Management là một trong những thuật ngữ không còn quá xa lạ trong công ty/doanh nghiệp. Nó được xem là hoạt động tiên quyết để giúp cho một công ty, doanh nghiệp hay một nhóm ngành đi đúng hướng phát triển. Vậy cụ thể Management là gì? Vai trò của Management ra sao? Các bạn hãy cùng WEONE tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Management là gì?
Management được hiểu là ban quản lý, là việc quản trị và kiểm soát các công việc của một tổ chức, không phân biệt bản chất, cấu trúc, loại hình và quy mô của nó. Management bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược, điều phối và duy trì một môi trường kinh doanh để các thành viên của một tổ chức có thể làm việc cùng nhau nhằm hoàn thành các mục tiêu kinh doanh thông qua các nguồn lực sẵn có như: tự nhiên, tài chính, công nghệ và nhân lực.
Manager là chức danh cho vị trí quản lý trong các doanh nghiệp. Theo nghĩa tiếng Việt thường được hiểu là quản lý hay trưởng phòng. Tùy thuộc vào đặc điểm và quy mô của doanh nghiệp mà Manager sẽ phụ trách những công việc khác nhau.
Vai trò của Management trong doanh nghiệp là gì?
Management chính là yếu tố quyết định nhất cho sự phát triển của các tổ chức. Vai trò của Management đối với các tổ chức được thể hiện trên các mặt:
- Định hướng sự phát triển của một tổ chức dựa trên cơ sở xác định các mục tiêu chung và hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, tổ chức đó vào việc thực hiện các mục tiêu chung đó.
- Tạo ra sự thống nhất về ý chí và các hành động giữa các thành viên trong tổ chức, thống nhất giữa người quản lí với người bị quản lí và giữa những người bị quản lí với nhau.
- Tạo ra môi trường làm việc và điều kiện cho sự phát triển của mọi cá nhân, tổ chức để đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và có hiệu quả.
- Quản lí phối hợp và điều hoà giữa tất cả các nguồn lực của tổ chức (tài chính, nhân sự, vật lực, thông tin…) để đạt được mục tiêu chung của tổ chức với hiệu quả cao.
- Đưa ra các quyết định đúng đắn và chịu trách nhiệm với những quyết định đã đưa ra cho hoạt động kinh doanh hay bất cứ hoạt động nào của tổ chức.
- Lắng nghe sự chia sẻ và góp ý của nhân viên, truyền đạt sự hiểu biết và kinh nghiệm của cá nhân để nhân viên hay những cộng sự cải thiện kĩ năng, tạo sự gần gũi, gắn bó. Từ đó, xây dựng sự cạnh tranh lành mạnh trong đội nhóm, cùng nhau phấn đấu, nỗ lực vì tương lai của các nhân và sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Các chức năng của Management trong doanh nghiệp
Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là việc xác lập mục tiêu và phương thức thực hiện để đạt tới mục tiêu. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của Management. Thiết lập mục tiêu không những giúp cho mỗi thành viên trong tổ chức biết rõ điểm đến mà còn để phân bổ nguồn lực một cách hợp lý trong toàn bộ tiến trình.
Tổ chức thực hiện
Chức năng thứ hai là tổ chức thực hiện. Management sẽ phải phân công nhiệm vụ đến các phòng ban trong công ty để đảm bảo các hoạt động được trơn tru, đúng nhiệm vụ của từng cấp bậc phòng ban. Sau khi phân chia công việc, nhiệm vụ thì Management sẽ phải kiểm soát tiến độ thực hiện công việc của nhân viên để từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp nhất, giúp đạt được hiệu quả cao khi thực hiện.
Về nguyên tắc Management có tầm nhìn càng xa về các công việc trong tương lai thì càng dễ giao việc mà không gây áp lực quá nhiều đến tiến độ của nhân viên.
Lãnh đạo tổ chức
Lãnh đạo là việc mà Management tác động lên các bộ phận, cá nhân trong tổ chức, để hướng họ đến việc thực hiện và hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Huấn luyện nhân viên
Một chức năng quan trọng của Management là huấn luyện nhân viên. Các nhà quản lý sẽ định hướng cho cấp dưới hướng đi và cách thức để thực hiện công việc, mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Hay đơn giản hơn là người hướng dẫn, huấn luyện và đào tạo cho cấp dưới để nâng cao tiềm năng nhân lực trong doanh nghiệp đạt được mục đích chung.
Kiểm tra và đánh giá kết quả
Management sẽ kiểm tra việc đo lường thực tế những công việc mà các cá nhân, bộ phận đã thực hiện. Nếu hoàn thành tốt, đảm bảo mục tiêu đề ra sẽ được khen thưởng theo đúng quy chế. Và ngược lại, nếu không hoàn thành hết được mục tiêu sẽ bị phạt theo quy định.
Những kỹ năng một quản lý Manager cần có là gì?
- Khả năng quản lý
Manager cần sở hữu rất nhiều kỹ năng khác nhau trong đó có khả năng quản lý để quản lý các nhân viên của mình một cách hiệu quả. Và Manager cần phải liên tục rèn luyện thêm các kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian, kỹ năng phân tích…để giúp con đường thăng tiến của bản thân được tiến xa hơn.
- Thúc đẩy tạo năng suất
Một trong những hoạt động quan trọng của Manager là thúc đẩy hiệu suất của từng nhân viên để họ có thể làm việc đạt hiệu quả hơn. Một số hoạt động để thúc đẩy năng suất như luôn khen ngợi kết quả đạt được của nhân viên, hỗ trợ và phản hồi liên tục cho các thành viên, làm bạn với họ…
- Động viên nhân viên và truyền cảm hứng làm việc
Hiệu suất làm việc của nhân viên còn phụ thuộc vào sự động viên và truyền cảm hứng từ Manager. Nó sẽ giúp nhân viên luôn tràn đầy động lực, làm việc tập trung vào chất lượng, tìm mọi cách để nâng cao hiệu suất công việc. Và đây được xem là nhiệm vụ quan trọng nên các nhà quản lý lãnh đạo cần học hỏi, trau dồi, tìm cách để thuần thục kỹ năng này.
- Khả năng thích ứng với biến đổi của mọi môi trường
Manager cần có khả năng thích ứng với sự biến đổi xung quanh, có khả năng giải quyết vấn đề và thích nghi tốt với môi trường. Đây là một khả năng cần thiết để đảm bảo hoàn thành tốt và ứng phó kịp thời với các vấn đề xảy ra.
- Khả năng tư duy tốt
Khả năng tư duy tốt sẽ giúp Manager quản lý tốt các nguồn lực của doanh nghiệp để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Và luôn đưa các hoạt động đi theo một logic nhất định để công việc được trôi chảy nhất.
- Kỹ năng lãnh đạo
Manager cần có kỹ năng lãnh đạo tốt để có thể lãnh đạo các nhân viên của mình thực hiện tốt các công việc được giao. Lãnh đạo các thành viên của một tổ chức để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu chung đã đề ra của doanh nghiệp.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn
Ngoài các kỹ năng trên thì Manager cần trang bị thêm và nắm vững những kiến thức chuyên môn về nghề nghiệp, công việc mà mình đang quản lý.
Nếu mục tiêu trong sự nghiệp của bạn là trở thành Manager giỏi hoặc bạn đang tìm kiếm con đường thăng tiến trong sự nghiệp thì hãy không ngừng học hỏi và rèn luyện bản thân mỗi ngày. Qua bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để hiểu Management là gì và có thể giúp bạn trở thành một Best Manager trong tương lai.