Công nghiệp là gì? Có gì thú vị xoay quanh ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới

Công nghiệp là gì? Có gì thú vị xoay quanh ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới

Ngành công nghiệp là gì

Công nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia bởi sự đóng góp to lớn của ngành này cho ngân sách nhà nước. Vậy công nghiệp là gì? Vai trò của ngành công nghiệp sẽ như thế nào? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Công nghiệp là gì?
Công nghiệp là gì? Có gì thú vị xoay quanh ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới

I. Công nghiệp Là gì?

Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất hàng hóa/vật chất mà sản phẩm của nó được chế tạo, chế phẩm, chế biến, chế tác,… phục vụ cho các nhu cầu tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh của con người. Đây là hoạt động có quy mô lớn và có sự hỗ trợ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ.

Công nghiệp là gì?
Công nghiệp là gì?

II. Lịch sử của kinh tế công nghiệp trên toàn thế giới

Vào những năm 60 của thế kỉ XVIII, cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh, sau này lan ra các nước khác như Pháp và Đức đem đến sự phát triển những nhà máy có mô sản xuất và thay thế bằng phương pháp xã hội tiếp theo.

Những thành tựu to lớn trong kinh tế công nghiệp:

  • Năm 1764, James Hargreaves chế tạo ra máy kéo sợi và lấy tên máy là tên con gái ông Jenny.
  • Năm 1769, Richard Arkwright sáng tạo máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
  • Năm 1785, Edmund Cartwright chế tạo máy dệt đầu tiên.
  • Năm 1784, James Watt cải tiến động cơ hơi nước.
  • Năm 1814, Stephenson phát minh ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước.
  • Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm.
  • Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép.
Công nghiệp là gì?
Lịch sử của kinh tế công nghiệp trên toàn thế giới

III. Phân loại công nghiệp

Hoạt động công nghiệp là vô cùng đa dạng vì vậy nó cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Cụ thể:

1. Nặng hay nhẹ

Công nghiệp nhẹ là lĩnh vực sử dụng rất nhiều lao động trong một không gian lớn, ít tập trung tư bản. Công nghiệp nhẹ thiên về cung cấp hàng hoá tiêu dùng cùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp (dễ hiểu hơn là sản phẩm này sản xuất chủ yếu cho người tiêu dùng cuối cùng hơn là sản xuất để làm đầu vào cho một quá trình sản xuất khác). Các ngành công nghiệp nhẹ như: Quần áo, giày dép, đồ nội thất, thiết bị trong nhà, giấy, nước giải khát và thuốc lá,…

Công nghiệp nặng là lĩnh vực công nghiệp sử dụng nhiều tư bản, có nhiều tác động đến môi trường và chi phí đầu tư cao. Công nghiệp nặng là ngành mà sản phẩm của nó phải dùng để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Ví dụ, các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên như thép, than và các ngành khác liên quan đến dầu mỏ.

>>> Xem thêm: Các ngành công nghiệp – Dự đoán hướng phát triển tương lai

Công nghiệp là gì?
Phân loại công nghiệp

2. Phân loại theo sản phẩm và ngành nghề

Phân loại theo các ngành nghề và sản phẩm để dễ dàng kiểm soát cho từng lĩnh vực. Được phân loại như sau: Công nghiệp ô tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng và công nghiệp dầu khí.

3. Trong nước hay nước ngoài

Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm: Khu vực Trong nước và khu vực Nước ngoài.

  • Khu vực công nghiệp Trong nước có: Trung ương và địa phương.
  • Khu vực công nghiệp Nước ngoài có: Tập thể, tư nhân, cá thể.

4. Bền hay không bền

Cách phân loại này mô tả lĩnh vực hoạt động công nghiệp có sản xuất ra hàng hóa tồn tại trong một khoảng thời gian dài hay không.

Một ngành sản xuất hàng hóa tồn tại lâu dài được gọi là ngành công nghiệp bền. Nói dễ hiểu lĩnh vực hàng không và ô tô đều sản xuất ra hàng hóa (máy bay và ô tô) được sử dụng thường xuyên và duy trì trong nhiều năm nên lĩnh vực này nằm trong ngành sản xuất công nghiệp bền.

Bên cạnh đó, một ngành công nghiệp không bền sẽ sản xuất hàng hóa thường không tồn tại được lâu, cần tiêu thụ ngay.

5. Sản xuất hay xây dựng

Cách phân loại này mô tả liệu ngành có sản xuất sản phẩm cuối cùng hay nguyên liệu thô và hàng hóa trung gian được sử dụng trong quy trình sản xuất của các ngành khác hay không.

Các ngành công nghiệp sản xuất là những ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng cuối cùng. Đây là những sản phẩm cuối cùng nằm trong tay khách hàng để tiêu thụ.

