MH 370: Chiếc máy bay bí ẩn nhất hàng không hiện đang ở đâu sau

Máy bay mh370 mất tích ở đâu

Máy bay MH370: Thông tin mới về tìm kiếm sau 9 năm mất tích

Một tàu hải cảnh Trung Quốc di chuyển qua khu vực tìm kiếm chuyến bay Malaysia Airlines mất tích năm 2014. Ảnh Getty

Số phận của chuyến bay MH370 trở thành một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất thế giới khi nó biến mất trên đường từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào ngày 8/3/2014.

Năm 2018, Malaysia đã mời Ocean Infinity tìm kiếm chiếc máy bay ở nam Ấn Độ Dương, đề nghị trả tới 70 triệu USD nếu tìm thấy chiếc máy bay.

Cuộc tìm kiếm của công ty diễn ra sau khi Malaysia, Trung Quốc và Úc kết thúc cuộc săn lùng dưới nước trị giá 135 triệu đô la trong hai năm không có kết quả vào tháng 1/2017 sau khi không tìm thấy dấu vết nào của chiếc máy bay.

Vào ngày 5/3, Voice370 – một nhóm thân nhân của những người trên máy bay – cho biết Ocean Infinity hy vọng sẽ bắt tay vào một cuộc tìm kiếm mới sớm nhất là vào mùa hè này và kêu gọi chính phủ Malaysia chấp nhận bất kỳ đề xuất nào từ công ty trên cơ sở phí có điều kiện, chẳng hạn như công ty sẽ chỉ được trả tiền nếu thành công.

“Ocean Infinity, trong 12 tháng qua đã đạt được tiến bộ thực sự khi làm việc với nhiều người để hiểu thêm… các sự kiện trong năm 2014,” Voice370 cho biết trong một tuyên bố, sau sự kiện tưởng niệm đánh dấu năm thứ 9 kể từ khi MH370 mất tích.

“Cuối cùng, điều này đã cải thiện đáng kể cơ hội tiến hành tìm kiếm thành công của họ”.

Ocean Infinity và Bộ Giao thông Vận tải Malaysia đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Tuy nhiên, trong một thông điệp gửi tới các gia đình được đọc tại sự kiện tưởng niệm, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Anthony Loke tuyên bố sẽ không “đóng sổ” về MH370, đồng thời cho biết thêm rằng các cuộc tìm kiếm trong tương lai sẽ được xem xét nếu có “thông tin mới và đáng tin cậy” về vị trí tiềm năng của chiếc máy bay MH370.

Các mảnh vỡ được xác nhận hoặc được cho là của máy bay MH370 đã dạt vào bờ biển châu Phi và trên các đảo ở Ấn Độ Dương.

Các nhà điều tra Malaysia trước đó không đưa ra kết luận nào về những gì đã xảy ra trên chuyến bay, nhưng không loại trừ khả năng máy bay đã cố tình đi chệch hướng.

MH 370: Điều gì đã xảy ra với chiếc máy bay này?

Hình ảnh chiếc Boeing 777-200ER của hãng hàng không Malaysia Airlines

Máy bay liên lạc bằng giọng nói lần cuối với trung tâm kiểm soát không lưu ATC vào lúc 01:19 (giờ Malaysia) khi nó bay qua Biển Đông, chưa đầy một giờ sau khi cất cánh. MH370 biến mất khỏi màn hình radar ATC lúc 01:22 nhưng vẫn được theo dõi trên radar quân sự khi nó đột ngột rẽ khỏi hướng đông bắc theo lộ trình tới Bắc Kinh để hướng về phía tây và băng qua Bán đảo Mã Lai, tiếp tục hướng đi đó cho đến khi rời khỏi phạm vi của radar quân sự lúc 02:22.

MH370 mất liên lạc với kiểm soát viên không lưu khoảng một giờ sau khi cất cánh. Giám đốc điều hành Malaysia Airlines Ahmad Jauhari Yahya cho biết vị trí cuối cùng được biết xác định của máy bay là 120 hải lý ngoài khơi bờ biển phía đông của thị trấn Kota Bharu, Malaysia. Máy bay đang bay trong điều kiện thời tiết tốt và biến mất mà không có cảnh báo hoặc tín hiệu cấp cứu.

