MC (Người dẫn chương trình) là gì? Viết tắt của từ nào?

MC (Người dẫn chương trình) là gì? Viết tắt của từ nào?

Mc là gì

MC là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Vậy thực chất MC là gì, nó là viết tắt của từ nào? Bài viết ngày hôm nay KienThucVui.vn sẽ giải nghĩa cho bạn thuật ngữ này.

MC là viết tắt của từ nào

MC (Người dẫn chương trình) là gì?

Theo từ điển thì MC (đọc là /’emsi/) có nghĩa là người phụ trách nghi lễ, chủ tế, nghĩa thông dụng là người dẫn chương trình.

MC nghĩa thực chất là: “Bậc thầy của nghệ thuật giao tiếp”. Những người làm MC chuyên nghiệp thực là những nghệ sĩ đích thực.

Vào thập niên 1970 và thập niên 1980, thuật ngữ MC có liên hệ với âm nhạc hip-hop, và là từ để chỉ người mà bây giờ thường được gọi là “rapper”. Khi ấy, người ta còn coi MC là viết tắt của những cụm từ như: microphone controller, mic checka, music commentator và moves the crowd. Việc không thống nhất trong cách viết tắt này có thể là nguyên nhân khiến người dẫn chương trình ngày nay đảm đương nhiều nhiệm vụ hơn thế, không chỉ là dẫn chương trình mà thôi. Một lưu ý nhỏ là MC ở đây không phải là viết tắt của chữ Master of Compere. Trong đó, Master nghĩa là chuyên gia, Compere nghĩa là người dẫn chương trình.

Người dẫn chương trình là gì

Tuy nhiên, theo nghĩa rộng lớn thì người dẫn chương trình là người lôi cuốn sự chú ý của quần chúng hướng về họ để dẫn dắt quần chúng tương tác và hòa nhập vào sự kiện, bất kể đó là trên truyền hình hay ngoài đời thực, như đám cưới, tiệc,… Do đó, ngay cả trong những “hội nghị” hay sự kiện “cây nhà lá vườn” (phạm vi nhỏ) hay bất kỳ chỗ nào đông người thì những ai mạnh dạn đứng lên cầm micro “khơi mào” cũng đều được gán cho từ MC.

Những người dẫn chương trình nổi tiếng (người Việt) có thể kể đến như: Nguyễn Ngọc Ngạn, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Minh Châu, Thanh Bạch, Minh Hương, Quỳnh Hương, Quỳnh Hoa, Quỳnh Trâm, Lại Văn Sâm, Diễm Quỳnh… Khi nhắc đến người dẫn chương trình, mọi người thường nghĩ họ là những người có tài hoạt bát, tự tin trước công chúng, có kiến thức rộng, khôi hài, thanh lịch, duyên dáng v.v… Từ “MC” được truyền vào Việt Nam bởi MC Việt Thảo – người dẫn chương trình của Trung tâm Vân Sơn.

MC là viết tắt của từ nào?

Có ý kiến cho rằng từ MC xuất hiện khoảng nửa cuối thế kỉ thứ IV. MC là viết tắt của từ Master of Ceremonies (bậc thầy xướng lễ) bắt nguồn từ tôn giáo phương Tây, ban đầu, MC chỉ áp dụng cho các tu sĩ, linh mục được phép cử hành thánh lễ. Sau đó, MC còn để chỉ những người đọc lời nghi thức cầu nguyện.

Những kĩ năng không thể thiếu của một MC

Những kỹ năng không thể thiếu của MC

MC tuy không phải người nổi tiếng, tuy không có lượng fan nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong chương trình. MC đóng vai trò như một người dẫn chuyện. Một chương trình có lôi cuốn, hấp dẫn hay không, công lớn là ở người MC.

