Thế giới sinh vật quanh ta luôn đa dạng đủ màu sắc. Việc nghiên cứu và tìm hiểu các loài động vật luôn được đề cao trong nghiên cứu sinh vật học. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm bắt rõ về từng giống loài cụ thể. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc rõ hơn về động vật lưỡng cư và các bộ lưỡng cư ngày nay để chúng ta nắm bắt rõ hơn về thế giới động vật.
1. Động vật lưỡng cư là gì?
1.1. Động vật lưỡng cư là gì ?
Động vật lưỡng cư là “loài động vật” có danh pháp khoa học“Amphibia”. Đây là “một lớp động vật có xương sống máu lạnh”. Tất cả các loài lưỡng cư hiện đại đều là phân nhánh Lissamphibia của nhóm lớn Amphibia này.
Động vật lưỡng cư đều phải trải qua quá trình biến thái từ ấu trùng sống dưới nước tới dạng trưởng thành có phổi thở không khí, mặc dù vài loài đã phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau để bảo vệ hoặc bỏ qua giai đoạn ấu trùng ở trong nước dễ gặp nguy hiểm.
1.2. Lịch sử ra đời của động vật lưỡng cư:
Hiện nay, việc tìm hiểu về nguồn gốc của động vật lưỡng cư là không chắc chắn, ngay cả đối với các chuyên gia về phát sinh loài. Có nhiều người cho rằng chúng đến từ temnospondyls – một nhóm các động vật bốn chân nguyên thủy thuộc thời kỳ Carboniferous, tiền thân của một số loài khủng long và là loài đầu tiên rời khỏi nước.
Một số khác lại cho rằng họ có nguồn gốc từ lepospondyls – một nhóm động vật bốn chân sống dưới nước khác biệt từ thời kỳ Lá kim, có nhiều ở châu Âu và Bắc Mỹ. Nhưng cũng có khả năng thứ ba: rằng cả hai trường hợp đều có thật và động vật lưỡng cư có nhiều nguồn gốc. Trong mọi trường hợp, động vật lưỡng cư là chìa khóa để giải thích sự di chuyển của đời sống động vật có xương sống từ nước lên cạn.
2. Lớp lưỡng cư được chia làm mấy bộ:
Lớp lưỡng cư được phân làm 3 bộ:
Thứ nhất, bộ Lưỡng cư có đuôi: Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước có độ dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
Thứ hai, bộ Lưỡng cư không đuôi: Có số lượng loài lớn nhất trong lớp. Đại diện là ếch đồng có thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước. Những loài phổ biến trong bộ là ếch cây, ễnh ương, cóc nhà. Đa số loài thuộc bộ này hoạt động về ban đêm.
Thứ ba, bộ Lưỡng cư không chân: Đại diện là ếch giun, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính chui luồn trong hang và hoạt động vao cả ban ngày lẫn ban đêm.
3. Đặc điểm của động vật lưỡng cư:
Nhìn chung, động vật lưỡng cư có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất: Da của động vật lưỡng cư được dùng như là cơ quan hô hấp phụ, một số loài kỳ giông và ếch thiếu phổi phụ thuộc hoàn toàn vào da. Loài động vật lưỡng cư có hình dáng giống bò sát, nhưng khác ở đặc điểm là loài bò sát, cùng với chim và động vật có vú, là các loài động vật có màng ối và không cần có nước để sinh sản. Trong những thập kỷ gần đây loài động vật lưỡng cư đã có sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân chính là do tình trạng săn bắt để làm thực phẩm và việc sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu khiến cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng khiến nhiều loài động vật lưỡng cư bị chết. Vì thế bảo vệ động vật lưỡng cư đang là vấn đề cấp thiết cần được sự quan tâm của cả cộng đồng.