Nỗ lực tìm kiếm bắt đầu ngay sau đó. Malaysia và Việt Nam tiến hành một loạt nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn chung cho chuyến bay mất tích.

Ngày 9/3/2024, khu vực tìm kiếm được mở rộng lên 50 hải lý từ 20 hải lý của vị trí xác định cuối cùng của máy bay, bao gồm cả eo biển Malacca. Nhiều quốc gia tham gia chiến dịch tìm kiếm và cứu nạn bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Singapore và Philippines.

Cùng ngày, Interpol xác nhận hai hành khách người Iran đã sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp của 2 công dân Áo và Ý. Hai người này sau đó được loại khỏi danh sách nghi phạm gây ra vụ mất tích.

Malaysia thông báo rằng khu vực tìm kiếm sẽ tăng gấp đôi lên 100 hải lý để bao phủ một khu vực rộng lớn hơn của Vịnh Thái Lan giữa Malaysia và Việt Nam.

Trong những tuần sau khi MHMH370 biến mất, cuộc tìm kiếm tập trung vào vùng biển ở Đông Nam Á và một cuộc điều tra về vụ mất tích đã được mở. Sau một tuần tìm kiếm, Malaysia đã khẳng định hiện MH370 tiếp tục bay trong vài giờ sau khi mất liên lạc với kiểm soát không lưu. Liên lạc cuối cùng của nó trên mạng được thực hiện dọc theo một trong hai vòng cung kéo dài về phía tây bắc vào Trung Á và phía tây nam vào nam Ấn Độ Dương. Vòng cung phía bắc đã được loại trừ sau đó và trọng tâm của cuộc tìm kiếm chuyển sang một khu vực xa xôi ở nam Ấn Độ Dương.

Vào ngày 18/3, một cuộc tìm kiếm trên bề mặt ở nam Ấn Độ Dương, do Australia dẫn đầu đã bắt đầu. Vào ngày 24/3/2014, Thủ tướng Malaysia thông báo rằng chuyến bay MH370 đã kết thúc ở nam Ấn Độ Dương mà không có ai sống sót.

MH 370: Giả thuyết gây sốc về sự biến mất bí ẩn

Sau nhiều năm tìm kiếm và tiêu tốn hàng trăm triệu USD, ngoài một số mảnh vỡ được cho là thuộc về chiếc MH370 được tìm thấy cùng những hành khách được cho là đã thiệt mạng, vẫn chưa có bất kỳ lời giải thích chính thức nào về nguyên nhân của sự việc được đưa ra.

Bên cạnh đó, những giả thuyết kỳ quặc về số phận của chiếc máy bay và các hành khách cũng được lan truyền khắp nơi. Trong đó, có không ít giả thuyết điên rồ vẫn còn được bàn luận cho đến thời điểm hiện tại.

Tam giác quỷ Bermuda

Giả thuyết “Tam giác quỷ Bermuda” gây xôn xao cõi mạng

Từ lâu, khu vực Tam giác quỷ Bermuda ở Đại Tây Dương đã trở thành nơi nhận được sự chú ý do là nơi liên tục xảy ra nhiều vụ tai nạn hàng không cũng như hàng hải, điển hình là vụ mất tích bí ẩn của 5 máy bay ném bom hồi năm 1945.

Và tất nhiên, ngay khi sự việc chiếc MH370 diễn ra, đã có một số người tin rằng chiếc máy bay của Malaysia bị mất tích do lạc vào một Tam giác quỷ Bermuda thứ 2 nằm ở khu vực châu Á.

Dù giả thuyết này nghe có phần hoang đường và khó tin nhưng nó đã trở thành một trong những giả thuyết thu hút sự chú ý lớn từ phía những người sử dụng mạng xã hội vào thời điểm vụ tai nạn xảy ra.

Buồng lái gặp sự cố

Một vài mảnh vỡ được cho là thuộc về chiếc MH370

Một trong những giả thuyết được nhiều người cho khá hợp lý về sự việc này được đưa ra bởi phi công Chris Goodfellow, người cho rằng một đám cháy trong buồng lái đã khiến cơ trưởng rẽ về phía tây tới Palau Langkawi, một đường băng gần đó.

