Ý nghĩa “Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu”

Ý nghĩa “Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu”

Nhất chậm đi nhì chậm nói nghĩa là gì

“Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu” là một thành ngữ của người Việt. Người xưa cho rằng trẻ chậm đi thì vất vả, nghèo khổ. Trong khi đó nếu trẻ chậm nói thì cha mẹ giàu sang, sung sướng. Liệu câu nói này có đúng?

“Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu” có đúng hay không?

Xem thêm :

  • “Chậm đi thì đói chậm nói thì giàu”
  • [TOP] hình ảnh những câu nói hay về tình yêu ý nghĩa, sâu sắc
  • Những câu nói ngắn gọn và hay nhất về cuộc sống với ý nghĩa làm thay đổi cuộc đời bạn | SON MÔI OMG – OH MY GIRL COSMETICS
  • Những câu nói truyền cảm hứng của BTS | Những câu nói ý nghĩa của BTS
  • Những câu nói tiếng Anh hay về cuộc sống sâu sắc và ý nghĩa nhất

Trên thực tế, chậm đi hay chậm nói không phải là

thước đo thông minh của trẻ. Mẹ cần phân biệt giữa việc chậm nói và chậm phát triển. Những bé chậm phát triển có thể chậm nói và chậm biết đi. Tuy nhiên, bé chậm nói không có nghĩa trẻ bị chậm phát triển.

cham di thi doi cham noi thi giau

Theo các chuyên gia, tình trạng trẻ chậm nói rất phổ biến. Trung bình cứ 10 bé sẽ có một bé chậm nói hơn bình thường. Và trong phần lớn các trường hợp bé chậm nói không phải do chậm phát triển. Bé chỉ có cách thể hiện khác các bé khác. Hoặc bé cảm thấy hứng thú với điều khác hơn là ngôn ngữ nên ba mẹ đừng quá lo lắng.

Trẻ chậm nói cha mẹ cần làm gì?

1. Tìm hiểu nguyên nhân

Cách tốt nhất khi trẻ bị chậm nói là đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ kiểm tra khả năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua những bài kiểm tra để đánh giá về tình trạng của trẻ:

  • Trẻ có thể hiểu gì? (khả năng tiếp thu ngôn ngữ)
  • Trẻ có thể diễn đạt ngôn ngữ không?
  • Trẻ có những cử chỉ như chỉ trỏ, lắc đầu… không?
  • Khả năng phát âm của trẻ
  • Tình trạng răng miệng của trẻ (mũi, miệng, lưỡi, vòm miệng…)

cham di thi doi cham noi thi giau

Nếu chậm nói do khiếm khuyết cơ thể thì phụ huynh cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Nếu chậm nói tâm lý thì phụ huynh cần cải thiện cách thức giao tiếp hằng ngày của mình với trẻ.

2. Điều chỉnh cách giao tiếp với trẻ

Đối với những trẻ mới bắt đầu tập nói, ban đầu bạn nên dạy trẻ những âm thanh đơn giản như bố, mẹ… để trẻ có thể bắt chước theo. Bạn cũng có thể vừa nói vừa kết hợp với hành động để giúp trẻ mở rộng vốn từ, biết gắn kết các từ và đồ vật lại với nhau. Tức là nói về cái gì thì sẽ chỉ tay cho trẻ thấy thứ đó, tăng cường giao tiếp bằng mắt với trẻ….

cham di thi doi cham noi thi giau

Đọc sách cho trẻ nghe cũng là một ý tưởng tuyệt vời. Hãy tìm những loại sách, truyện có hình ảnh sinh động và màu sắc tươi vui phù hợp với lứa tuổi của trẻ để trẻ cảm thấy thích thú. Hãy chú ý vào việc gọi tên chính xác, ngắn gọn mọi thứ xung quanh để phù hợp với nhận thức và trí nhớ của trẻ.

Ngoài ra mẹ cũng nên liên tục thay đổi vật dụng, môi trường tập nói. Điều này sẽ tạo hứng thú tương tác cho trẻ.Không nên cho trẻ xem tivi quá nhiều. Khi xem tivi, phụ huynh nên cùng xem với trẻ. Đồng thời cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

3. Kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ

Ngoài việc dạy trẻ nói mỗi ngày, bạn nên khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi, giao lưu với những bé cùng trang lứa để kích thích nhu cầu giao tiếp, giúp trẻ dễ nói hơn.

Bạn có thể cho trẻ đi nhà trẻ, khuyến khích trẻ chơi chung với các bạn ở gần nhà hoặc tổ chức các buổi dã ngoại để trẻ có nhiều cơ hội kết bạn hơn. Khi trẻ nhà bạn được tiếp xúc nhiều với những đứa trẻ cùng tuổi, chúng sẽ trở nên tự tin, nhanh nhẹn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ.