1. Ngữ điệu trong giao tiếp
1.1. Khái niệm ngữ điệu là gì?
Ngữ điệu được hiểu đơn giản là sự trầm bổng của các tiếng phối hợp với nhau. Nó thể hiện được tình cảm và ý nghĩa của lời nói cần được biểu đạt và phù hợp với hoàn cảnh cũng như tình huống trong giao tiếp.
Khác với âm nhạc, ngữ điệu không cần quá mềm mại nhưng đâu đó cùng cần đến một chút sự êm ái ở trong đó. Việc rèn luyện cho mình một giọng nói với ngữ điệu êm ái và dễ nghe là điều mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện được để cải thiện chất giọng cũng như mối quan hệ trong cuộc sống của mình.
1.2. Ngữ điệu trong lời nói giao tiếp
Trong lời nói giao tiếp hàng ngày, ngữ điệu là việc sử dụng các cao độ giọng nói khác nhau và thay đổi (cao, thấp, lên,xuống,…) để truyền đạt những thông tin về ngôn ngữ, ngữ pháp hoặc thái độ cá nhân đến một chủ thể đối diện. Dù bạn đang giao tiếp bằng bất cứ ngôn ngữ nào thì việc sử dụng ngữ điệu một cách hợp lý sẽ luôn là một điều cần thiết.
Trong lĩnh vực, ngành nghề cần sử dụng đến giọng nói thì việc điều chỉnh ngữ điệu lại càng vô cùng quan trọng. Dù là chuyển văn bản thành giọng nói miễn phí hay mất phí, dù là lồng tiếng nhân vật thì ngữ điệu cúng là một yếu tố quyết định rất nhiều đến tính hiệu quả của sản phẩm.
Trong lúc nói và giao tiếp, mỗi câu được phát ra thường sẽ thể hiện như một chỉnh thể toàn vẹn và được tách ra giữa những chỗ, đoạn ngừng giọng nhất định. Hình thức này được xuất hiện trong toàn thể ngữ âm của một câu và được gọi là ngữ điệu câu.
2. Phân loại và vai trò của ngữ điệu là gì?
2.1. Phân loại ngữ điệu
Khi nhắc đến ngữ điệu, người ta sẽ phân biệt khái niệm này ra làm hai phần đó là ngữ điệu giao tiếp và ngữ điệu tình thái.
2.1.1. Ngữ điệu giao tiếp
Có thể nói đây là ngữ điệu được con người sử dụng phổ biến nhất. chúng ta sử dụng nó mỗi ngày trong những câu nói như câu hỏi, câu cảm thán, câu kể, câu cầu khiến,… mỗi loại câu sẽ được thể hiện với những cao độ khác nhau tạo nên những ngữ điệu riêng biệt.
2.1.2. Ngữ điệu tình thái
Đây là ngữ điệu được kết hợp để tạo nên sự hoàn chỉnh trong ngữ điệu giao tiếp. Ngữ điệu tình thái sẽ biểu hiện một sắc thái nào đấy phù hợp với tình cảm, cảm xúc và trạng thái của người đang nói. Dựa vào đặc điểm này, mà chúng ta có thể quan sát và điều chỉnh ngữ điệu cho phù hợp với hoàn cảnh và người đối diện (buồn, vui, giận hờn, trách móc, âu yếm,…)
Ngữ điệu liên quan đến sắc thái này không cần thiết phải liên quan hoàn toàn đến nội dung của câu nói. Nghĩa là cùng một câu nói đó thì có thể có nhiều ngữ điệu tình thái với những cảm xúc, tình cảm khác nhau. Nó phản ánh được mối quan hệ của những người đang giao tiếp với nhau. Và vì nó rất đa dạng, nên nhiều khi chúng ta cũng không thể nào hiểu một cách chính xác nhưng sắc thái tình cảm mà ngữ điệu mang lại.
2.2. Vai trò của ngữ điệu trong cuộc sống
Như đã nói ở trên thì ngữ điệu quyết định rất nhiều đến thái độ, tình cảm và cảm xúc trong lời nói của con người. Nó đóng góp những vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho quá trình giao tiếp được phát triển. Vậy những vai trò đó là gì?
2.2.1. Thể hiện được cảm xúc và nguyện vọng của con người
Thông qua việc phân loại ngữ điệu, chúng ta có thể thấy rằng đây là một yếu tố quyết định đến việc thể hiện cảm xúc của con người với nhau thông qua lời nói. Nhờ có ngữ điệu mà chúng ta có thể bày tỏ được những gì đang suy nghĩ và mang nó đến với người đối diện đúng với mục đích mà ta mong muốn.