Thứ hai: Những loài lưỡng cư đầu tiên tiến hóa trong kỷ Devon từ cá vây tay có khí khổng và vây tay, đây là những đặc điểm rất hữu ích trong quá trình thích nghi với đất khô. Chúng tiến hóa với sự đa dạng lớn và trở thành nhóm thống trị trong Kỷ Than đá và Kỷ Permi, nhưng sau đó bị thay thế bởi nhiều loài bò sát và động vật có xương sống. Theo thời gian, vật chất có thể ở được giảm kích thước và tính đa dạng, chỉ để khôi phục lại lớp Lissamphibia hiện đại
Thứ ba: Ba bộ lưỡng cư hiện đại là Anura (ếch và cóc), Caudata/Urodela (kỳ nhông), và Gymnophiona/Apoda (bộ không chân). Số lượng được biết đến là khoảng 7.000, trong đó gần 90% là các loài ếch nhái. Loài lưỡng cư (và động vật có xương sống) nhỏ nhất trên thế giới là ếch New Guinea (Paedophryne amauensis) với chiều dài chỉ 7,7 mm (0,3 inch). Loài lưỡng cư có bề ngoài lớn nhất còn tồn tại là kỳ giông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus), dài tới 1,8 m (5 ft 11 in), nhưng vẫn rất nhỏ so với loài Prionosuchus đã tuyệt chủng ở kỷ Permi ở Brazil, dài 9 m (30 ft). . Nghiên cứu về động vật lưỡng cư được gọi là batrachology, trong khi nghiên cứu về cả bò sát và lưỡng cư được gọi là herpetology.
Như vậy, Động vật lưỡng cư là những loài động vật có xương sống và có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa ở dưới nước vừa ở trên cạn. Từ những phân tích trên ta có thể nhận thấy đặc điểm của động vật lưỡng cư là:
– Động vật lương cư có lớp da trần và ẩm ướt và khi di chuyển động vật lưỡng cư di chuyển bằng bốn chi.
– Động vật lưỡng cư hô hấp bằng phổi và da.
– Động vật lưỡng cư có 2 vòng tuần hoàn, tim có 3 ngăn, tâm thất chứa máu pha.
– Động vật lưỡng cư là động vật biến nhiệt.
– Động vật lưỡng cư sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
4. Một số loài lưỡng cư điển hình ở Việt Nam:
Ở Việt nam có một số loài Lưỡng cư phổ biến:
Ếch giun (Ichthyophis glutinosus) (Ếch giun = ếch trun = rắn trun đĩa):
Đây là loài lưỡng cư không chân tương đối hiếm gặp ở nước ta. Cơ thể hình giun dài khoảng 20 – 30cm. Chúng khác giun ở chỗ đầu cơ hai mắt như hai chấm đen. Đầu nhỏ hơi dẹp, mõm tương đối nhọn. Dọc hai bên thân có hai sọc màu vàng lợ chạy từ góc hàm đến góc đuôi.
Ếch giun sống chui luồn dưới đất nên có mắt, màng nhĩ tiêu giảm. Hang của chúng thường ở những nơi đất xốp sâu từ 0,2 – 0,3m gần ao hồ. Ếch giun có hiện tượng thụ tinh trong thức ăn của chúng là giun đất. Chúng đẻ trứng ở gần những khu vực có nước, mỗi lần sinh sản số lượng khoảng 20 trứng được nối với nhau bằng chất dịch nhầy và được cá thể cái quấn lấy để bảo vệ trứng khỏi bị khô mà người ta gọi là hiện tượng ấp trứng. Ấu trùng phát triển ngay khi còn ở trong trứng. Ở mỗi bên cổ của ấu trùng đã có một lỗ thở và một chum ba đôi mang ngoai. Khi được ra khỏi trứng thì cả màng ngoai lẫn màng trong đều bị tiêu biến. Ấu trùng được thở bằng phổi và khi chúng rời cá thể mẹ bò xuống nước và sống vài tháng trong nước cho đến giai đoạn cuối cùng của sự biến thái.
Ếch đồng (Rana tigrina rugulosa) hay còn được gọi là ếch ruộng: kích thước trung bình, chiều dài toan thân của ếch đồng có khi lelen đến 120cm. Da trần, màu vàng lợt hay xanh ô liu, bụng trắng, hai bên hông màu vàng. Trên lưng có nhiều nếp da dài. Đầu rộng, mõm trơn hơi nhọn. Màng nhĩ từ 2/3 đến 1/1 so với kích thước mắt. Chi sau của chúng cól khớp cổ chày chạm đến vai ở gần mũi, đầu ngón tù, màng da nối ngón chân tỉ lệ 1/1.
