Việt Nam được đánh giá là một trong số các quốc gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế. Tính đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã tham gia vào 15 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Mỗi hiệp định thương mại (FTA) đem lại những ưu đãi thuế quan cho hàng hóa xuất đi các nước khác nhau. Nhưng để được hưởng những ưu đãi đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải có được C/O-Certificate of Origin theo đúng quy định. Tuy nhiên, doanh nghiệp chủ hàng cần nắm được nhưng tiêu chí xuất xứ để xin cấp C/O đúng và nhanh nhất. Bài viết dưới đây TTL logistics giúp khách hàng hiểu rõ hơn những tiêu chí xuất xứ khi xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu.
Danh sách 15 Hiệp định thương mại (FTA) mà Việt Nam tham gia
Với việc tham gia nhiều FTA, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi lớn về thuế quan. Dưới đây là danh sách các FTA mà Việt Nam tham gia:
– FTA trong khối ASEAN – AEC – FTA giữa ASEAN – Ấn Độ – FTA giữa ASEAN – Hàn Quốc – FTA giữa ASEAN – Hồng Kông (Trung Quốc) – FTA giữa ASEAN – Nhật Bản – FTA giữa ASEAN – Trung Quốc – FTA giữa ASEAN – Úc/New Zealand – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (TPP11) – Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực-RCEP (ASEAN+5) – FTA giữa Việt Nam – Chi Lê – FTA giữa Việt Nam – EU (EVFTA) – FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc – FTA giữa Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu – FTA giữa Việt Nam – Nhật Bản – FTA giữa Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)
Có những tiêu chí xuất xứ gì khi xin cấp C/O?
Khi xin cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu, 1 trong 4 tiêu chí sau thường được áp dụng: xuất xứ thuần túy, tỷ lệ phần trăm giá trị, chuyển đổi mã số hàng hóa và tiêu chí SP.
(1) Tiêu chí xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained – WO)
Xuất xứ thuần túy, WO-Wholly Obtained, được áp dụng khi một sản phẩm thu được hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu, hoặc có nguyên liệu đầu vào xuất xứ thuần túy 100%. Những hàng hóa sau đây sẽ được coi là có xuất xứ thuần túy WO:
– Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước hoặc nhóm nước xuất khẩu
– Động vật sống (bao gồm động vật có vú, chim, cá, loài giáp xác, động vật thân mềm, loài bò sát, vi khuẩn và virus) được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ
– Các hàng hoá chế biến từ động vật sống tại nước và nhóm nước xuất khẩu
– Hàng hoá thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại nước xuất khẩu
– Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên
– Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên xuất khẩu.
– Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại một Nước thành viên xuất khẩu từ các sản phẩm được liệt kê ở trên
(2) Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị
Tiêu chí tỷ lệ phầm trăm là một trong những tiêu chí cơ bản khi xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Dưới đây là 3 quy tắc phổ biến nhất:
– Nguyên tắc hàm lượng giá trị khu vực (RVC – Regional Value Content): Áp dụng cho CO form D, E, AK, AJ, AANZ, AI
– Nguyên tắc hàm lượng giá trị nội địa (LVC – Local Value Content): Áp dụng cho CO form VJ
– Nguyên tắc hàm lượng giá trị gia tăng (VAC – Value Added Content): Áp dụng cho CO form EAV
Mức tỷ lệ phần trăm giá trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào mẫu C/O mà doanh nghiệp xin cấp.
(3) Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa – CTC
Tiêu chi chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) được hiểu đơn giản là: hàng hóa được coi là có xuất xứ Việt Nam nếu như nguyên liệu đầu vào (không có xuất xứ) có trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (HS code). Có 3 cấp độ chuyển đổi HS code là chuyển đổi lần lượt 2 chữ số, 4 chữ số và 6 chữ số. Tương ứng với các tiêu chí nhỏ sau đây:
– Tiêu chí CC – Change in tariff of Chapter: chuyển đổi cấp độ 2 chữ số đầu tiên của HS code (Thay đổi số chương)
– Tiêu chí CTH – Change in tariff of Heading: chuyển đổi cấp độ 4 chữ số đầu tiên của HS code (Thay đổi nhóm)
– Tiêu chí CTSH – Change in tariff of sub-heading: chuyển đổi cấp độ 6 chữ số đầu tiên của HS code (Thay đổi phân nhóm)
Để xác định được hàng hóa của mình áp dụng tiêu chí nào (CC, CTH hay CTSH), doanh nghiệp có thể tra cứu danh sách tại Phụ lục I, Thông tư 05-2018-TT-BCT.
(4) Tiêu chí SP – Specific Process: gia công, chế biến cụ thể
Trong một số FTA có những sản phẩm chỉ được coi là có xuất xứ Việt Nam nếu trải qua một quy trình sản xuất, gia công, chế biến cụ thể. Có nghĩa là dù chi phí, tỷ lệ phần trăm trị giá hay HS code nguyên vật liệu có thay đổi, sản phẩm này vẫn luôn được cấp C/O nếu được áp dụng xuyên suốt một quy trình sản xuất định sẵn.
TTL logistics nhận tư vấn và hỗ trợ xin cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu
Với nhiều năm đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, TTL logistics có nhiều kinh nghiệm trong việc hỗ trợ khách hàng về thủ tục hải quan, hoàn thiện hồ sơ xuất nhập khẩu. Trong đó, chúng tôi nhận hỗ trợ khách hàng xin cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước. Đội ngũ chuyên viên của TTL sẽ tư vấn hoàn thiện hồ sơ, nộp chứng từ và nhận C/O giúp khách hàng. TTL logistics cam kết dịch vụ uy tín, chính xác và nhanh chóng nhất.