Ngược lại, các công ty sản xuất hàng hóa trung gian (hàng hóa được các công ty khác sử dụng để sản xuất hàng tiêu dùng cuối cùng) sẽ được coi là một ngành “xây dựng”. Lưu ý rằng, trong bối cảnh này ngành xây dựng không phải là về các công ty xây dựng nhà ở hoặc các tòa nhà khác.

IV. Chuẩn phân loại các ngành công nghiệp toàn cầu (GICS)

Chuẩn phân loại các ngành công nghiệp toàn cầu GICS (viết đầy đủ là Global Industry Classification Standard) là một phương pháp để ấn định các công ty đại chúng vào khu vực kinh tế và nhóm ngành công nghiệp xác định rõ hoạt động kinh doanh.

Chuẩn phân ngành toàn cầu được sử dụng bởi các chỉ số của MSCI bao gồm chứng khoán toàn cầu, chứng khoán Mỹ và một phần lớn trong cộng đồng quản lý đầu tư chuyên nghiệp.

Hiện nay, GICS được xác định chia thành 11 nhóm lĩnh vực kinh tế chính. Trong 11 nhóm lĩnh vực đó chia thành 24 nhóm ngành, sau đó thành 69 ngành và cuối cùng thành 158 ngành phụ trợ.

Công nghiệp là gì?
Chuẩn phân loại các ngành công nghiệp toàn cầu (GICS)

11 nhóm lĩnh vực chính của GICS gồm có:

  • Năng lượng: Bao gồm các công ty khai thác, chế biến, vận tải, thăm dò nhiên liệu, chất đốt. Sản phẩm của nhóm lĩnh vực năng lượng này là các năng lượng như than đá khí đốt và các phụ phẩm, chế phẩm của chúng.
  • Nguyên vật liệu: Lĩnh vực này là một lĩnh vực rộng sẽ bao gồm các công ty hoá chất, vật liệu xây dựng, lâm sản, kính, giấy,…
  • Các công ty sản xuất các sản phẩm bao bì đóng gói (gồm cả bao bì giấy, kim loại, thủy tinh) và các công ty khai mỏ và luyện kim.
  • Hàng tiêu dùng không thiết yếu sẽ gồm những nhóm hàng tiêu dùng như: hàng gia dụng lâu bền (đồ điện tử gia dụng), hàng may mặc, các thiết bị giải trí, giáo dục và xe hơi. Dịch vụ của lĩnh vực này sẽ bao gồm nhà hàng, khách sạn, trung tâm giải trí, truyền thông.
  • Hàng tiêu dùng thiết yếu bao gồm các công ty sản xuất và phân phối lương thực, thực phẩm, nước giải khát, các sản phẩm gia dụng không lâu bền, các vật dụng cá nhân, và thuốc lá. Các siêu thị, trung tâm bán lẻ thực phẩm và thuốc cũng nằm trong lĩnh vực này.
  • Chăm sóc sức khỏe: Gồm các các công ty nghiên cứu, phát triển sản xuất dược phẩm và các sản phẩm công nghệ sinh học, công ty cung cấp các dịch vụ, thiết bị chăm sóc sức khỏe.
  • Tài chính: Các quỹ đầu tư tài chính và bất động sản, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các công ty cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
  • Công nghệ thông tin: Là các công ty sản xuất các thiết bị công nghệ phần cứng cùng các công ty sản xuất chất bán dẫn và thiết bị bán dẫn, công ty nghiên cứu và sản xuất phần mềm cùng các dịch vụ liên quan.
  • Dịch vụ viễn thông: Dịch vụ viễn thông cố định, không dây, truy cập dữ liệu băng thông rộng,…
  • Dịch vụ tiện ích gồm các công ty sản xuất và phân phối điện năng, các công ty quản lý hệ thống nước, khí gas sinh hoạt.
  • Bất động sản (Real Estate).

V. Phân biệt với một số ngành kinh tế khác

Công nghiệp là gì?
Phân biệt công nghiệp với các ngành kinh tế khác

1. Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp là sự kết hợp của sức lao động con người với quá trình phát triển tự nhiên của sinh vật tạo ra sản phẩm nông nghiệp.

Trong quá trình tạo ra sản phẩm, sức lao động của con người chỉ giúp gia tăng thêm sức dinh dưỡng của sản phẩm nông nghiệp chứ không làm sản phẩm thay đổi về tính chất, cơ cấu, hình thái hay công dụng của sản phẩm như trong nhóm ngành công nghiệp.

2. Ngành xây dựng

Ngành xây dựng chủ yếu sẽ là xây và lắp đặt, còn ở công nghiệp chủ yếu sẽ là khai thác và chế biến.

Sản phẩm của công nghiệp có thể được di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, trong khi đó thì nơi sản xuất của công nghiệp tương đối ổn định. Ngược lại, sản phẩm của nhóm ngành xây dựng sẽ ở trên một địa điểm nhất định. Địa điểm của ngành này sẽ vừa là nơi sản xuất vừa là nơi tiêu dùng. Nơi sản xuất có thể sẽ thay đổi khi mà sản phẩm này đã hoàn thành.