Theo Goodfellow, việc mất liên lạc với buồng lái có liên quan đến sự cố chập điện và phi hành đoàn cần tập trung vào việc điều khiển máy bay hơn thay vì phát tín hiệu cấp cứu. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng các phi công có thể đã bất tỉnh hoặc bị ngạt khói, khiến máy bay bay tự động trong nhiều giờ cho đến khi hết nhiên liệu và bị rơi. Đây được cho là một giả thuyết có lý, ngoại trừ việc họ không tìm ra bất kỳ bằng chứng chắc chắn nào để củng cố nó.

Người ngoài hành tinh

Bên cạnh giả thuyết về Tam giác quỷ Bermuda thứ 2, tin đồn về việc máy bay Malaysia bị người ngoài hành tinh bắt cóc cũng được lan truyền rất nhiều trên các trang mạng xã hội. Thậm chí, một cuộc khảo sát của đài truyền hình Mỹ hồi năm 2014 còn cho biết có tới 1/10 người Mỹ tin rằng người ngoài hành tinh đứng sau vụ mất tích kỳ bí của máy bay MH370.

Theo đó, Alexandra Bruce của Forbidden Knowledge TV, đã sử dụng trang web lập bản đồ chuyến bay Flightradar như một ví dụ về sự tham gia của người ngoài hành tinh trong vụ mất tích MH370.

Chỉ vào một video do một người dùng YouTube DAHBOO7 thực hiện, Bruce tuyên bố các chỉ số radar trong clip “đã thu được tín hiệu từ thứ mà hiện tại chỉ có thể được gọi là UFO”.

Đoạn video cũng tái tạo khoảnh khắc cuối cùng của chiếc máy bay và cho thấy một “vật thể bí ẩn” đang bay với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, vật thể nói trên thực tế được ghi nhận là chuyến bay 672 của Hãng hàng không Hàn Quốc.

Máy bay bị giấu ở hòn đảo bí mật

Blogger người Trung Quốc cho rằng đây là giả thuyết hợp lý nhất về sự biến mất của chiếc máy bay

Mặc dù đã có ý kiến bác bỏ nhưng một số cư dân mạng Trung Quốc vẫn tin vào giả thiết trên. Trong đó, một blogger tên He Xin đã cho rằng sự biến mất của MH370 nằm trong kế hoạch của CIA với mục đích kiểm soát một số nhân vật hoặc vật dụng đặc biệt được chuyên chở trên chuyến bay. He cho rằng máy bay bị ép hạ cánh tại Diego Garcia. Điều này cũng lý giải cho việc người nhà hành khách vẫn thấy chuông điện thoại reo nhiều giờ sau khi phi cơ biến mất.

Vụ tai nạn là có chủ ý

Cơ trưởng Zaharie Ahmad Shad bị tình nghi là người đứng sau sự việc

Cho đến thời điểm hiện tại, đây là giả thuyết có phần thuyết phục nhất đối với nhiều chuyên gia. Được biết, nhiều người đã đồng ý rằng kịch bản chính cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah là người đứng sau vụ tai nạn này.

Dù chưa có bằng chứng cụ thể nhưng các nhà điều tra của Pháp cho biết vào năm 2019 rằng ông Shah dường như là người điều khiển máy bay “tới phút cuối cùng”.

Larry Vance, một chuyên gia hàng không kiêm cựu phi công, người ủng hộ giả thuyết nói trên, cũng đưa ra một vài bằng chứng ông cho là bổ sung cho tính xác thực của giả thuyết này. Ông Vance cho rằng, việc đâm máy bay xuống Ấn Độ Dương và không thể tìm thấy máy bay đã được lên kế hoạch vô cùng kỹ càng.

Một trong những chi tiết bằng chứng mà ông Vance đặt ra trong cuốn sách năm 2018 của mình là việc cơ trưởng yêu cầu nhiên liệu thêm 2 giờ bay.

“Thời gian dự kiến bay của MH370 chỉ là 5 tiếng 34 phút. Tuy nhiên cơ trưởng yêu cầu đủ nhiên liệu cho 7 tiếng 31 phút, như vậy là máy bay có thể bay thêm 2 tiếng nữa và điều này cho phép cơ trưởng Shah bay đến những khu vực hẻo lánh nhất ở Ấn Độ Dương.” – ông Vance nhận định.