MASS MEDIA LÀ GÌ? CHỨC NĂNG? KHÁC GÌ SO VỚI SOCIAL

MASS MEDIA LÀ GÌ? CHỨC NĂNG? KHÁC GÌ SO VỚI SOCIAL

Mass media là gì

Bạn đã bao giờ nghe đến Mass media, bạn có thắc mắc chúng là gì và chức năng cũng như để phân biệt nó với Social media, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Flava Entertainment Productions nhé.

Mass media là gì?

Mass media (Truyền thông đại chúng) là hoạt động có chủ đích đến việc truyền đạt các thông tin đại chúng đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm giải quyết được các vấn đề của người tiêu dùng mục tiêu thắc mắc. Nó là loại hình truyền thông một chiều, nhắc đến nó là nhắc đến các công ty truyền thông hoạt động vì những mục đích khác nhau như thương mại, dịch vụ, chính trị…

Mass media là gì? (Ảnh: Internet)

Mass media chính là các yếu tố có khả năng chứa được nội dung truyền thông đại chúng. Bao gồm các loại chính sau:

  • Báo chí, tạp chí in ấn.
  • Film ảnh.
  • Truyền hình.
  • Phát thanh.
  • Quảng cáo.
  • Internet.
  • Các loại bang đĩa, âm thanh.

Chức năng của truyền thông đại chúng

Chúng có chức năng thông tin, đón nhận và truyền tải, phổ biến các thong tin đó như tin tức, sự kiện đang nóng ở đời sống xã hội đến với công chúng. Ngoài ra, nó còn phản ảnh và cung cấp các thông tin từ ngoài nước, những quan điểm chính trị, xã hội, tôn giáo, pháp luật. Công chúng có thể phản hồi các thông tin đó và gửi yêu cầu đến cơ quan, ban ngành có thẩm quyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng.Một chức năng nữa đó là giáo dục và định hướng dư luận xã hội. Đó là việc đưa ra các thông tin về kiến thức cho người dân giúp họ đánh giá và hệ thống các thông tin đó, lựa chọn đưa ra các thông tin phù hợp và hữu ích nhất. Quá trình sẽ tạo nên ý thức xã hội với các vấn đề xã hội, sự kiện quan trọng. Chúng góp phần tạo định hướng dư luận hiệu quả và nhanh chóng.

Chức năng thứ 3 có thể kể đến là tổ chức và quản lý xã hội. Được xem là chức năng quan trong nhất của truyền thông đại chúng vì nó là chức năng định đoạt đến sự tiên bộ hoặc hạn chế của cả hệ thống truyền thông cũng như sự phát triển tích cực, tốt đẹp hơn của xã hội.

Giám sát và phản biện xã hội. Khi đưa ra các thông tin truyền thông, người tiếp nhận, công chúng có thể phản biện, theo dõi các hoạt động của nhà nước, công ty, ban ngành. Từ đó chúng góp phần vào hoàn thiện các điều khoản, chính sách, sản phẩm của các đơn vị. Ngoài ra chúng còn giúp phê phán những hạn chế trong các mặt của xã hội, đời sống.

Cơ hội việc làm của ngành truyền thông đại chúng

Với sư phát triển của xã hội hiện tại, các kênh truyền thông ngày càng đa dạng, nhất là internet, chúng thúc đẩy quá trình phát triển của truyền thông đại chúng phát triển hơn. Thế nên cơ hội việc làm cũng là điều không thiếu. Dưới đây là mốt số việc liên quan đến ngành:

Làm báo chí

Người đưa tin có thể là nói là tên gọi khác của nghề này, với nhiệm vụ tìm hiểu, xác minh, đưa ra các thông tin xác thực mới nhát về các vấn đề của cuộc sống, xã hội, các sản phẩm dịch vụ tốt hoặc xấu hằng ngày, hằng giờ.

Làm báo chí là một nghề rất phổ biến trong Mass media (Ảnh: Internet)

Bạn có thể là phóng viên, biên tập viên tại các đài truyền hình, cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền thông… bạn cần có sự nhạy bén, nắm bắt các thông tin nhanh nhất, chính xác nhất nhằm phục vụ công chúng. Ngoài ra bạn cũng có thể phát triển theo hướng giảng viên đào tạo tại các trường, cơ sở báo chí nếu đủ khả năng, kinh nghiệm.

Làm về mảng quan hệ công chúng

Công việc này tại các cơ quan, doanh nghiệp, ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiệm vụ của bạn là đưa ra chiến lược, kế hoạch, liên kết tạo các mối quan hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cũng như khách hàng mục tiêu. Điều quan trọng trong ngành này là bạn cần có sự am hiểu về dịch vụ, sản phẩm cũng như giá trị công ty, khả năng giao tiếp tốt sẽ là chìa khóa thành công của bạn trong công việc.