Ếch đồng thường sinh sống ở bờ ruộng, bờ ao, bờ sông. Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là châu chấu, cào cào, cánh cứng, chuồn chuồn, kiến, mối, dế, cua, giun đất, đôi khi chúng ăn cả nhái nhỏ. Chúng hoạt động chủ yếu vào hoàng hôn và ban đêm. Con đực có túi thanh âm nên phát ra tiếng “ẹp ẹp, ộp ộp” vang rất xa. Ếch đồng thường đẻ trứng vào mua mưa từ tháng 3 đến tháng 7, có 2 – 3 lứa trong năm. Có hiện tượng trú khô.
Ếch đồng là con vật có ích góp phần tiêu diệt các loài côn trùng gây hại, một số quốc gia đã thử nghiệm nuôi ếch trong các ruộng lúa thì năng suất đã tăng lên rõ rệt. Ếch còn là món ăn ưa thích lâu đời của nước ta và một số nước trên thế giới.
Bù tọt (Rana cancrivora); Hình dạng gần giống ếch đồng, nhưng nhỏ hơn nhiều, chiều dài thân của chúng koảng 80 – 90cm. Da trầ, đôi khi có một đường rộng màu đỏ vàng chạy giữa lưng từ phần đỉnh đầu đến hậu môn, lưng màu xám có điểm nâu, bụng trắng, trên lưng có ít nếp da dọc hoặc không có. Đầu thường ài hơi rộng, mõm hơi nhọn. Màng nhĩ ½ đến 7/8 soi với kích thước mắt, lưỡi chẻ hai. Chi sau có khớp cổ chày đến mắt, hay giữua mắt và lỗ mũi. Màng da nối ngón chân ở chi sau ¾.
Chúng thường đẻ trứng vào mùa mưa. Sinh sống chủ yếu ở ruộng, bờ ao, số lượng nhiều ở những nơi có nước lợ. Thức ăn là những loài côn trùng có hại nên rất có lợi cho nền nông nghiệp.
Nhái (Ranna limnocharis): Nhiều nơi còn gọi là con ngoe hay nhai cơm. Chúng rất phổ biến ở nước ta. Kích thường trung binh, chiều dài thân khoảng 5cm. Nhái có lưng màu xám đất, đôi khi có màu xanh, pha nhiều vệt xám đen, có nếp gấp da ở lưng ít. Thường có lằn hình chữ V từ mắt này sang mắt khác, đôi khi có đường rộng màu vàng dợt hay màu đỏ gạch chạy giữa lưng từ mõm đến hậu môn. Đầu hơi dài và hẹp, mõm nhọn, miệng rộng lưỡi chẻ đôi. Chi trước không có màng, chi sau có màng 1/2, khớp xương đùi dài đến màng nhĩ.
Nhái sống ở mọi nơi như đồng, trong vườn, bụi cỏ, bờ ao. Chúng hoạt động từ cuối tháng 4 đến tháng 12. Thời gian đẻ trứng rộ vào tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Chúng ghép đôi ở bất kì vũng nước nào ở ven đường, bãi đất hoang hay quanh bờ ruộng. Thời gian ghép đôi mạnh nhất thường là sau các trận mưa, vào lúc sầm đến gần sang. Nhái đẻ trứng trong nước, trứng xếp khít nhau thanh từng đám hình tròn hay hình bầu dục. Thức ăn gồm côn trùng, kiến, nhện, giun đất.
5. Vai trò của động vật lưỡng cư:
Động vật lưỡng cư đóng vai trò rất quan trọng trong giới hệ thống sinh vật học hiện nay, cụ thể:
Thứ nhất, Động vật lưỡng cư là nguồn thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng
Thứ hai, Động vật lưỡng cư giúp tiêu diệt sâu bộ có hại, ấu trùng, ruồi, muỗi…
Thứ ba, Động vật lưỡng cư có giá trị dược liệu: bột cóc giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng, nhựa cóc có tác dụng chế thuốc chữa kinh giật…
Thứ tư, Loài Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học
Thứ năm, Động vật lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.