phổi cộng đồng chỉ bằng một xét nghiệm08/07/2014 | Viêm phổi cộng đồng: Cần được chẩn đoán sớm06/08/2013 | Điều trị viêm phổi cộng đồng ở trẻ em

1. Khái quát về vi khuẩn Legionella pneumophila?

Legionella pneumophila là vi khuẩn thuộc giống Legionella, họ Legionellaceae. Đây là tác nhân đứng hàng thứ 4 gây viêm phổi cộng đồng sau S.pneumoniae, Mycoplasma pneumonia, Chlamydia pneumonia.

Hình ảnh minh họa viêm phổi do L.pneumophila

Hình ảnh minh họa viêm phổi do L.pneumophila

Về hình thể của vi khuẩn:

+ Là vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn đa hình thái như dạng trực khuẩn hoặc dạng sợi.

+ Kích thước 0,3 – 0,9 µm x 2 – 20 µm.

+ Vi khuẩn có khả năng di động, có một lông ở một đầu, không sinh nha bào, không có vỏ.

2. Vi khuẩn Legionella pneumophila gây nên những bệnh nào?

Legionella pneumophila là căn nguyên gây ra bệnh viêm phổi cấp (Legionnaires) và sốt Pontiac.

+ Bệnh viêm phổi cấp do Legionella là một nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp có viêm phổi nặng với các triệu chứng khá điển hình của một viêm phổi: bệnh nhân có sốt cao đột ngột, ho nhiều, đau ngực,… hoặc có thể kèm theo các triệu chứng nặng ngoài đường hô hấp như: ỉa chảy, li bì hoặc mê sảng,… Tỷ lệ tử vong từ 10 % – 20 % nếu bệnh không được điều trị.

+ Sốt Pontiac: Biểu hiện của bệnh là sốt, rét run, đau cơ và không có hoặc rất ít triệu chứng đường hô hấp. Bệnh thường tiến triển lành tính.

Đường lây truyền: Bệnh lấy truyền qua đường hô hấp do hít phải bụi hoặc hơi nước có nhiễm vi khuẩn.

Triệu chứng bệnh do Legionella pneumophila

Triệu chứng bệnh do Legionella pneumophila

3. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

Mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh, tuy nhiên bệnh thường xảy ra trên các đối tượng có nguy cơ cao như:

+ Nam giới: có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

+ Những người cao tuổi (thường từ 50 tuổi trở lên).

+ Người có tiền sử hút thuốc lá hoặc đang hút thuốc lá.

+ Những người mắc bệnh phổi mạn tính (như COPD hay khí phế thũng).

+ Những người có suy giảm hệ miễn dịch: HIV-AIDS,…

+ Mắc bệnh mãn tính như: Suy thận mạn tính, đái tháo đường,…

+ Mắc phải bệnh lý ác tính: Ung thư,…

+ Sử dụng corticoid kéo dài,…

4. Phương pháp chẩn đoán Legionella pneumophila?

Việc chẩn đoán viêm phổi do Legionnaire chỉ dựa vào các triệu chứng một cách đơn thuần là không đủ vì bệnh thường biểu hiện các triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

Vì vậy, để chẩn đoán bệnh chính xác, cần kết hợp với các xét nghiệm khác để giúp chẩn đoán chính xác.

4.1 Chẩn đoán trực tiếp

– Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp: là phương pháp đặc hiệu, cho kết quả nhanh sau một vài giờ, có thể phát hiện vi khuẩn trong mẫu xét nghiệm (đờm, chất dịch phế quản, mảnh sinh thiết phổi,…).

– Phương pháp PCR: xét nghiệm hiện nay được sử dụng khá phổ biến để phát hiện sự có mặt của DNA vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm. Xét nghiệm có độ nhạy 91%, độ đặc hiệu từ 87 – 100%. Ngoài ra kỹ thuật PCR còn cho phép phát hiện các tác nhân viêm phổi khác ngoài Legionella pneumophila.

– Phương pháp xét nghiệm PCR hiện nay được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế chuyên sâu, với sự kết hợp nhiều tác nhân gây bệnh trong 1 lần xét nghiệm đã mang lại rất nhiều tiện ích và hiệu quả trong việc chẩn đoán các tác nhân gây ra bệnh lý đường hô hấp 1 cách nhanh chóng toàn diện.

Vi khuẩn Legionella pneumophila là một trong nhiều tác nhân khó nuôi cấy bằng phương pháp thông thường, vì vậy nhờ có phương pháp PCR đã giải quyết được nhược điểm trên của nuôi cấy vi sinh kinh điển.

