Nhiều người gặp phải tình trạng móng tay bị rỗ thắc mắc không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì. Theo các chuyên gia, hiện tượng móng bị lõm, rỗ có thể do cơ thể bạn bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Ngoài ra đây cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về móng, điển hình là chứng vảy nến.
Móng tay bị rỗ là bệnh gì?
Móng tay được cấu tạo từ keratin (loại protein cấu trúc sợi). Đây là thành phần chính trong cấu trúc da, tóc và móng tay. Ở trạng thái bình thường, móng tay có màu hồng nhạt, phần gần với gốc móng có màu trắng. Bề mặt của móng tay và móng chân đều trơn láng và không có gờ rãnh.
Tình trạng móng tay bị rỗ là dấu hiệu bất thường. Đa số trường hợp vấn đề ở móng xuất hiện do ăn uống thiếu chất, nhiễm nấm hoặc chấn thương. Trong đó, tình trạng vảy nến móng tay là nguyên nhân thường gặp nhất khiến bạn nhận thấy sự thay đổi bất thường của cấu trúc móng.
Cụ thể, cặn trên móng tay bắt đầu xuất hiện gây rỗ do sự phát triển bất thường của tế bào. Khi các tế vào bị rơi ra sẽ để lại lỗ và vết lõm trên bề mặt móng. Trường hợp liên quan đến bệnh vảy nến, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như thay đổi hình dạng móng, móng dày, đỏ da, nứt nẻ, chảy máu,…
Để làm rõ hơn thắc mắc móng tay bị rỗ là bệnh gì, dưới đây là các vấn đề thường gặp nhất:
Thiếu vitamin và khoáng chất
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất là nguyên nhân khiến móng tay của bạn trở nên khô và bị rỗ, trong đó đặc biệt là vitamin B12. Tuy nhiên cơ thể con người lại không thể tự tổng hợp loại vitamin này mà cần nạp dưỡng chất thông qua các loại thực phẩm, viên uống bổ sung..
Ngoài dấu hiệu thay đổi cấu trúc móng, khi bị thiếu vitamin và khoáng chất, nhất là vitamin B12 còn gặp phải một số triệu chứng kèm theo. Chẳng hạn như tình trạng hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, da dẻ xanh xao, sưng lưỡi, giảm thị lực, ảnh hưởng trí nhớ, sức khỏe xương khớp,…
Bệnh vảy nến móng tay
Vảy nến móng tay là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị rỗ móng bất thường. Bạn có thể quan sát thấy bề mặt móng tay không còn trơn và bằng phẳng như bình thường mà xuất hiện các lỗ nhỏ do bị mất tế bào. Tùy tình trạng vảy nên ở từng người mà số lượng lỗ sẽ nhiều hay ít, nông hay sâu.
Bên cạnh biểu hiện xuất hiện rỗ trên móng tay, người bị vảy nến móng còn có dấu hiệu tách móng, dày sừng dưới da, màu sắc và hình dạng móng có sự thay đổi đáng kể. Bệnh vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng là dạng bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Trường hợp không kiểm soát, vảy nến trở nặng có thể làm phát sinh các vấn đề nguy hại khác như nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, mất thẩm mỹ,… Do đó, khi nhận thấy móng tay có biểu hiện lạ, lâu ngày không khỏi, xuất hiện lỗ kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn nên thăm khám và điều trị kiểm soát sớm.
Các bệnh lý liên quan khác
Bên cạnh hai nguyên nhân trên, tình trạng móng tay bị rỗ có thể xuất phát từ các chứng bệnh liên quan khác như rối loạn mô liên kết (hội chứng Reiter, viêm xương khớp), hoặc các bệnh tự miễn như rụng tóc, rối loạn di truyền da, tóc, móng, răng, bệnh viêm da dị ứng và tiếp xúc.
Móng tay bị rỗ có nguy hiểm không?
Không chỉ vậy, còn nhiều nguyên nhân khác khiến móng tay của bạn trở nên sần sùi, bị rỗ bất thường. Các vấn đề như trên được đánh giá là phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, vảy nến móng là bệnh lý khó điều trị nhất, có tính mãn tính, khả năng tái phát cao. Riêng các trường hợp thiếu hụt vitamin, các bệnh lý về xương khớp có thể khắc phục.
Các chuyên gia cho rằng, tình trạng rỗ móng tay liên quan đến bệnh vảy nến là do sự bất thường trong hệ thống miễn dịch. Hiện nay chưa có biện pháp chữa trị dứt điểm được chứng bệnh này. Hướng điều trị với mục đích kiểm soát triệu chứng và hạn chế rủi ro biến chứng cho người bệnh.
Phát hiện sớm và khắc phục sớm là yếu tố “then chốt” giúp bạn khống chế bệnh và điều trị hiệu quả nhất. Do đó, bạn không nên chủ quan khi nhận thấy móng tay hoặc các khu vực khác trên cơ thể có biểu hiện bất thường. Nên chủ động thăm khám để kiểm tra, xét nghiệm và điều trị càng sớm càng tốt.
