Đo nhãn áp là gì? Những ai cần tiến hành đo nhãn áp?

Đo nhãn áp là gì? Những ai cần tiến hành đo nhãn áp?

Nhãn áp là gì

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết gì trước khi tiến hành đo nhãn áp?

Đo nhãn áp có thể được tiến hành trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để phát hiện bệnh tăng nhãn áp. Ngoài ra, áp lực nội nhãn (IOP) có thể thay đổi ở các thời điểm khác nhau trong ngày, cho nên chỉ phương pháp đo nhãn áp thì không thể phát hiện bệnh tăng nhãn áp. Nếu IOP cao, các phương pháp khác như soi đáy mắt, các nghiệm pháp về mắt, và kiểm tra thị lực có thể sẽ được bác sĩ tiến hành.

Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

quy trình đo nhãn áp

Bạn nên làm gì trước khi đo nhãn áp?

Bạn phải gỡ bỏ kính áp tròng trước khi kiểm tra. Thuốc nhuộm có thể làm đổi màu kính áp tròng của bạn vĩnh viễn.

Bởi vì kĩ thuật đo này đo áp lực bên trong mắt của bạn, vì vậy bạn nên cố thả lỏng và tránh đeo cà vạt quá chật vì điều này có thể làm tăng áp lực nội nhãn của bạn.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có tiền sử viêm loét giác mạc, nhiễm trùng mắt, hoặc có tiền sử bệnh tăng nhãn áp trong gia đình bạn. Luôn luôn thông tin đến bác sĩ loại thuốc bạn đang sử dụng.

Quy trình thực hiện đo nhãn áp là gì?

Đo nhãn áp mất khoảng một vài phút.

Đo nhãn áp áp tròng

Đây là phương pháp đo nhãn áp được thực hiện bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc một chuyên viên đo mắt. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhỏ mắt để gây tê bề mặt của mắt nên bạn sẽ không có cảm giác khi tiến hành đo. Một dải giấy có chứa thuốc nhuộm (fluorescein) sẽ được đắp lên mắt, hoặc thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc nhuộm sẽ được sử dụng. Thuốc nhuộm giúp bác sĩ có thể quan sát giác mạc của bạn dễ dàng hơn.

Bạn sẽ để cằm trên một miếng đệm và nhìn thẳng vào kính hiển vi (hay gọi là đèn khe). Bác sĩ sẽ ngồi ở phía trước bạn và chiếu đèn vào mắt bạn. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đặt đầu dò nhãn kế vào mắt bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra chỉ số áp suất trên nhãn kế để xác nhận áp lực nội nhãn (IOP) của mắt.

Không dụi mắt sau đó 30 phút cho đến khi thuốc tê đã hết tác dụng.

Đo nhãn áp đè dẹt bằng điện tử

Đo nhãn áp điện tử có thể được thực hiện bởi kỹ thuật viên, một chuyên viên đo mắt, một bác sĩ nhãn khoa, hoặc một bác sĩ gia đình. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhỏ mắt để gây tê bề mặt của mắt nên bạn sẽ không có cảm giác trong khi đo.

Bạn nhìn thẳng về phía trước, hoặc đôi khi nhìn xuống. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đặt đầu dò nhãn kế vào mắt bạn. Mỗi mắt sẽ được đo một vài lần. Bạn sẽ nghe thấy một âm thanh click mỗi lần chỉ số được thu lại. Sau khi đã đo được chỉ số chính xác, sẽ có một tiếng bíp, và kết quả IOP trung bình sẽ xuất hiện trên màn hình hiển thị của thiết bị.

Không dụi mắt sau đó 30 phút cho đến khi thuốc tê đã hết tác dụng.

Phương pháp đo nhãn áp không tiếp xúc

Đây là phương pháp đo nhãn áp được thực hiện bởi bác sĩ nhãn khoa hoặc chuyên viên đo mắt. Bạn không cần đến thuốc nhỏ làm tê mắt đối với phương pháp này.

Bạn sẽ đặt cằm trên một miếng đệm và nhìn thẳng vào máy. Một làn không khí ngắn được thổi vào mắt bạn. Bạn sẽ nghe thấy một tiếng phụt và cảm thấy mát hoặc có một áp lực nhẹ đè lên mắt. Máy đo ghi nhận lại áp lực nội nhãn dựa trên ánh sáng phản xạ lại từ giác mạc của bạn khi giác mạc được đè dẹt bởi không khí. Thử nghiệm này có thể được thực hiện vài lần mỗi mắt.

đo nhãn áp

Bạn nên làm gì sau khi đo nhãn áp?

Bạn có thể có cảm giác cộm trên giác mạc. Điều này thường tự mất trong vòng 24 giờ. Một số người lo lắng khi phương pháp đo nhãn áp cần tiếp xúc trực tiếp đến mắt. Máy đo nhãn áp dạng phun chỉ thổi một luồng hơi chạm mắt.

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn cảm thấy đau mắt trong thời gian đo nhãn áp hoặc trong 48 giờ sau khi đo nhãn áp.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

đo nhãn áp chỉ số nhãn áp bao nhiêu là bình thường

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Chỉ số nhãn áp bình thường là bao nhiêu?

Nhãn áp bình thường là khác nhau ở mỗi người và thường cao sau khi bạn thức dậy. IOP thay đổi nhiều ở những người có bệnh tăng nhãn áp. Phụ nữ thường có IOP cao hơn nam giới và IOP thường sẽ cao hơn khi bạn già đi.

  • Bình thường: 10-21 mmHg
  • Bất thường: Trên 21 mmHg

Giá trị cao

Áp lực nội nhãn (IOP) cao có thể là bạn có bệnh glaucoma hoặc bạn có nguy cơ cao phát triển bệnh glaucoma. Những người có nhãn áp liên tục trên 27mm Hg thường phát triển bệnh glaucoma, trừ khi áp lực được giảm bớt nhờ thuốc.

Những người có IOP liên tục cao hơn 21 mmHg nhưng không có tổn thương thần kinh thị giác được gọi là tăng nhãn áp. Những người này có thể có nguy cơ phát triển thành bệnh glaucoma theo thời gian.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.