Lipit là chất nhận về rất nhiều sự thù ghét từ mọi người, đặc biệt là chị em phụ nữ vì nó làm mất đi vóc dáng đồng hồ cát hằng ao ước. Nhưng liệu mọi người đã hiểu rõ về lipit hay chưa, do đó bài viết này MEDLATEC sẽ giúp bạn hiểu lipit là gì và xóa bỏ đi những định kiến về nó.
14/06/2022 | Lipoprotein là gì và nên thực hiện xét nghiệm lipoprotein khi nào?28/04/2022 | Protein là gì và vai trò của protein với cơ thể30/11/2021 | Cách tính lượng Protein cần nạp theo các độ tuổi khác nhau
1. Lipit là gì?
Lipit có một tên gọi quen thuộc khác là chất béo. Nó là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có chẵn Cacbon không phân nhánh được gọi chung là triglixerit hoặc triaxylglixerol. Nếu thiếu nó cơ thể của chúng ta sẽ không thể hoạt động bình thường và thậm chí có thể tử vong. Lipit hầu như xuất hiện ở tất cả các loại thực phẩm dù là thực vật hay động vật với hàm lượng nhiều ít khác nhau. Chất béo mà ta dễ nhận biết nhất ở động vậy là mỡ, còn đối với thực vật là dầu.
Chất béo cũng sẽ được phân ra làm 2 loại: chất béo bão hòa (chất béo xấu) đây là loại chất béo gây nên tình trạng mỡ trong máu, xơ vữa động mạch khi số lượng của nó tăng cao sẽ ức chế làm giảm chất béo tốt, đây là thứ mọi người cần chú ý. Chất béo không bão hòa (chất béo tốt) ngược lại với chất béo xấu nó không gây mỡ trong máu mà còn rất tốt đối với sức khỏe.
Nhiều người không biết lipit là gì
2. Vai trò của lipit đối với cơ thể con người
Lipit là một thành phần quan trọng không thể thiếu đối với cơ thể con người. Chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi cơ thể, vì nó đóng góp rất nhiều trong sự hoạt động bình thường. Do đó, ta cần hiểu hơn về chất béo, dưới đây sẽ là một số vai trò cơ bản của nó:
Cung cấp năng lượng
Với cơ thể, lipit là nơi tích trữ năng lượng hay còn gọi là tích tụ mỡ. Vì thế chúng ta hay nghe đến việc các loài động vật sẽ ăn rất nhiều để tích trữ mỡ, duy trì sự sống trong mùa đông không thể kiếm ăn. 1g chất béo tương đương với 9 kcal. Chất béo luôn hiện diện hầu như ở các loại thực phẩm nên trong một ngày chúng ta sẽ vô tình nạp một lượng lớn vào cơ thể. Do đó, việc cân bằng chế độ ăn hằng ngày là rất cần thiết.
Phospholipid là chất béo tạo thành các bao myelin bao bọc các nơ ron thần kinh, tăng sự nhạy bén của não, ngăn chặn dấu hiệu suy giảm trí nhớ do tuổi tác. Chúng ta có thể gặp loại chất béo này trong Omega 3 và 6. Ngoài ra, phospholipid còn hình thành nên màng tế bào ngăn không cho nước từ bên ngoài đi vào bên trong tế bào.
Hấp thụ vitamin
Một số vitamin chỉ có thể hòa tan và được hấp thu nhờ sự có mặt của chất béo. Các vitamin rất quen thuộc với chúng ta như A, D, E, K rất khó tan trong nước nhưng lại tan tốt trong dung môi. Vì thế mà lipit đóng vai trò rất lớn trong quá trình hấp thu dinh dưỡng này. Nên việc bổ sung chất béo không đủ cũng ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể từ đó dẫn ra nhiều hệ quả khó lường khác.
Duy trì thân nhiệt và bảo vệ các cơ quan nội tạng
Lipit đóng vai trò ngăn chặn sự mất nhiệt của cơ thể vào mùa đông giá rét, giữ nhiệt hiệu quả không cho nhiệt được hấp thu vào và nhiệt sinh ra từ cơ thể thoát ra bên ngoài. Tuy nhiên điều này chỉ có ích vào mùa đông, nên khi vào mùa hè với lớp mỡ dày sẽ khiến cơ thể tăng nhiệt quá cao dẫn đến sốc nhiệt vì không thể làm mát cơ thể.
Đối với cơ thể con người, chất béo phân bố không đồng đều mà tập trung ở các tổ chức dưới da tạo thành mỡ dự trữ, khi cần sẽ được sử dụng. Đó là lý do tại sao lúc đói bạn không ăn nhưng vẫn có sức hoạt động vì cơ thể đốt lớp mỡ dự trữ này tạo năng lượng. Ngoài ra, một phần chất béo cũng được bao phủ xung quanh các nội tạng với mục đích bảo vệ và là chất bôi trơn làm giảm ma sát giữa các cơ quan khi chúng hoạt động. Nhưng mỡ nội tạng quá nhiều sẽ gây chèn ép.
Góp phần hình thành các tổ chức
Màng tế bào được hình thành từ hai lớp phospholipid có đầu kị nước hướng vào trong và đầu ưa nước hướng ra ngoài và cholesterol ở giữa tạo thành. Não tủy và các nơ ron thần kinh cũng có sự góp mặt của nó. Ngoài ra chất béo cũng giúp ta cảm thấy ngon miệng hơn khi sử dụng các thực phẩm do đó mà ta thường vô tình nạp quá nhiều trong mỗi bữa ăn.
Chất béo hình thành nên màng tế bào
3. Không phải chất béo nào cũng “xấu”
Các bạn cần hiểu rõ rằng không phải tất cả chất béo đều không tốt và gây hại cho sức khỏe. Vì thế ngoài phân biệt được chất béo tốt và chất béo xấu, bạn còn cần phải biết rằng các loại thực phẩm nào chứa nhiều chất béo tốt nên sử dụng và chứa nhiều chất béo xấu nên tránh.
Thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt
Chất béo tốt là chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe chúng có thể cân bằng được lượng cholesterol trong máu ở mức không ảnh hưởng đến sức khỏe. Phòng ngừa được các bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch dẫn đến đột quỵ,…
Các thực phẩm giàu chất béo này thường gặp trong cá hồi, trái bơ, dầu oliu, các loại hạt, cá mòi, dầu cá, phô mai, socola đen, lòng trắng trứng, sữa chua,…
Lipit tốt làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu
Ngược lại hoàn toàn với chất béo tốt, thì chất béo này ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể gây nên tình trạng béo phì thừa cân, đây mới chính là chất béo mà chị em nên ghét bỏ. Khi hàm lượng chất này quá cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tình trạng mỡ trong máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, thậm chí dẫn đến đột quỵ.
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như: mỡ động vật, da gia cầm, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên dầu nhiều, khoai tây chiên,…
Lipit xấu quá nhiều gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến đột quỵ
Như vậy, với những thông tin mà MEDLATEC cung cấp đã giúp chúng ta hiểu hơn lipit là gì, đánh tan đi những định kiến không đáng có và phân biệt được đâu là chất béo tốt, chất béo xấu. Nếu bạn muốn thiết lập một chế độ ăn hợp lý nhưng không biết tìm kiếm thông tin ở đâu thì bạn có thể liên hệ số hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ và tư vấn.