Nghệ thuật diễn cảm

Ánh mắt, đôi tay thậm chí cả những cái nhíu mày cũng là cách biểu đạt tình cảm hữu hiệu nhất, cùng lúc bạn phải diễn tả nội dung và chú ý phối hợp nhuần nhuyễn bước đi, đôi tay với lời nói. Mỗi MC đều có phong cách, cá tính riêng dễ nhận thấy, người thì với nụ cười trong trẻo, người thì có cách ngắt nhịp đứt đoạn nhưng ấn tượng…

Ngoại hình ưa nhìn

Ngoại hình ưa nhìn là một lợi thế của MC. Nếu một MC có gương mặt sáng, nụ cười thân thiện sẽ tạo thiện cảm cho khán giả, từ đó thu hút khán giả hơn. Để hình ảnh của mình thêm đẹp hơn trong mắt khán giả, MC cần phải biết lựa chọn các trang phục sao cho phù hợp với thân hình, vóc dáng của mình nhất, hơn thế nữa nó cần phải hòa hợp với chủ đề của chương trình. Ngoài ra, những cử chỉ nhỏ thanh lịch trong tác phong đi đứng, nói chuyện, biểu cảm cũng tạo nên nét cuốn hút đối của một MC.

Vốn kiến thức sâu rộng

MC không đơn thuần chỉ là ngoại hình xinh đẹp, giọng nói truyền cảm, nghề này đòi hỏi nhiều hơn thế. Muốn thành công thì bạn cần lĩnh hội nhiều kiến thức vững chắc, hiểu biết sâu rộng trên các lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị…Bạn biết nhiều thì sẽ dễ dàng trong việc truyền đạt nội dung và ý nghĩa mà chương trình mang lại cho khán giả hoặc quý khách hàng. Mặc khác cũng là lợi thế để bạn tự tin hơn khi giao tiếp và hoạt ngôn hơn trong mọi tình huống.

Chất giọng tốt, nói tròn vành rõ chữ

Giọng nói của người làm MC là điểm nhấn đầu tiên để truyền đạt ý tưởng, thông điệp của chương trình đến với khán giả và người hâm mộ.

Giọng nói : phát âm chuẩn, tròn vành, khỏe, rõ ràng, không bị ngọng hay là giọng địa phương. Tuy nhiên có trường hợp, ở một số kênh truyền hình hay sự kiện với quy mô nhỏ tại địa phương thì vẫn có thể sử dụng MC nói giọng địa phương.

Cách nói : người dẫn chương trình có cá tính là người có khả năng tạo ra bản sắc độc đáo riêng cho mình, từ việc luyện âm nhã chữ đến khả năng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình dẫn, một cách nói nói tự nhiên, gần gũi, nhịp điệu phù hợp với từng thể loại chương trình, từng đối tượng giao tiếp sẽ tạo được sức hút cho chương trình và được mọi người yêu mến.

Phương pháp phối hợp

Phối hợp với những người tham gia chương trình, giao lưu với khán giả… Để làm chủ một sân khấu nhưng quan trọng là biết khiêm tốn mình để nâng những người khác lên đúng với mục đích.

Đối với các MC hiện nay, cái quan trọng nhất là biết gây cười hài hước đúng lúc, để khỏa lấp những thiếu xót, chỗ trống trong chương trình. Nếu bạn có thể làm khán giả bật cười thoải mái thì dù bạn không có một khuôn hình xinh như mộng nhưng bạn vẫn chiến thắng những thử thách của nghề MC.

Có 8 chữ vàng trong nghiệp vụ dẫn chương trình: “Chính xác – Linh hoạt – Truyền cảm – Nhiệt tình”. Tám chữ vàng này cũng là yêu cầu của nghiệp vụ. Chính xác về thông tin. Linh hoạt về ứng xử tình huống. Truyền cảm về diễn đạt. Nhiệt tình xuất phát từ tinh thần trách nhiệm. Nghề MC thu hút không chỉ bởi vì ánh hào quang mà bởi vì đây là một nghề có tính thử thách cao, đòi hỏi người làm nghề phải chỉn chu bản thân từ kiến thức, kĩ năng đến điệu bộ, cử chỉ.