Trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế mở cửa hội nhập như hiện nay, việc sử dụng các thuật ngữ Tiếng Anh trong lĩnh vực kinh tế là khá phổ biến. Tuy nhiên đối với nhiều người thì các thuật ngữ này còn khá lạ lẫm, một trong số đó phải kể đến thuật ngữ Legislation.
Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi liên quan đến Legislation là gì để tìm được câu trả lời bạn nhé!
Legislation là gì?
Legislation là một thuật ngữ tiếng Anh được dịch ra Tiếng Việt có nghĩa là Pháp luật, pháp chế. Thuật ngữ này thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực pháp luật.
Một số cụm từ Tiếng Anh liên quan đến cụm từ này như sau:
Antitrust legislation: pháp luật chống độc quyền
Labour legislation: pháp luật lao động
Truth in advertising legislation: pháp luật về sự thật trong quảng cáo
Tariff legislation: pháp luật quan thuế
Pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật có những đặc điểm như sau:
– Thứ nhất: Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung;
– Thứ hai: Do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận;
– Thứ ba: Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, pháp luật là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội hiệu quả nhất.
– Thứ tư: Thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
Văn bản pháp luật là những văn bản chứa đừng những quy tắc xử sự chung, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo những trình tự và thủ tục nhất định.
Văn bản pháp luật bao gồm 3 nhóm:
+ Nhóm văn bản quy phạm pháp luật
+ Nhóm văn bản áp dụng pháp luật
+ Nhóm văn bản hành chính.
Trong đó, hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam bao gồm tất cả các văn bản được quy định tại Điều 4, Văn bản hợp nhất Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và 2020.
Theo đó, hệ thống văn bản quy phạm phạm pháp luật bao gồm:
“1. Hiến pháp.
2.Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3.Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4.Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
8a. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã”.
Trên đây là nội dung bài viết về Legislation là gì hi vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc.