Mbs là gì

MBS là loại chứng khoán được phát hành dựa trên cơ sở một hoặc một nhóm các khoản thế chấp. Về bản chất thì MBS giống như là một loại trái phiếu.

Bảo đảm thế chấp (tiếng Anh: Mortgage-Backed Security, viết tắt: MBS) là một khoản đầu tư tương tự như trái phiếu được phát hành dựa trên cơ sở một hoặc một nhóm các khoản thế chấp.

Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp trong tiếng Anh là Mortgage-Backed Security; viết tắt là MBS.

Chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) là một khoản đầu tư tương tự như trái phiếu được phát hành dựa trên cơ sở một hoặc một nhóm các khoản thế chấp. Các nhà đầu tư vào MBS nhận thanh toán định kì tương tự như trái phiếu coupon.

MBS là một loại chứng khoán bảo đảm bằng tài sản. Rõ ràng rằng trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ 2007 – 2008, một chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp chỉ được nghe đến như là khoản thế chấp hỗ trợ.

Một MBS cũng có thể được gọi là một khoản bảo đảm liên quan đến chứng khoán hoặc sang tay thế chấp.

MBS là gì? Tất tần tận kiến thức về MBS

Cách thức chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp hoạt động

Về cơ bản, một chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp biến ngân hàng thành một trung gian tài chính giữa người mua và nhà đầu tư. Một ngân hàng có thể ban hành các khoản thế chấp cho khách hàng và sau đó bán chúng lại với giá chiết khấu để đưa vào khoản MBS. Ngân hàng ghi nhận nghiệp vụ này vào tài khoản có trên bảng cân đối kế toán và ngân hàng sẽ không sao kể cả khi người mua bị phá sản hay trắng tay.

Các nhà đầu tư mua một chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp chủ yếu là để cho vay đối với những người mua nhà. Một MBS có thể được mua bán thông qua một nhà môi giới. Mức đầu tư tối thiểu là khác nhau giữa các tổ chức phát hành.

Để được buôn bán trên thị trường hiện nay, MBS phải được phát hành bởi một doanh nghiệp được chính phủ tài trợ (GSE) hoặc một công ty tài chính tư nhân. Các khoản thế chấp phải có nguồn gốc từ một tổ chức tài chính được cấp phép và thành lập theo qui định. Và MBS phải nhận được sự công nhận một trong hai xếp hạng hàng đầu bởi cơ quan xếp hạng tín dụng.

Các loại chứng khoán bảo đảm thế chấp

Có hai loại MBS phổ biến: chứng khoán chuyển giao (Pass-through) và nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp (Collateralized Mortgage Obligations – CMO).

Chứng khoán chuyển giao (Pass-through)

– Chứng khoán chuyển giao: được hình thành bằng sự tin tưởng trong đó các khoản thanh toán thế chấp được thu thập và chuyển qua cho các nhà đầu tư. Chúng thường có thời gian đáo hạn là 05, 15 hoặc 30 năm. Kì hạn của chứng khoán chuyển giao có thể ít hơn thời gian đáo hạn đã nêu tùy thuộc vào các khoản thanh toán chính trên khoản thế chấp tạo nên chứng khoán chuyển giao.

Nghĩa vụ nợ cầm cố thế chấp (Collateralized Mortgage Obligations – CMO)

CMO bao gồm nhiều nhóm chứng khoán được biết đến như là các lớp hay các phân ngạch. Các phân ngạch được xếp hạng tín dụng để xác định tỷ lệ được lợi tức cho các nhà đầu tư.

Ưu điểm và hạn chế của chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp

Ưu điểm

– Đây là công cụ đầu tư có rủi ro rất thấp nhưng lại cung cấp mức thu nhập cao hơn 1-2% so với những chứng khoán có rủi ro tương đương.

– Hầu hết chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp hoặc là được bảo đảm toàn bộ hoặc bảo trợ bởi chính phủ Mỹ.

Hạn chế

– Khoản đầu tư tối thiểu khá cao, thường từ 25.000 USD.

– Thu nhập từ chứng khoán này bị đánh thuế.

Để dễ hiểu hơn thì độc giả của Happy Live có thể hình dung như thế này: Công ty bất động sản ABC có một tòa nhà văn phòng cho thuê trị giá 2.400 tỷ đồng. Công ty này muốn thực hiện một dự án chung cư khác và cần vay thêm 1.200 tỷ đồng. Sau khi đánh giá các phương án thì công ty này đến ngân hàng XYZ thế chấp tòa nhà văn phòng đó để vay 1.200 tỷ đồng trong 5 năm, đồng thời thanh toán tiền gốc và tiền lãi hàng tháng là 1%.

Nhưng tình hình của ngân hàng XYZ thì đang “mấp mé” hạn mức tín dụng cho phép nên không thể cho vay thêm. Còn ngân hàng thì lại không muốn mất khách hàng nên quyết định phát hành 12 triệu trái phiếu có mệnh giá là 100.000 đồng được đảm bảo bằng khoản thế chấp là tòa nhà văn phòng cho thuê của công ty ABC trong 5 năm. Những người nắm giữ trái phiếu này sẽ được hưởng số tiền mà công ty ABC thanh toán cho ngân hàng XYZ tùy theo số trái phiếu đang sở hữu..

Ví dụ độc giả mua 6.000 trái phiếu tương đương 0,5% tổng trái phiếu phát hành có trị giá 600 triệu đồng (6.000 trái phiếu x mệnh giá 100.000). Trong đó công ty ABC sẽ trả gốc và lãi là 16 triệu đồng cho tháng đầu tiên, trong đó:

Gốc =0,5%×(1.200.000.000.000/5/12) =10.000.000 đồng.

Lãi = 1%×600.000.000 = 6.000.000 đồng.

Từ tháng thứ hai trở đi thì tiền lãi sẽ giảm do trừ đi khoản đã trả cho độc giả. Cụ thể là:

Lãi = 1%×(600.000.000 – 10.000.000) = 5.900.000 đồng.

Cứ tiếp tục như vậy cho đến lúc đáo hạn thì độc giả sẽ nhận đủ 600 triệu đồng tiền gốc và 183 triệu đồng tiền lãi. Tổng cộng là 783 triệu đồng sau 5 năm.

Như vậy sau 5 năm, độc giả chỉ nhận lãi suất thực là 30,5% chứ không phải là 60% trên danh nghĩa đã ghi trên trái phiếu. Lý do là lãi suất chỉ được tính trên số tiền còn nợ sau khi trừ tiền gốc đã trả.

Tuy nhiên, độc giả nắm giữ trái phiếu MBS không đồng nghĩa là không có rủi ro. Rủi ro sẽ phát sinh khi tòa nhà văn phòng cho thuê của công ty ABC bị mất giá trị và lúc này trái phiếu MBS đó chỉ còn là đống giấy lộn.

Nguồn: investopedia.com

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