1-Tưởng tri, Thức tri và Tuệ tri là gì?
(Trích từ Thanh Tịnh Đạo do Ni sư Trí Hải dịch)
Tuệ có nghĩa gì? Ðó là hành vi hiểu biết (pajànana) khác với những kiểu tưởng tri (sanjànana) và thức tri (vijànana). Vì mặc dù trạng thái biết cũng có mặt trong tưởng, trong thức, và trong tuệ, song tưởng chỉ là sự nhận biết một đối tượng, như xanh hay vàng, nó không đem lại sự thấu hiểu sâu xa bản chất của đối tượng ấy là vô thường, khổ, vô ngã. Thức biết được đối tượng là xanh, vàng, vv. và cũng phát sinh được sự thấu hiểu bản chất, nhưng không phát sinh do tinh cần, sự xuất hiện đạo lộ siêu thế. Tuệ vừa biết đối tượng theo cách đã nói, vừa phát sinh sự thấu hiểu sâu xa, mà vừa đem lại sự thể hiện đạo lộ siêu thế do tinh cần tinh tấn.
Giả sử có ba người, một đứa trẻ không biết gì, một người nhà quê, và một người đổi tiền, cùng thấy một đồng tiền kim loại nằm trên quày của người đổi tiền.Ðứa trẻ chỉ biết đồng tiền là có hình vẽ, trang trí, hình dài, vuông hay tròn, song nó không biết những đồng tiền ấy được xem là có giá trị cho con người xử dụng, hưởng thụ. Người nhà quê thì biết chúng có hình, có trang trí, có giá trị cho người hưởng dụng, nhưng không biết phân biệt đồng này thật, đồng này giả, đồng này bằng nửa giá trị, vv. Còn người đổi tiền thì biết tất cả những điều trên bằng cách nhìn đồng tiền, nghe tiếng kêu của nó khi gõ, ngửi, nếm, thử trọng lượng nó trong lòng tay, và biết nó được chế tạo tại làng nào, thành phố, đô thị nào, trên đỉnh núi hay bên bờ sông, do bậc thầy nào làm ra.
Tưởng tri là giống như đứa trẻ không biết gì khi trông thấg đồng tiền, vì nó chỉ thấy cái tướng của đối tư?ng như màu xanh, vv. Thức tri là như người nhà quê trông thấy đồng tiền biết được nó màu gì, và còn đi xa hơn, thấu hiểu những đặc tính của nó. Còn tuệ tri là như người đổi tiền thấy đồng tiền biết được màu sắc, vv. mà còn đi xa hơn, đạt đến sự thể hiện đ?o lộ.
Ðó là lý do hành vi hiểu biết này cần được hiểu là “sự thấy biết ở dưới một hình thát đặc biệt, tách rời với những hình thái tưởng tri và thức tri” Ðây là ý nghĩa mà câu “đó là trí tuệ trong nghĩa hành vi hiểu biết” ám chỉ.
Tuy nhiên, tuệ không phải luôn luôn được tìm thấy chỗ nào có tưởng tri và thức tri.
[Chú thích: Trong những khởi tâm có hai nhân, là vô tham, vô sân chứ không vô si, thì tuệ không sanh khởi. (Pm.432) ].“Cũng như lạc thú không phải luôn đi đôi với hạnh phúc, tưởng tri và thức tri không phải luôn luôn bất ly với tuệ. Nhưng hạnh phúc thì luôn luôn kèm theo lạc thú, cũng vậy, tuệ luôn luôn có thể tách rời tưởng và thức tri.”(Pm. 432).
Nhưng khi tuệ có mặt (trong tưởng tri và thức tri) thì nó không phải tách rời rời tưởng tri, thức tri. Và bởi vì không thể tách rời “đây là tưởng, đây là thức, đây là tuệ”, cho nên sự khác nhau giữa chúng rất tế nhị khó nhận ra. Do vậy, tôn giả Nagasena nói:” Ðại vương, đức Thế tôn đã làm được một việc rất khó, là phân biệt những pháp vô sắc như tâm và tâm sở khi chúng khởi lên với một đối tượng duy nhất, rồi tuyên bố: “Ðây là xúc, đây là thọ, tưởng, hành, thức.” (Miln.87). (Hết trích dẫn)
Trong thiền hơi thở của Tứ Niệm Xứ: Tưởng tri biết hơi thở vào ra nơi mũi và trong thân, hoặc thấy màu sắc nimita của hơi thở. Thức tri biết cứng mềm, nóng lạnh, nâng đỡ (đặc tính chân đế của sắc pháp là đất, lửa, gió) khi hơi thở xúc chạm với thân (thân thức biết). Tuệ tri thấy vô thường, khổ, vô ngã của các đặc tính cứng mềm, nóng lạnh, nâng đỡ. Chỉ Tuệ tri có mặt mới đưa đến mới đưa đến đạo quả.
