Câu hỏi:
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở?
A. Chí tuyến
B. Ôn đới
C. Xích đạo
D. Cận cực
Đáp án đúng A.
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở chí tuyến, khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều trong khi đó vùng chí tuyến bán cầu Bắc có diện tích lục địa lớn, rất ít mưa, khí hậu khô nóng (vùng này tập trung diện tích hoang mạc, bán hoang mạc lớn nhất trên Trái Đất),…
Giải thích lý do chọn đáp án A:
Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc chủ yếu do tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều trong khi đó vùng chí tuyến bán cầu Bắc có diện tích lục địa lớn, rất ít mưa, khí hậu khô nóng (vùng này tập trung diện tích hoang mạc, bán hoang mạc lớn nhất trên Trái Đất),…
Nhiệt độ trung bình năm của không khí thay đổi theo vĩ độ, càng xa Xích đạo nhiệt độ càng thấp. Càng xa Xích đạo góc nhập xạ (chiếu sáng) càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời càng ít => Nhiệt độ trung bình năm của không khí càng thấp.
Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có Mặt Trời lên đỉnh đầu; là vùng hấp thụ được nhiều nhiệt lượng Mặt Trời nhất. Tuy nhiên, xích đạo không phải là nơi nóng nhất Trái Đất. Theo số liệu thống kê tình hình thời tiết thế giới: Tại Xích đạo, nhiệt độ ban ngày không quá 35°c, trong khi đó ở sa mạc Sahara ban ngày nhiệt độ lên tới 55°c, sa mạc Ả rập lên tới 45 – 50°c, sa mạc Trung Á nhiệt độ cũng lên tới 48°c, sa mạc Gô-bi lên tới 45°c.
Tại vì những vùng thuộc Xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương. Mặt biển ở khu vực Xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa:
– Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của Mặt Trời xuống các lớp nước sâu.
– Khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều năng lượng.
– Nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn so với đất, nên nhiệt độ nước tăng chậm so với đất liền. Vì thế, vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển không bao giờ tăng lên đột ngột. Ở vùng chí tuyến có nhiều lục địa (nhất là ở bán cầu Bắc), ở đây có nhiều sa mạc. Vào mùa hạ, vùng này cũng có góc nhập xạ lớn, cường độ bức xạ Mặt Trời cao. Tình hình tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại với vùng Xích đạo:
– Ở sa mạc rất hiếm thực vật và nước, chủ yếu chỉ có cát. Do nhiệt dung riêng của cát rất nhỏ, nó nóng lên nhanh chóng khi hấp thu nhiệt.
– Lại không truyền nhiệt này xuống lớp dưới sâu được.
– Do hiếm nước nên ở sa mạc thiếu hẳn tác dụng bốc hơi làm tiêu hao nhiệt như ở biển. Chính vì thế, nên khi Mặt Trời xuất hiện, nhiệt độ không khí vùng sa mạc tăng lên nhanh chóng. Đến giữa trưa thì nhiệt độ tăng lên rất cao.
Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa. Mây và mưa ở Xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng Xích đạo nhiều mây, làm suy yếu cường độ bức xạ Mặt Trời và chiều nào cũng thường có mưa nên nhiệt độ vào buổi chiều không thể quá cao được. Còn ở sa mạc, thường trời nắng, rất ít mây và rất hiếm mưa, cường độ bức xạ Mặt Trời lớn và không có yếu tố làm dịu đi.