Loadcell là một thiết bị đo quan trọng giúp cân điện tử hoạt động ổn định, chính xác. Vậy loadcell là gì? Cấu tạo, nguyên lý và cách kiểm tra loadcell thế nào? Tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin hữu ích.
Loadcell là gì?
Cảm biến loadcell là gì? Loadcell hay còn được gọi là cảm biến trọng tải, thiết bị này được dùng để chuyển đổi lực mô-men xoắn hoặc trọng lượng thành tín hiệu điện.
Cảm biến loadcell thường được ứng dụng trong các loại cân điện tử như: cân bàn, cân điện tử công nghiệp, cân treo, cân kỹ thuật, cân băng tải…
Cấu tạo Loadcell
Cơ bản, loadcell sẽ được cấu tạo bởi hai thành phần là “Strain gage” và “Load“.
-
Strain gage: Điện trở đặc biệt có kích thước nhỏ bằng móng tay. Điện trở sẽ thay đổi khi bị nén hoặc kéo dãn. Nó được nuôi bởi một nguồn điện ổn định, được dán chết lên “Load”.
-
Load: Thanh kim loại chịu tải tốt và có tính đàn hồi.
Nguyên lý làm việc của loadcell
Loadcell hoạt động dựa theo nguyên lý Wheatstone (nguyên lý cầu điện trở cân bằng).
Khi có một lực tác động lên loadcell, thân loadcell sẽ bị giãn ra hoặc nén vào. Từ đó, chiều dài sợi kim loại strain gauges dán trên thân loadcell thay đổi khiến giá trị của các điện trở thay đổi theo. Điện áp đầu ra tiếp tục thay đổi, dữ liệu này sẽ được chuyển thành dạng số nhờ bộ khuếch đại của cân điện tử.
Xem thêm:
- Điện trở xả đá là gì? Cách kiểm tra và thay điện trở xả đá tủ lạnh
- Rơ le nhiệt là gì? Cách kiểm tra và đấu rơ le đơn giản, an toàn
Thông số kỹ thuật của loadcell
-
Độ chính xác: Thể hiện phần trăm chính xác của phép đo. Độ chính xác sẽ phụ thuộc vào tính chất phi tuyến tính, độ trễ và độ lặp.
-
Công suất định mức: giá trị trọng lượng lớn nhất mà loadcell có thể đo được.
-
Dải bù nhiệt độ: Lượng nhiệt mà đầu ra Loadcell được bù vào
-
Cấp bảo vệ: Đánh giá dựa theo thang đo IP, chỉ số IP thể hiện cấp bảo vệ chống xâm nhập bởi nước và bụi.
-
Điện áp: giá trị điện áp hoạt động của loadcell (5 đến 15 V).
-
Độ trễ: Hiện tượng trễ xảy ra khi hiển thị kết quả dẫn tới sai số trong kết quả.
-
Trở kháng đầu vào: Được xác định thông qua S- và S+ khi loadcell chưa kết nối vào hệ thống hoặc ở chế độ không tải.
-
Điện trở cách điện: Giá trị cách điện của lớp vỏ kim loại Loadcell và thiết bị kết nối dòng điện.
-
Phá hủy cơ học: giá trị tải trọng mà Loadcell có thể bị phá vỡ, bị hỏng hoặc biến dạng.
-
Giá trị ra: Kết quả đo được, thường có đơn vị là mV.
-
Trở kháng đầu ra: Cũng giống trở kháng đầu vào nhưng được đo thông qua Ex+ và EX-, trong điều kiện loadcell chưa kết nối hoặc ở chế độ không tải.
-
Quá tải an toàn: Công suất mà Loadcell có thể vượt quá.
-
Hệ số tác động của nhiệt độ: Được đo ở chế độ có tải, đây là sự thay đổi công suất của Loadcell dưới sự thay đổi của nhiệt độ.
-
Hệ số tác động của nhiệt độ tại điểm 0: giống như hệ số tác động nhiệt độ nhưng đo ở chế độ không tải.
Các loại loadcell phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện có nhiều dòng loadcell khác nhau, cách phân loại như sau:
Phân loại theo phương hướng lực tác dụng
-
Loadcell dạng nén.
-
Loadcell dạng uốn.
-
Loadcell dạng kéo.
-
Loadcell dạng xoắn.
Phân loại loadcell theo hình dáng
-
Loadcell dạng hình trụ
-
Loadcell dạng hình thanh
-
Loadcell dạng hình cầu
-
Loadcell dạng hình chữ Z
-
Loadcell dạng hình xoắn.
Phân loại theo dạng tín hiệu truyền và nhận
-
Load Cell analog
-
Load Cell digital.
Cách hiệu chỉnh và kiểm tra loadcell
Hướng dẫn hiệu chỉnh loadcell
Có hai phương pháp hiệu chuẩn loadcell chính là hiệu chuẩn Span và hiệu chuẩn tương đương. Mỗi phương pháp sẽ có cách thực hiện khác nhau:
-
Hiệu chuẩn Span: Phương pháp sử dụng quả cân để hiệu chuẩn bằng cách đặt các quả cân với khối lượng tương tự trên cảm biến lực.
-
Hiệu chuẩn tương đương: Phương pháp hiệu chuẩn dựa theo những thông tin điện áp đầu ra của cảm biến lực. Với phương pháp này, việc hiệu chuẩn này được thực hiện mà không cần phải đặt tải như quả cân hay các phương pháp khác.
Cách kiểm tra loadcell sống hay chết
Để biết loadcell còn sống hay chết, người ta thường sử dụng đồng hồ đo vạn năng có chức năng đo điện trở.
Cách kiểm tra loadcell sống hay chết như sau:
Bước 1: Test nguội để đo hoạt động thông số kỹ thuật của loadcell. Dùng đồng hồ vạn năng để đo mức điện trở ở hai đầu dây kết nối đầu ra và đầu vào của loadcell. Nếu thông số cảm biến vẫn bình thường thì loadcell chưa bị hỏng. Cách làm cụ thể như sau:
Bước 2: Test nóng để kiểm tra loadcell khi đấu nối với bộ chỉ thị. Khi hoàn thành bước 1 mà các thông số vẫn hoạt động bình thường thì xác suất cảm biến loadcell hỏng là 50/50. Test nóng là việc nối loadcell với bộ chỉ thị để xác định lại khả năng hoạt động của hệ thống cảm biến. Nếu các chỉ số ổn định nghĩa là loadcell vẫn hoạt động tốt. Trong trường hợp hệ thống máy có nhiều loadcell, hãy so sánh giá trị hiệu số có tải và không tải. Nếu có sự chênh lệch nhiều thì loadcell đã bị hỏng.
Để kết quả kiểm tra loadcell có tính chính xác cao thì bạn nên chọn những dòng sản phẩm uy tín, chất lượng cao. Một số sản phẩm nổi bật mà bạn có thể tham khảo như: Kyoritsu 1009, Kyoritsu 1021, Hioki DT4256…
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây bạn đã hiểu thêm loadcell là gì, cấu tạo, nguyên lý làm việc cũng như cách kiểm tra loadcell chuẩn kỹ thuật. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, hãy liên hệ thbvn.com hoặc maydochuyendung.com để được hướng dẫn chi tiết.