Vai trò của Lipid với cơ thể người đặc biệt quan trọng, trong cấu trúc màng tế bào và dự trữ trong các mô, giống như nguồn năng lượng dự trữ. Đặc biệt, nó còn là môi trường dung môi để hòa tan các vitamin trong chất béo và là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
1. Lipid là gì?
Lipid hay còn gọi là chất béo, là những este giữa acid béo và alcol, là thành phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của con người.
Nguồn thực vật giàu lipid. Ảnh minh họa: Internet
Lipid trong thực phẩm có thể được cung cấp ở cả động vật và thực vật. Lipid có nguồn gốc thực vật như bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, lạc, vừng… Lipid có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, cá, thủy sản… Các lipid có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, lipid có nguồn gốc thực vật gọi là dầu.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, đối với trẻ em ở mức tiểu học thì năng lượng do lipid cung cấp cần đạt khoảng 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể. Trong đó lipid có nguồn gốc thực vật nên chiếm khoảng 50% lipid tổng số và acid béo no không được phép vượt quá 11% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày.
Trong thực phẩm, lipid có nhiều loại như: Phoshorlipid, triglycerid, cholesterol, glycolipid, lipoprotein và sáp với 2 nhóm chính là lipid đơn giản cấu tạo gồm hydro (H), carbon (C), oxy (O) và lipid phức tạp có tạo phức ngời C,H,O còn có các thành phần khác như P,S…
2. Các nước khác nhau có nhu cầu hàm lượng lipid khác nhau
– Tại Châu Âu, Bắc Mỹ, khẩu phần ăn cần có tới 150g lipid một ngày (chiếm 50% tổng số)
– Tại Châu Á, Châu Phi, lượng lipid không quá 15-20g/người/ngày
– Trung bình ở tất mọi nơi, trung bình lượng lipid tốt nhất nên có là 205 tổng số năng lượng của khẩu phần và không nên vượt quá 25-30%. Riêng đối với những người hoạt động thể lực nặng, như cầu năng lượng cao nên cần trên 4000 Kcal/ ngày, thì lượng lipid tăng lên nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, nhu cầu chất béo còn phụ thuộc vào tuổi, tính chất lao động, đặc điểm dân tộc, khí hậu. Người ta thấy nhu cầu lipid có thể tính tương đương với lượng protein ăn vào.
3. Chất béo
Chất béo là một dạng của lipid bao gồm một nhóm các hợp chất hòa tan trong các dung môi hữu cơ và thường không hòa tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Thuộc nhóm cung cấp năng lượng, cùng với chất bột đường, chất đạm, nhưng chất béo cung cấp nguồn năng lượng đậm đặc nhất. 1 gam chất béo cung cấp khoảng 9 calo năng lượng, trong khi 1 gam chất đường bột hoặc chất đạm chỉ cung cấp 4 calo.
Đơn vị cấu tạo cơ bản trong chất béo gồm các axit béo. Chúng được chia ra thành 2 nhóm là axit béo no và axit béo không no.
4. Chúng ta còn có khái niệm: Chất béo xấu.
Chất béo xấu thường có tròn các loại đồ ăn nhanh. Ảnh minh họa: Internet
Chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong những sản phẩm động vật cung cấp như thịt, trứng hay những sản phẩm chế biến từ sữa: kem, phomai, sữa uống nguyên kem. Nó cũng được tìm thấy từ dừa, cọ và các chế phẩm dầu cây: bơ, cacao, kể cả trong thức ăn nhanh như khoai tây chiên… Cung cấp nhiều năng lượng từ chất béo này khiến cơ thể tăng cholesterol không có hại và tăng nguy cơ cho các bệnh về tim mạch
Chất béo chuyển hóa thường thấy trong các sản phẩm được chế biến sẵn như: bánh ngọt, bánh quy, đồ đông lạnh, đồ chiên nhiều dầu… cung cấp nhiều chất béo bão hòa khiến cơ thể tăng cholesterol có hại lẫn triglycerides.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo: Chỉ nên cung cấp cho cơ thể dưới 7% tổng calo chất béo bão hòa và dưới 1% calo chất béo chuyển hóa.
5. Và bên cạnh chất béo xấu, chúng ta có các chất béo tốt
Chất béo tốt được tìm thấy trong các loại dầu từ hạt cả, hạt lanh, oilu, bơ… Ảnh minh họa: Internet
Chất béo không bão hòa là loại được tìm thấy trong các loại dầu từ hạt như hạt cải, đậu phộng, oliu, bơ… hay trong các loại dầu thực vật: hướng dương, đậu nành, bắp, mè, đậu các loại và ngũ cốc các loại…
Axit béo omega -3 có trong những loại hải sản như cá thu, cá mòi, cá hồi… hay trong các loại hạt như óc chó, hạt lanh… Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu dung nạp thay thế chất béo bão hòa thành axit omega – 3 này, lượng cholesterol có hại sẽ giảm thiểu tối đa, hơn nữa còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Chất béo này rất có lợi, đặc biệt nên cung cấp cho trẻ nhỏ.
6. Nhu cầu chất béo
Chất béo là nguồn thiết yếu trong chế độ ăn, tuy nhiên nhu cầu chất béo là vừa phải, chỉ nên chiếm khoảng 20- 25% nhu cầu năng lượng. Ở từng độ tuổi hay mức độ hoạt động khác nhau mà có nhu cầu về chất béo khác nhau.
Theo Viện dinh dưỡng Bộ Y tế đưa ra lời khuyên về lượng tiêu thụ đối với các chất béo có trong bữa ăn hàng ngày ở người lớn trưởng thành chỉ nên chiếm từ 18-25% năng lượng toàn khẩu phần. Trẻ em hay phụ nữ mang thai cho con bú đều là những đối tượng có nhu cầu tiêu thụ chất béo nhiều hơn ai hết.
Trong đó, nếu dựa theo bảng tính chung trọng lượng chất béo, trong mỗi ngày trẻ nhỏ từ 7 tháng – 11 tháng cần nạp khoảng 35gam, trẻ dưới 1 tuổi đến 3 tuổi cần nạp khoảng 55 gam và trẻ từ 4 đến 6 tuổi cần nạp khoảng 40 gam.
Trong khi đó, nhu cầu chất béo của người lớn tùy thuộc vào lượng calo cơ thể cần cho việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Nó cũng được tính dựa trên kiểu và chế độ ăn của từng người. Một người phụ nữ trung bình cần ăn khoảng 1300 calo mỗi ngày để duy trì, và 1000 calo để giảm 0,5 kg mỗi tuần. Một người đàn ông cần 1650 calo mỗi ngày để duy trì và 1300 calo để giảm 0,5kg mỗi tuần.
Tuy nhiên, mỗi người nên ăn bao nhiêu còn cần dựa vào yếu tố độ tuổi, chiều cao, cân nặng, mức độ hoạt động, mức chuyển hóa và một số yếu tố khác.
Nguồn: Seed
–
Mời bạn khám phá những sản phẩm Ngon – Lành – Sạch của Ngỗng TẠI ĐÂY