Làm về tổ chức sự kiện

Đây là công việc khá hot hiện nay, nhất là giới trẻ. Người tổ chức sự kiện chịu trách nhiệm lên kế hoạch, tổ chức, phân phối nhân sự, timeline, kịch bản cho toàn bộ sự kiện. Các công việc sẽ được phân công rõ ràng cho các nhân sự thuộc team từ hậu cần, triển khai, giám sát, điều phối… Chúng thường tạo ra các giá trị thực, tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng thông qua các hình thức triển khai khác nhau. Chúng có thể là các show âm nhạc, trò chơi truyền hình, talkshow, hội thảo…

Công việc thường xuyên, phải làm việc đôi lúc lên đến 16 tiếng 1 ngày, điều bạn cần nhất có thể là sự nhiệu huyết và 1 sức khỏe dẻo dai để theo đuổi đam mê này.

Làm nghề sản xuất quảng cáo, phim, ảnh

Với thời đại cưa công nghệ như hiện tại, các phương tiện truyền thông ngày càng đa dạng, nhu cầu sản xuất các film ảnh, TVC quảng cáo rất được quan tâm. Thật chất ngành này chưa có một trường nào giảng dạy về mặt chính quy, nhưng về độ liên quan về kỹ năng, và đa số nhân sự trong đó đều phát triển từ những nhân sự có hiểu biết về ngành truyền thông đại chúng. Đó là một cơ hội mới, giàu tiềm năng và thách thức. Bạn cần có đam mê về quay chụp cũng như rèn luyện các kỹ năng ấy sẽ giúp bạn tốt lên từng ngày trong công việc, thu nhập tốt.

Sản xuất phim, ảnh

Sản xuất phim, ảnh là một nghề khá hot hiện nay (Ảnh: Internet)

Khác biệt giữa Social media và Mass media

Social media là gì?

Thông qua Social media, bạn có thể quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ của mình cũng như dễ dàng nhận được những ý kiến, phản hồi qua tính năng tương tác của người tiêu dùng.

Social media là gì? (Ảnh: Internet)

Social media (truyền thông công chúng) đến thời điểm hiện tại nó là một thành phần cửa Social Network, nó ra đời cùng với sự xuất hiện của internet, lan truyền mọi thông tin trên các mạng xã hội, cũng như internet. Nói cách đơn giản nhất nó là truyền miệng trên internet.

Có nhiều kênh Social media được sử dụng cho các quá trình truyền thông, mà nổi bật nhất hiện nay có thể nói đến như: Facebook, Twitter, Zalo, Instagram, hay Youtube…

Nếu chia theo các yếu tố phân phối, chúng chia ra làm 3 loại chính:

  • Content source: Blog, forum, Flickr…
  • Content sharing: Facebook, Instagram, Wiki, Twitter…
  • Content distribution: YouTube, linkhay, Digg…

Điểm giống nhau

Chúng đều là các phương tiện truyền thông, giúp truyền tải thông tin đến công chúng.

Điểm khác nhau

Điểm khác nhau lớn nhất giữa 2 phương tiện truyền thông này ở mô hình, mục đích, chất liệu truyền thông và đích phân phối (nhóm công chúng).

Social media là kênh truyền thông mà mà ở đó mọi người đều có thể tương tác với các thông tin, con người với nhau, tạo ra các mối liên hệ, trao đổi, chia sẽ các quan điểm cá nhân, hình ảnh, cảm xúc… trực tiếp với các thông tin thông qua các mạng xã hội. Với mức độ tương tác cao của chúng giúp hiệu quả marketing online phát triển vượt bậc.

Mass media bị giới hạn bởi các phương tiện truyền thông truyền thống (báo chí, truyền hình, truyền thanh…) còn với Social mang tính hiện đại, bắt kịp xu hướng cập nhật, tương tác với các thông tin mọi lúc mọi nơi chỉ cần kết nối internet.

Điều mà mọi người dễ thấy nhất có thể nhận biết ở chúng là Mass thì một chiều, một nguồn phát còn Social thì tạo nên các tương tác 2 chiều giữa nguồn phát và người tếp nhận, với nhiều nguồn và nhiều tiếp nhận khác nhau.

Chất liệu của Media là content (hình ảnh, clip, bài viết, báo chí…) còn đối với Social là các ý kiến, quan điểm cá nhân, cảm xúc…

Mass media có tính cá nhân thấp, được định vị theo phân khúc người dùng còn Social media được phân phối khi đã qua các màng lọc từ địa điểm, độ tuổi, giới tính, các mối quan hệ nên có tính cá nhân rất cao.

Mối quan hệ giữa Mass media và Social media

Để có một chiến dịch truyền thông thành công cần có sự kết hợp giữa cả 2, nó giúp tạo nên sự hài hòa. Với sự phát triển của tương lai, Mass media đang dần phải thích ứng thân thiện hơn, tạo các tương tác đa chiều hơn.

Social media đóng vai trò trong quá trình phát hiện sự kiện, nội dung, phân phối ở mức độ chuyên sâu cá nhân. Mass media đưa ra các thông tin sự kiện hằng ngày, các chương trình có quy mô lớn và chất lượng cao.

Qua bài viết mong đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn, hãy theo dõi chuyên mục để cập nhật thêm các tin tức, kiến thức mới nhất nhé.