4.2 Phân lập vi khuẩn

Bệnh phẩm xét nghiệm: có thể là máu, tổ chức phổi (được lấy qua sinh thiết), dịch màng phổi, dịch rửa phế quản, khí quản,… hoặc có thể lấy bệnh phẩm từ môi trường ngoài như mẫu nước nếu nghi ngờ nguồn nhiễm,…

Bệnh phẩm sau khi được thu thập và chuyển về phòng vi sinh sẽ được cấy vào môi trường thạch BCYE – đây là môi trường chuyên dụng để phân lập Legionella pneumophila, sau đó ủ môi trường ở nhiệt độ 36 0C trong khí trường có 2,5% CO2. Theo dõi vi khuẩn mọc sau 48 giờ. Quan sát hình thái đặc trưng của khuẩn lạc và tiến hành định danh vi khuẩn.

Đối với bệnh phẩm máu: Máu được cấy vào máy cấy máu và được theo dõi trong 3 tuần, nếu có vi khuẩn mọc thì cấy chuyển vào môi trường đặc hiệu rồi tiến hành định danh vi khuẩn.

Các phương pháp phân lập vi khuẩn ít thông dụng để chẩn đoán tác nhân viêm phổi Legionella Pneumophila.

4.3 Chẩn đoán huyết thanh

– Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp là phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh legionellosis.

– ELISA được sử dụng để phát hiện kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân. Phương pháp cần xác định kháng thể trong huyết thanh kép, hiệu giá lớn hơn 4 lần mới có giá trị chẩn đoán.

Xét nghiệm huyết thanh học có độ nhạy từ 75 – 80%, độ đặc hiệu 90 – 100%. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân thì hiệu giá kháng thể có thể không xuất hiện trước 8 tuần mắc bệnh.

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Legionella pneumophila

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm Legionella pneumophila

5. Phòng ngừa bệnh do Legionella gây ra như thế nào?

Bệnh Legionnaire có thể được phòng ngừa bằng cách làm sạch hệ thống nước sinh hoạt và hệ thống điều hòa không khí, vệ sinh sạch sẽ nguồn nước và môi trường sống xung quanh. Đây là biện pháp có hiệu quả cao vì nó giải quyết được nguồn chứa vi khuẩn, tránh được lây lan vi khuẩn cho nhiều người cùng lúc.

Bên cạnh đó, một số biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao tổng trạng cũng như bảo vệ phổi và đường hô hấp rất quan trọng và có hiệu quả để làm giảm khả năng mắc bệnh:

+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng.

+ Xây dựng lối sống lành mạnh.

+ Tập thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.

+ Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc một cách thụ động.

+ Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh mãn tính đi kèm để làm giảm khả năng mắc bệnh.

+ Đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín khi có các triệu chứng bất thường hoặc nghi ngờ bệnh.

+ Không tự ý điều trị thuốc ở nhà vì sẽ tự gây nguy hiểm cho bản thân và làm tăng khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

Khi bạn cảm thấy không khỏe hoặc xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, bạn không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ bạn sẽ được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác, kịp thời và điều trị hiệu quả.

Khi đến với MEDLATEC, các bác sĩ và chuyên gia hàng đầu thăm khám, tư vấn và chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả. Trung tâm Xét nghiệm của viện tự hào đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, cam kết với khách hàng về chất lượng xét nghiệm chính xác, tin cậy.

Hiện nay Trung tâm Xét nghiệm đã triển khai khá đầy đủ các xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: Nhuộm soi vi khuẩn, nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ, Panel các tác nhân vi khuẩn và virus,…

Trung tâm Xét nghiệm tại MEDLATEC

Trung tâm Xét nghiệm tại MEDLATEC

Bên cạnh đó nếu bạn là khách hàng có thẻ bảo hiểm của một trong các đơn vị sau sẽ được MEDLATEC bảo lãnh viện phí như: Bảo hiểm nhân thọ Hanwha Life, Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life, Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm BIDV, Công ty Bảo An Khang, Công ty dịch vụ Nam Á, Bảo hiểm Liberty,…

Hai cơ sở tiếp nhận dịch vụ này đó là :

– Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, 42 – 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

– Phòng khám Đa khoa MEDLATEC, 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Hãy liên hệ ngay với số hotline 1900 565656 để được giải đáp những băn khoăn, thắc mắc.