Sản phẩm ngành xây dựng cơ bản sẽ chỉ sản xuất đơn chiếc, mỗi khi sản xuất lại phải thiết kế riêng và thi công. Ngành công nghiệp khi sản xuất số lượng sẽ có thể sản xuất với số lượng lớn, quy trình kĩ thuật sản xuất tương đối ổn.

3. Ngành vận tải hàng hóa

Ngành vận tải hàng hoá là thực hiện di chuyển các mặt hàng, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác. Ngành này sẽ hỗ trợ thêm cho các sản phẩm từ nơi này sang nơi khác để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng như sẽ có hàng hoá phục vụ cho việc sản xuất của các cơ quan, doanh nghiệp.

Ngành công nghiệp sản xuất ra sản phẩm mới cho xã hội, còn ở ngành vận tải hàng hoá không tạo ra sản phẩm mới cho xã hội mà chỉ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm hơn.

4. Ngành thương nghiệp và ăn uống công cộng

Ngành thương nghiệp và ăn uống công cộng là hoạt động trao đổi sản phẩm, dịch vụ giữa người bán và người mua. Còn ở ngành công nghiệp là hoạt động khai thác, chế biến, sữa chữa sản phẩm để cung cấp nguồn sản phẩm.

5. Ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt

Ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt là hoạt động những việc phục vụ trực tiếp cho đời sống của con người. Khác với công nghiệp, sản phẩm của ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt chính là những tạo ra sản phẩm mới cho xã hội, phục vụ trực tiếp cho đời sống của con người.

Ví dụ: Các cơ sở giặt là quần áo, cắt tóc, nhiếp ảnh, trồng răng, vẽ truyền thần, khắc dấu, đánh máy thuê, thay thùng vệ sinh, các tổ chức phụ trách việc cung cấp điện nước, chăm sóc vườn hoa,… tất cả đều thuộc ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt chứ không thuộc ngành công nghiệp.

VI. Tổng quan về các cuộc cách mạng công nghiệp từ 1.0 đến 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp là sự thay đổi lớn lao mà nó đem lại trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn đều bước đột phá về khoa học và công nghệ, đem đến những nét đặc trưng riêng về sự thay đổi và phát triển của sản xuất.

Công nghiệp là gì?
Tìm hiểu về các cuộc cách mạng công nghiệp từ 1.0 đến 4.0

Công nghiệp 1.0

Cuộc cách mạng cơ giới hoá, dùng máy móc cơ khí thay thế một số công việc sức lao động của con người.

Nền công nghiệp này được đánh dấu bởi sự ra đời của động cơ hơi nước, việc chế tạo ra các máy dệt may công nghiệp, công nghệ luyện kim (luyện sắt, thép,… các vật liệu cơ bản của máy móc cơ khí), và sự ra đời của các máy công cụ (tiêu biểu là máy cắt gọt kim loại).

Công nghiệp 2.0

Cuộc cách mạng của điện khí hoá và sản xuất hàng loạt.

Cuộc cách mạng có những bước tiến lớn nhờ sự ra đời của điện, các động cơ điện áp dụng vào các dây chuyền sản xuất hàng loạt, là bước tiến cho một xã hội văn minh.

Công nghiệp 3.0

Cuộc cách mạng của công nghệ bán dẫn tự động hoá và số hoá, máy móc có thể tự vận hành dưới sự điều khiển của máy tính với chương trình đã được lập trình sẵn. Kết quả của cuộc cách mạng 3.0 chính là phát minh và sử dụng máy tính trong kỹ thuật điều khiển tự động.

Công nghiệp 4.0

Là tính kết nối và tính thông minh của một hệ thống sản xuất. Người ta dùng từ Cyber – Physical System để chỉ những hệ thống mà các thiết bị vật lý được kết nối thông tin với nhau.

Những máy móc tự động (robot, máy CNC,…) của nền công nghiệp 3.0 sẽ có thể kết nối với nhau để trao đổi thông tin và đưa ra quyết định

VII. Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về công nghiệp là gì? Phân loại về công nghiệp và các thông tin khác về công nghiệp. Mong rằng qua bài viết này sẽ sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và đầy đủ cho quý khách hàng khi muốn tìm hiểu về vấn đề này. Cũng đừng quên truy cập vào Muaban.net để có thể tìm hiểu thêm về nhiều thông tin hữu ích khác.

>> Có thể xem thêm tại:

  • Gross Profit là gì? Đặc trưng và cách tính lợi nhuận gộp
  • Công Nghiệp Hóa Là Gì? Đặc Điểm, Mục Tiêu Công Nghiệp Hóa Tại Việt Nam
  • Điện tử công nghiệp – Tiềm năng phát triển trong tương lai