3-Thắng tri và Liễu tri là gì?
Theo Kinh Pháp Môn Căn Bản: Một người được gọi là phàm phu khi chưa thấy pháp chân đế, sống trong Tưởng tri của pháp tục đế nên hình thành tự ngã (ta và của ta). Vị Thánh hữu học đã thấy pháp chân đế nhờ Tuệ tri về vô thường, khổ, vô ngã. Khi thấy Niết bàn vị đó vị ấy không nghĩ Niết bàn là của ta nên gọi là Thắng tri. Liễu tri dành cho vị A La Hán và chư Phật. Liễu tri của Phật khác với liễu tri của A La Hán do các nguyện và ba la mật đã tạo khác nhau.
Trong mối quan hệ nhân quả: Tưởng tri, thức tri, tuệ tri thuộc về Nhân. Thắng tri và Liễu tri thuộc về Quả. Nghĩa là nhờ sự phối hợp của tưởng tri, thức tri với tuệ tri mà đưa đến đạo quả. Cái biết của tưởng, thức, tuệ gọi là cái biết thuộc về nhân. Cái biết của thắng tri và liễu tri thuộc về đạo quả, tức là chỉ có A La Hán và ĐứcPhật mới có được.
3-Câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là tại sao ai cũng nói về vô thường, khổ, vô ngã mà không mấy ai chứng đạo quả?
Chúng ta cần nhớ khi chứng đạo quả thì cần đến Tuệ Chuyển Tánh hay Chuyển Tộc . Nghĩa là cái biết của Tuệ trong giai đoạn này làm con người ấy chuyển biến không còn là con người lúc trước nữa. Chúng ta đều biết câu: “Núi sống dễ đổi, bản tính khó dời”. Cho nên con người chỉ trở thành một con người khác hoàn toàn khi có một biến cố “kinh khủng” cỡ như lửa cháy thiêu đốt toàn thân thì con người cũ mới “chết đi” để con người mới sinh lên. Cho nên dễ hiểu bằng mặt suy luận khi chúng ta thấy trong 16 Tuệ Minh Sát có tuệ Kinh Sợ, Tuệ Thấy Hiểm Nguy, Tuệ Chán Nản trước khi có thể đi đến tuệ Chuyển Tánh. Để dễ tưởng tượng chúng ta đọc về vô thường, khổ, vô ngã trong sách vở, lời giảng giống như đọc mô tả cảnh nhà cháy trong sách. Khi hành thiền Minh Sát, chúng ta cần phải thấy như mình sống trong ngôi nhà đang cháy, rồi thấy mình không thể thoát ra được, thấy mình cùng cũng bốc cháy và tan hoại như vậy. Cơ may để con người cũ “chết đi” mới có thể xảy ra. Ngày nào chúng ta đọc kinh sách, hành thiền giống như đi du lịch tâm linh, trang điểm thêm vào bản đồ du lịch, bổ xung vào túi đồ hành trang tâm linh của mình những món ngũ uẩn của bản thân và ngũ uẩn của người khác thì chỉ tô điểm cho căn nhà ngũ uẩn “đẹp đẽ” lên thôi chứ chưa từng “bị bốc cháy”.
Tất nhiên khi đến Tuệ Đạo (Tuệ 14) thì các phiền não mới được diệt hoàn toàn bởi năng lực của tâm đạo, giống như ngôi nhà đã được dập tắt đám cháy. Sự bốc cháy và biết rõ đám cháy là các Tuệ hành giả phải trải qua từ Tuệ 1 đến Tuệ 9 đã thấy danh sắc hay ngũ uẩn là đáng kinh sợ, vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã….
(*Ghi chú: Khi hành giả đến Tuệ Thuận Thứ (Tuệ 12) thì không thể dừng lại được trước Tuệ Chuyển Tánh (Tuệ 13) và tiếp tục đến Tuệ Đạo (Tuệ 14) và Tuệ Quả (Tuệ 15), lúc đó hành giả đã trở thành bậc Thánh Nhân. Khi đã thành Thánh nhân trong giáo pháp của một vị Phật Toàn Giác thì hành giả sẽ không thể trở thành một vị Phật Toàn Giác trong vị lai nữa. Cho nên các vị Bồ tát phát nguyện trở thành Phật Toàn Giác trong vị lai sẽ phát nguyện dừng ở Tuệ Hành Xả mà không đến Tuệ Thuận Thứ, để có thể tiếp tục thực hành tròn đầy các Ba la mật trong vòng luân hồi của một Bồ tát phàm phu.)
(Tuniemxu.org)