Phương pháp chữa móng tay bị rỗ
Móng tay bị viêm nhiễm dẫn đến tổn thương, thay đổi cấu trúc có thể gây ra ảnh hưởng trong nhiều hoạt động của người bệnh. Chính vì thế, khi gặp phải tình trạng móng tay bị rỗ, đặc biệt còn kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Tùy từng trường hợp khác nhau bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp can thiệp cụ thể. Đối với người mắc vảy nến móng, thông thường các biện pháp được chỉ định như:
Dùng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát các triệu chứng vảy nến móng nhanh chóng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, thuốc tiêm,… phù hợp với tình trạng vảy nến theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới dây là một số thuốc được dùng:
- Thuốc bôi corticoid: Tác dụng ngăn chặn quá trình tăng sinh tế bào sừng. Người bệnh bôi trực tiếp thuốc lên móng tay hoặc các vùng da xung quanh. Thuốc có khả năng gây teo da, mỏng da nếu lạm dụng trong thời gian dài. Vì thế thông thường bác sĩ chỉ định người dùng không sử dụng quá 30 ngày liên tục.
- Thuốc bôi retinoid: Retinoid là một dẫn xuất của vitamin A có tác dụng chính ức chế quá trình tăng sinh tế bào thượng bì, chống thâm nhiễm, ổn định hệ miễn dịch. Sử dụng thuốc dạng bôi giúp tăng hiệu quả hấp thụ của các thuốc khác, đồng thời giảm dày sừng móng tay.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng tốt điều trị bằng thuốc dạng bôi ngoài. Một số thuốc ức chế miễn dịch thường được dùng như methotrexate, cyclosporine,…
- Thuốc sinh học hay corticosteroid dạng tiêm: Chỉ định cho bệnh nhân vảy nến thể nặng, giúp kiểm soát các triệu chứng, giảm thiểu rủi ro biến chứng cho người bệnh.
- Thuốc kháng nấm: Trường hợp rỗ móng tay xảy ra do nhiễm nấm móng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng nấm đường uống như itraconazole, terbinafine,…
Sử dụng thuốc tân dược theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Thông báo với bác sĩ nếu trong quá trình sử dụng bạn nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường để được xử lý sớm.
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cũng cần điều chỉnh các thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo không phát sinh thêm các vấn đề khác. Một số lưu ý trong việc chăm sóc sức khỏe tại nhà giúp kiểm soát vảy nến móng như sau:
- Vệ sinh bàn tay, móng tay sạch sẽ, đúng cách. Không nên dùng các sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc, chất lượng, để tránh gây kích ứng và khiến tình trạng viêm móng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong giai đoạn này bạn có thể sử dụng một số sản phẩm dưỡng móng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Có thể ngâm nước muối pha loãng hoặc nước xà phòng sát khuẩn hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập gây hại cho móng tay.
- Không nên dùng chung đồ dùng cá nhân, đồ cắt móng tay với người khác để tránh nguy cơ lây nhiễm hại khuẩn, nấm,…
- Ăn uống đầy đủ chất, tránh ăn những món có thể gây dị ứng, nhất là đối với người có cơ địa nhạy cảm. Bổ sung nhiều nước, trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin C, B12, A,… Kiêng uống rượu bia, dùng chất kích thích gây hại cho cơ thể.
- Có thể tham khảo áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà, tuy nhiên nên thận trọng vấn đề vệ sinh. Theo dõi tình trạng móng tay và các khu vực khác. Nếu nhận thấy bất thường nên thăm khám bác sĩ để điều trị sớm.
- Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, áp lực, nên luyện tập, vận động để cơ thể dẻo dai, tăng cường đề kháng và ổn định hệ miễn dịch cho cơ thể.
Các phương pháp khác
Trường hợp móng tay bị rỗ có nguy cơ phát sinh biến chứng, bác sĩ có thể chỉ định các liệu pháp nhằm loại bỏ móng tay, giảm khả năng lan rộng vảy nến. Trong đó, các phương pháp thường được áp dụng như sử dụng tia X, phẫu thuật hoặc dùng Ure nồng độ cao để cắt bỏ móng tay.
Nếu người bệnh bị nhiễm trùng móng, kèm theo triệu chứng đau nhức, bác sĩ sẽ kê toa gồm một số loại thuốc giúp giảm khó chịu cho bệnh nhân. Móng tay sau khi được loại bỏ, mọc lại thường có hình dạng không giống như ban đầu.
Ngoài các biện pháp trên, người bị rỗ mõng tay cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh có thể áp dụng biện pháp thẩm mỹ móng. Cách làm này giúp phục hồi ở mức độ nhất định hình dạng móng tay. Tuy nhiên không nên tác động tới lớp biểu bì, không sử dụng móng giả có chứa các chất keo hóa học, bởi chúng có thể làm cho tình trạng kích ứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc: “Móng tay bị rỗ là bệnh gì?”, bạn đọc có thể tham khảo. Mặc dù các bệnh lý gây ra tình trạng này không quá nguy hiểm, tuy nhiên việc biến đổi cấu trúc bình thường của móng tay có thể gây ra nhiều trở ngại tâm lý, tinh thần cho người bệnh. Đặc biệt nếu viêm nhiễm, nhiễm trùng móng không được điều trị, kéo dài có thể phát sinh các vấn đề đáng lo ngại khác, bạn đọc không nên chủ quan.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Loại thuốc bôi viêm da cơ địa tốt nhất
- Cách chữa bệnh vảy nến bằng thuốc Nam với các thảo dược dễ tìm
- 10 Cách trị vảy nến tại nhà an toàn giúp cải thiện bệnh
- Bệnh vảy nến có chữa khỏi 100% được không? Nhận định từ bác sĩ