1. Maintenance là gì?
Maintenance trong tiếng Anh được định nghĩa như sau: the work needed to keep a road, building, machine, etc. in good condition (tạm dịch: công việc cần thiết để giữ cho đường xá, tòa nhà, máy móc,…ở trong trạng thái tốt). Maintenance được dịch ra tiếng Việt là sự duy trì, sự bảo vệ, sự bảo quản. Trong ngành kỹ thuật, Maintenance được hiểu là bảo trì. Bảo trì được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt như sau: Bảo trì là bảo dưỡng, tu sửa nhằm bảo đảm cho một hệ thống hoặc một bộ phận của nó hoạt động tốt, có độ tin cậy cao trong sử dụng.
Trong kỹ thuật, bảo trì là một quy trình chứ không phải là một công việc cụ thể, quá trình này giúp duy trì trạng thái tốt nhất cho các thiết bị, máy móc. Bảo trì bao gồm các bước:
– Kiểm tra chức năng của thiết bị, máy móc
– Sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị, máy móc hoặc bộ phận của thiết bị, máy móc, cơ sở hạ tầng xây dựng và các tiện ích được lắp đặt tại các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, cộng đồng dân bị hư hỏng
Bảo trì (maintenance) có hai dạng như sau:
– Bảo trì tiên đoán (Predictive maintenance)
– Bảo trì dự phòng hay Bảo trì dự phòng theo kế hoạch (Preventive maintenance/ Planned maintenance), dạng bảo trì này cũng được chia thành các dạng nhỏ hơn:
+ Bảo trì theo điều kiện (Condition-based maintenance)
+ Bảo trì khắc phục (Corrective maintenance)
+ Bảo trì định kì (Routine maintenance)
Bảo trì là một quá trình rất quan trọng đối với các doanh nghiệp và nhà sản xuất vì họ luôn mong muốn tối đa hóa vòng đời của thiết bị, máy móc. Nếu thiết bị, máy móc gặp sự cố hoặc bị hư hỏng thì dây chuyền sản xuất sẽ ngưng trệ, hiệu suất lao động sẽ giảm xuống và doanh nghiệp, nhà sản xuất phải tốn một khoản chi phí không nhỏ để sửa chữa hoặc thay thế. Chính vì vậy, doanh nghiệp, nhà sản xuất luôn muốn tìm ra giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do thiết bị, máy móc hư hỏng, tăng thời gian vận hành, hoạt động và tính khả dụng của chúng.
Giải đáp kỹ thuật phần mềm là gì và nên học ở đâu xem qua các bài viết: đại học công nghệ kỹ thuật cần thơ, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp là gì, Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử nếu thấy hữu ích nhé.
Việc làm Kỹ thuật
2. Tìm hiểu về công việc bảo trì của ngành kỹ thuật
2.1. Bảo trì tiên đoán là gì?
Bảo trì tiên đoán (Preventive maintenance) là một dạng của quy trình bảo trì gồm các công việc như sau:
– Giám sát tình trạng thực tế của các thiết bị, máy móc để đưa ra tiên đoán, dự liệu về thời điểm sự cố, hỏng hóc có thể xảy ra.
– Tiến hành bảo trì trước khi sự cố, hỏng hóc xảy ra.
Đây là dạng bảo trì mà các doanh nghiệp, nhà sản xuất ưu tiên vì bên cạnh việc đảm bảo thiết bị, máy móc được vận hành hiệu quả, bảo trì tiên đoán còn giúp giảm chi phí bảo trì, nhằm loại bỏ các sự cố ngoài ý muốn và tránh tối đa việc áp dụng bảo trì dự phòng.
2.2. Bảo trì dự phòng là gì?
Bảo trì dự phòng (Predictive maintenance hay Planned maintenance, tên gọi khác: bảo trì dự phòng, bảo trì dự phòng có kế hoạch, bảo trì chủ động) là dạng bảo trì dùng để kiểm soát, kéo dài chu kì xuống cấp, hư hỏng theo vòng đời của các thiết bị, máy móc. Thiết bị và máy móc dù là vật vô tri nhưng chúng cũng có tuổi thọ nhất định. Khi đến thời điểm cuối cùng của chu kì của thiết bị, máy móc, người sử dụng đều muốn thay chúng bằng thiết bị, máy móc hoặc thay một bộ phận của thiết bị, máy móc tốt hơn để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra trơn tru, không bị gián đoạn.
