Micro là thiết bị được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày nhưng bạn đã biết rõ hết về các loại micro thông dụng hay chưa? Cùng theo dõi ngay để xem micro là gì, cấu tạo và cách phân biệt các loại micro trên thị trường nhé!
1. Microphone là gì?
Microphone hay micro hay mic là thiết bị thu âm thanh, chuyển đổi tín hiệu âm thành thành tín hiệu điện để đưa ra nguồn phát (thường là loa). Microphone là thiết bị trung gian của nguồn phát âm và người nghe.
Micro là gì?
2. Cách thức hoạt động của Microphone
Micro sẽ thu âm thanh thông qua một thiết bị nhận dạng sự rung động, có thể là màng rung nam châm hoặc lớp tụ điện. Khi có sóng âm truyền tới lớp tụ điện này nhận dạng được tín hiệu dựa vào sự dao động của sóng âm, từ đó điện dung được sinh ra và tín hiệu sẽ được truyền về thiết bị để xử lý.
3. Công dụng của Microphone
Dùng để thu âm thanh, chuyển âm thanh thành tín hiệu điện rồi khuếch đại ra thông qua loa, ngoài ra còn có thể ứng dụng để thu tiếng bên ngoài và tạo thành âm thanh digital để phát thông qua file MP3, AAC hoặc âm thanh trong video. Âm thanh thu bằng Microphone sẽ có các cường độ khác nhau, dựa vào các cường độ này có thể dùng để phân tích âm thanh hoặc sử dụng làm công nghệ chống ồn chủ động.
Công dụng của micro.
4. Các loại Micro rời đang có trên thị trường
– Micro điện động (Dynamic)
+ Khái niệm: Micro điện động là micro sử dụng nam châm để thay đổi sóng điện.
+ Vai trò: Do âm thanh phát ra dễ nghe, ngọt, mềm và thu âm tốt ở khoảng cách gần nên thường được dùng cho ca sĩ, MC hoặc các quán karaoke.
+ Cấu tạo: Một màng rung mỏng được kẹp với một cuộn dây đồng mỏng. Trong đó, vòng dây đồng được đặt vào khe từ trường của một khối nam châm. Micro điện động không cần nguồn điện để hoạt động.
Micro điện động (Dynamic)
– Micro điện dung (Condenser)
+ Khái niệm: Micro điện dung là micro sử dụng hiệu ứng thay đổi điện dung để thay đổi sóng điện.
+ Vai trò: Micro điện dung thường được sử dụng trong những khu vực rộng, không gian lớn như nhà hát, giảng đường, sân vận động hoặc thu âm một lượt nhiều người nhờ vào khả năng thu âm tốt dù khoảng cách có xa đi chăng nữa.
+ Cấu tạo: Cấu tạo micro này gồm 2 bản cực (plate) đặt cách nhau bởi một lớp không khí, 1 điện áp một chiều DC được đặt vào 2 bản cực này. Micro điện dung cần nguồn điện để hoạt động.
Micro điện dung (Condenser).
– Micro áp điện (Piezo)
+ Khái niệm: Micro áp điện là loại micro sử dụng hiện tượng áp điện (khả năng của một số vật liệu tạo ra điện áp khi chịu áp suất) để chuyển đổi rung động thành tín hiệu điện.
+ Vai trò: Thường được sử dụng để hỗ trợ khuếch đại âm thanh từ các nhạc cụ nhờ khả năng kháng trở lớn. Đồng thời micro áp điện còn sử dụng để thu âm thanh trong môi trường thu sóng trong môi trường nước (hydrophone). Mic áp điện phổ biến và được sử dụng trên các thiết bị điện tử, điện máy bởi có thể làm được với kích thước nhỏ.
+ Cấu tạo: Có hai loại là micro có dây và micro không dây bao gồm mic cầm tay, mic cài áo hay mic cài đầu.
Micro áp điện (Piezo)
5. Microphone có mặt trên những thiết bị nào?
Microphone rời
Microphone rời được dùng trong ca hát karaoke, thu âm nhạc cụ, âm thanh,…Và khi quay video thì cũng có thể dùng để thu âm.
Microphone rời
Trên smartphone, máy tính bảng
Với micro trên smartphone và máy tính bảng được dùng để thu tiếng khi gọi điện, khi quay phim, ngoài ra còn dùng để thu tiếng khi nói chuyện với trợ lý ảo.
Trên smartphone, máy tính bảng
Trên tai nghe
Đối với mic trên các loại tai nghe thì sẽ thường được sử dụng để trò chuyện. Ngoài ra, còn dùng để chống ồn trên tai nghe chống ồn chủ động.
Trên tai nghe
Trên laptop
Tất cả thiết bị laptop đều sẽ được trang bị micro để giúp người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện cuộc gọi video hay đàm thoại.
Trên laptop
Trên loa
Trên các thiết bị loa, micro thường được sử dụng để đàm thoại hoặc gọi trợ lý ảo.
Trên loa
Trên đồng hồ thông minh
Cũng giống như trên loa, micro trên đồng hồ thông minh được sử dụng để đàm thoại và gọi trợ lý ảo.
Trên đồng hồ thông minh
6. Một số đặc điểm kỹ thuật của Micro
Tính định hướng
Đây là yếu tố sẽ quyết định đến hướng thu sóng âm vào của micro là khu vực nào. Có 2 loại mic đa hướng có thể hút sóng âm ở tất cả các hướng xung quanh micro: trái, phải, trước, sau… dùng tốt khi cần thuyết trình, dùng cho ca sĩ, hát karaoke. Và loại định hướng nghĩa là chỉ hút được âm thanh ở những hướng nhất định… thường dùng cho mic cài áo.
Độ nhạy
Là độ lớn của tín hiệu âm thanh mà mic có thể thu vào. Mic nhạy hơn có nghĩa là sẽ hút xa hơn. Đơn vị đó là dB, có 2 tiêu chuẩn:
– Tiêu chuẩn 1:0 dB = 1mW/pascal
– Tiêu chuẩn 2:0 dB = 1mW/microbar
Cùng 1 tiêu chuẩn micro nào có giá trị độ nhạy lớn hơn nghĩa là micro đó nhạy hơn.
Dải tần đáp ứng
Thể hiện dải tần số mà micro có thể thu hoặc phát được. Nó thể hiện khoảng âm thanh thấp nhất và cao nhất mà micro có thể thu được. Dải tần rộng đồng nghĩa với việc mic có thể thể hiện được những âm thanh trầm sâu hơn nhờ đó nghe ấm hơn và phát được âm thanh cao hơn. Thông số này ở hầu hết các mic là khoảng 20Hz-20KHz.
Tổng trở
Thông thường các mic hiện nay sẽ có 2 loại tổng trở cao và thấp:
Tổng trở cao tức là trên 2000 Ohm. Loại này thường rẻ tiền và thường sử dụng các loại dây tín hiệu Unbalanced, dùng jack kết nối 6 ly. Loại dây này chỉ nên kéo dài khoảng 10 m. Nếu dài hơn hay có tình trạng nhiễu, âm thanh ù…
Một số đặc điểm kỹ thuật của Micro
Một số mẫu loa hiện đang được kinh doanh tại Thế Giới Di Động:
Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết, bạn sẽ hiểu thêm về micro và chọn được cho mình chiếc micro thích hợp với nhu cầu sử dụng. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.