Thể hiện bản thân là một trong những nhu cầu cơ bản mà con người chúng ta ai cũng có cho mình dù ít dù nhiều. Sử dụng ngữ điệu sẽ hỗ trợ quá trình thể hiện ấy diễn ra dễ dàng và có sắc thái nhất định thay vì chỉ nói mà không có chút khác biệt nào.
2.2.2. Xây dựng được những mối quan hệ trong cuộc sống
Vai trò thứ hai của ngữ điệu đó là giúp cho quá trình giao tiếp trở nên thuận lợi và từ đó giúp chúng ta xây dựng những mối quan hệ chất lượng trong cuộc sống. Cũng chính nhờ việc thể hiện được sắc thái, cảm xúc, kết hợp với sự điều chỉnh khéo léo, phù hợp mà ngữ điệu mang lại cho giao tiếp những đặc trưng mà không một yếu tố nào có thể làm được.
Bên cạnh đó, tạo dựng mối quan hệ cũng là một điều cơ bản để cong người chúng ta kết nối và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Việc rèn luyện những ngữ điệu mang tính chất nhẹ nhàng, êm ái và yêu thương sẽ khiến cho cuộc sống trở nên tươi đẹp và ứng dụng được rất nhiều trong các ngành nghề khác nhau.
2.2.3. Ứng dụng trong các lĩnh vực và ngành nghề liên quan
Vai trò cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là việc có thể ứng dụng ngữ điệu kết hợp với các thành tố khác trong giọng nói để hỗ trợ các công việc của các ngành nghề liên quan. Hiện nay, có rất nhiều ngành nghề cần sử dụng đến ngữ điệu để có thể truyền tải thông tin một cách hiệu quả. Những ngành nghề đó có thể kể đến như giáo dục (giáo viên mầm non, tiểu học,…), chuyển văn bản thành giọng nói miễn phí, ứng dụng ngôn ngữ tự nhiên vào trí tuệ nhân tạo, lồng tiếng trong video, thu âm,…
3. Một số tip để có thể rèn luyện ngữ điệu trong lời nói hiệu quả
3.1. Rèn luyện giọng nói và phát âm
Sự rèn luyện là điều không thể thiếu khi bạn muốn xây dựng cho mình một điều gì. Để có thể rèn luyện hiệu quả việc thể hiện ngữ điệu thfi bạn có thể tham khảo một số những mẫu ghi âm hoặc video thành công trong việc thể hiện ngữ điệu mà bạn đang muốn hướng tới.
Nghe nhạc cũng là một cách khiến ngữ điệu trong lời nói của bạn đa dạng hơn về âm sắc cũng như sự êm ái. Khi rèn luyện và học tập về ngữ điệu, bạn cũng nên cân nhắc và đặt nó vào những tình huống và hoàn cảnh cụ thể để có được sự phù hợp nhé!
3.2. Thể hiện một cách thoải mái
Để có thể thể hiện được ngữ điện và cảm xúc trong lời nói một cách hiệu quả thì người nói cần có sự thoải mái trong quá trình giao tiếp. Tất nhiên có những mối quan hệ chúng ta không thể tự tin ngay từ ban đầu. Thế những việc rèn luyện này cần thực hiện với những người gần gũi với chúng ta trước tiên. Dần dần khi bạn đã thoải mái thể hiện cảm xúc cá nhân thì hãy cố gắng phát huy nó với những mối quan hệ xa hơn cho mình.
Có câu nói “Những điều xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim”. Đừng quá căng thẳng, luôn chân thành khi thể hiện dù ít thôi nhưng chúng tôi tin rằng bạn sẽ thành công trong việc thể hiện cảm xúc cũng như ngữ điệu trong lời nói của mình.
Lời qua tiếng lại trong đời
Lựa lời xinh đẹp nói nhau nghe cùng
Thái độ cũng cần lung linh
Để mình gắn bó đến gần nhau hơn
Ngữ điệu lên xuống hợp tình
Vừa lòng nhớ mãi đời mình tươi vui.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi khi giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi ngữ điệu là gì? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có cho mình thêm kiến thức cùng sự tự tin để sử dụng ngữ điệu trong giao tiếp hiệu quả. Nếu thấy hữu ích thì đừng quên thường xuyên truy cập vào timviec365.vn để đón đọc những bài viết hấp dẫn khác nhé!