Từ thập niên 50-60 của thế kỉ XX, bảo trì dự phòng đã được áo dụng tại Hoa Kì và các nước Tây Âu. Dạng bảo trì này được tiến hành bởi một nhóm, một phòng hoặc một công ty dịch vụ bên ngoài, những người tiến hành quá trình bảo trì được trang bị các công cụ, dụng cụ chuyên biệt chứ không phải do nhân sự bộ phận kỹ thuật trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện. Mục đích của dạng bảo trì này để hướng đến sự chuyên môn hóa ở mức cao nhất để tạo nên sự chuyên nghiệp bậc nhất.
Bảo trì dự phòng bao gồm:
– Bảo trì theo điều kiện (Condition-based maintenance): Là dạng bảo trì sử dụng chẩn đoán của thiết bị theo dõi và điều kiện di chuyển thiết bị máy móc liên tục hoặc không liên tục trong suốt quá trình kiểm tra. Bảo trì theo điều kiện được tiến hành theo nhu cầu của nhà máy, xưởng sản xuất.
– Bảo trì khắc phục (Corrective maintenance): Đây là dạng bảo trì gây tốn kém chi phí nhất vì nó được áp dụng sau khi thiết bị, máy móc đã hỏng hoặc gặp trục trặc. Dạng bảo trì này còn có nguy cơ gây hư hỏng thiết bị, máy móc khác hoặc gây ra thêm hư hỏng cho chính thiết bị, máy móc được bảo trì. Chi phí cho bảo trì khắc phục là rất lớn và gây ra thiệt hại đáng kể về mặt doanh thu do dây chuyền sản xuất phải ngừng lại để sửa chữa thiết bị, máy móc. Bảo trì khắc phục gồm tái cấu trúc và tái tạo bề mặt của thiết bị, máy móc.
– Bảo trì định kì (Routine maintenance): Bảo trì định kì hay bảo trì có lịch trình, là dạng bảo trì áp dụng cho một bộ phận của thiết bị hoặc máy móc. Nhà máy, cơ sở sản xuất cần lên lịch để thiết bị, máy móc ngừng hoạt động, sau đó để cho nhân sự bộ phận kỹ thuật viên kiểm tra nhanh để đưa ra đánh giá về tình trạng của động cơ, đảm bảo động cơ hoạt động hiệu quả, chính xác, tránh được mọi sự cố hay rơi vào trạng thái đột ngột ngừng hoạt động.
2.3. Bảo trì tiên đoán và bảo trì dự phòng khác nhau như thế nào?
2.3.1. Cách thức tiến hành
Bảo trì tiên đoán được tiến hành dựa trên tình trạng hiện tại của thiết bị, máy móc thay vì dựa trên yếu tố thời gian sử dụng hay tuổi tác của chúng. Đây là dạng bảo trì dùng để dự đoán thời điểm thiết bị gặp sự cố. Nhờ đó, doanh nghiệp, nhà sản xuất có thể lên lịch trình để sửa chữa, khắc phục trước khi sự cố xảy đến.
Bảo trì dự phòng thì thường tiến hành tiến hành theo thời gian, kế hoạch đã được định sẵn. Yếu tố tuổi tác của thiết bị, máy móc là cơ sở để tiến hành bảo trì dự phòng.
2.3.2. Phương pháp bảo trì
Để tiến hành bảo trì tiên đoán, cơ sở sản xuất sẽ sử dụng các phương pháp sau:
– Phân tích độ rung
– Tạo ảnh nhiệt
– Phân tích dầu
– Phân tích sóng âm và siêu âm.
Đối với bảo trì dự phòng, các phương pháp sau sẽ được sử dụng:
– Tác động và cải thiện trực tiếp vào trạng thái vật lý của thiết bị, máy móc: thay thế chi tiết máy, phụ tùng; bôi trơn; thay dầu; làm sạch,…
– Giám sát tình trạng của thiết bị, máy móc:
+ Chủ quan: Dùng các giác quan (thị giác, xúc giác, khứu giác,…) để kiểm tra
+ Khách quan: Dùng các thiết bị đo đạc
+ Không liên tục: Đo các thông số của thiết bị, máy móc bằng tay
+ Liên tục: Dùng thiết bị kiểm tra
Bạn đọc tìm hiểu thêm về kỹ thuật phần mềm là học về cái gì qua các bài viết: ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, Ngành Công nghệ chế tạo máy, Ngành Kỹ thuật hệ thống công nghiệp nếu thấy hữu ích nhé.
Hy vọng với bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được Maintenance là gì cùng những công việc cụ thể trong hoạt động bảo trì thiết bị, máy móc trong các nhà máy, nhà xưởng.