Mực khô là món ăn yêu thích của nhiều người, tuy nhiên để hiểu biết về các loại mực khô thì không phải ai cũng biết. Xét theo phương thức đánh bắt, mực khô chia làm 2 loại: mực khô câu và mực khô cào. Hôm nay mình chia sẻ cho các bạn phân biệt mực khô câu và mực khô cào như thế nào.
Để phân biệt được mực khô câu và mực khô cào, thì mực khô đều được chế biến từ những con mực tươi rói sau khi được ngư dân đánh bắt, người ta cắt con mực banh ra làm sạch bên trong thân mực, loại bỏ cơ quan phủ tạng, nang mực phủ tạng chỉ để lại phần thân và phần đầu rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô cho đến khi mực được khô lại.
Như mình được biết, mực khô là loại thực phẩm có thành phần rất giàu chất dinh dưỡng: hàm lượng dinh dưỡng trong 100g mực khô chức 291 calo; 32,6g nước,; 60,1g chất đạm; 4,5g chất béo; 2,5g chất đường bột. Vì vậy mà mực khô khiến cho món ăn được chế biến từ nó được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn.
SỰ KHÁC NHAU GIỮA MỰC KHÔ CÂU VÀ MỰC KHÔ CÀO
MỰC KHÔ CÂU LÀ GÌ
Mực khô câu là loại mực sinh sống gần bờ hoặc xa bờ, những con mực này hay đi rong, không chịu ở yên một chỗ, ngư dân muốn đánh bắt những con mực này hay dùng bằng câu nên gọi đó là mực câu, sau khi phơi khô được gọi là mực khô câu.
Cách làm khô của mực câu: mực sau khi được câu lên được ngư dân chăm sóc rất cẩn thận. Mực sẽ được làm sạch, mổ bụng khi còn sống, loại bỏ phủ tạng mực, túi mực rồi đem phơi ngay trên ghe
Cách phơi mực câu: có hai cách phơi mực đó là phơi trên phiên hoặc phơi treo. Đối với mực câu để không bị trầy lớp da, ngư dân thường dùng phương pháp phơi treo cho loại mực này
Hình dáng bên ngoài: mực khô câu được phơi treo nên trông da mực đẹp tự nhiên và thẳng hơn. Mực được phơi ngay khi câu lên, nên thân mực dày và đẹp hơn.
Chất lượng: Do được làm khô ngay khi vừa được đánh bắt lên nên mực khô câu sẽ có thân mực thẳng đẹp và mình dày hơn mực cào. Giá mực khô câu thường cao hơn mực khô cào tùy nơi bán. Khi nướng ăn mực câu có vị ngọt, đậm đà hơn mực cào.
MỰC KHÔ CÀO LÀ GÌ
Mực khô cào là loại mực thường sinh sống ở những vùng nước sâu gần bờ hoặc xa bờ.Là những con mực chỉ sống tập trung tại một chỗ ít bơi lội, nên ngư dân đánh bắt bằng cách thả lưới nên gọi là mực cào. Chính bởi hình thức đánh bắt bằng lưới (hay gọi là cào) này và do đánh bắt chung với các loại hải sản khác của biển nên những con mực này thường bị trầy xước da và thân mỏng hơn mực câu.
Mỗi lần ngư dân thả lưới cào xuống biển khoảng 5 đến 6 giờ mới kéo lên, nên mực đánh bắt được sau khi kéo lên mặt nước thường đã chết, da mực thường bị trầy xước, thân mình mỏng hơn mực câu và khi phơi khô có hình dáng không đẹp như mực câu.
Cách làm khô của mực cào: Mực cào lên trên mặc nước thường đã chết, không phải mực sống mới câu như mực câu. Mực khô cào thường làm từ mực đã đông đá, nhưng phần lớn vẫn giữ được độ tươi. Khi ngư dân mang về thường bắt đầu làm sạch, xẻ bụng loại bỏ nội tạng và đem phơi.
Cách phơi khô mực cào: vì mực cào thường được đánh bắt với số lượng nhiều nên ngư dân thường chọn cách phơi phiên cho loại mực này.
Hình dáng bên ngoài: mực khô cào được phơi số lượng nhiều trên các phiên nên thân mực hay có các vết lưới hay bị cong, thân mực bị bè ra và hơi mỏng.
Chất lượng: mực khô cào thường không có giá rẻ hơn so với mực khô câu, mực khô cào thịt ngọt không bằng mực khô câu. Nhưng cũng tùy loại mực cào được làm, nếu được làm từ loại mực còn tươi thì mình thấy thịt của mực khô cào cũng ngọt không kém, chỉ khác ở mực khô câu là có thân mình mỏng hơn thôi.
Do đặc thù và cách từ khi đánh bắt cho đến lúc phơi khô nên sản phẩm phẩm mực khô câu và mực khô cào sẽ có sự chênh lệch và khác nhau chất lượng rõ rệt. Mực khô câu thường có thân mình dày, dáng đẹp, thịt mềm hơn mực khô cào. Khi nướng chín, mực khô câu có mùi thơm, vị ngon ngọt và đậm đà hơn hẳn các loại mực khô khác.
Vì vậy, người sành ăn thường chọn mua mực khô câu đặc biệt được ưa chuộng dù giá thành cao hơn mực cào đến vài trăm nghìn. 1kg mực khô câu có giá dao động từ 600-900 nghìn đồng. Còn xét về chất lượng hay hình thức mực khô câu đều ngon và đẹp hơn mực khô cào. Nhiều người khi mua mực khô chỉ dựa vào giá tiền nhưng ít khi chú trọng vào cách phân biệt các loại mực khô để ăn chất lượng hơn.
PHÂN BIỆT MỰC KHÔ CÂU VÀ MỰC KHÔ CÀO NHƯ THẾ NÀO KHI CHỌN MUA MỰC KHÔ
Từ những đặc điểm như trên tóm lại để mua phân biệt khi mua mực khô câu và mực khô cào, bạn cần chú ý đặc điểm sau:
♦ Mực khô câu thường có thân mực dày hơn so với mực khô cào, mực khô cào có mình mỏng và hơi khô hơn.
♦ Đầu của mực khô câu gắn chắc chắc chắn vào thân mực hơn, đầu mực khô cào hơi lỏng lẻo.
♦ Mực khô câu vì thường được phơi treo nên thường có thân mình nhỏ hơn, thon dài hơn mực khô cào. Mực khô cào phơi phiên nên có thân mình rộng to hơn so với mực khô câu.
♦ Vây của mực khô câu nằm ép sát thân mực không bị cong vểnh như mực khô cào.
♦ Khi nướng ăn, thịt của mực khô câu sẽ ngọt hơn so với mực khô cào.
Nên tùy vào điều kiện và mục đích sử dụng, bạn chọn cho mình loại mực khô thích hợp với mục đích sử dụng và phù hợp với tài chính dựa vào sự phân biệt mực khô câu và mực khô cào như trên.
Các bạn có thể tìm hiểu hơn về các sản phẩm có thể tham khảo qua website Đặc sản Khánh Hòa
PHẠM THỊ KIỀU VY
wedsite: SEAVY.VN
Điện Thoại: 098 555 9677
http://www.facebook/ SEAVY- Đặc sản khánh hòa
Tim hiểu thêm về sản phẩm: Dacsankhanhhoa.org
Tìm hiểu thêm về tôi: phamthikieuvy.com