Nhựa đường là loại vật liệu vô cùng quen thuộc trong đời sống, được sử dụng trong dân dụng cho đến công nghiệp. Với ứng dụng đa dạng như vậy thì rất nhiều người muốn tìm hiểu rõ hơn về vật liệu này. Nhựa đường là gì? Phân loại và ứng dụng trong đời sống ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nhựa đường trong bài viết này.
Nhựa đường là gì?
Nhựa đường – Một loại hợp chất có thành phần chính là bitum, có dạng lỏng hoặc bán rắn, màu đen, độ nhớt cao. Nhựa đường thường tồn tại trong dầu thô, các trầm tích tự nhiên, các mỏ lộ thiên hay đáy hồ, sông, suối cổ. Có thể nói rằng, nhựa đường nguyên gốc là một dạng chế phẩm từ quá trình sản xuất dầu thô.
Cách sản xuất nhựa đường
Các loại nhựa đường được tạo ra bằng cách chưng cất phân đoạn dầu thô (dầu diezen, naphtha, xăng,…) trong điều kiện chân không. Ngoài ra, còn một phương pháp sản xuất nhựa đường nữa là xử lý những thành phần nặng của dầu mỏ trong khối khử nhựa đường sử dụng butan hoặc propan trong pha siêu tới hạn để hòa tan các phân tử nhẹ hơn.
Các loại nhựa đường trên thị trường
Để phân loại chi tiết nhựa đường thì phải có đến khoảng 20 loại khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia chúng thành 02 nhóm chính là:
1. Nhựa đường đặc
Nhựa đường đặc bao gồm 02 loại: nhựa bitum và hắc ín có nguồn gốc từ than đá. Tuy nhiên, nhựa bitum được sử dụng phổ biến hơn trong công nghiệp xây dựng.
Nhựa đường bitum đặc là sản phẩm thu được từ công nghệ dầu mỏ. Khi sử dụng, phối trộn và đun nóng đến một nhiệt độ thích hợp sẽ tạo thành nhựa đường lỏng.
2. Nhựa đường lỏng
Nhựa đường lỏng là sản phẩm của quá trình pha trộn dầu hỏa với nhựa đường đặc theo đúng tỷ lệ thích hợp. Quy định mác nhựa đường lỏng theo các cấp độ nhớt 140 – 250, 80 – 140, 40 – 80, 20 – 40 và 10 – 20.
Nhựa đường lỏng còn có thể chia thành 03 phân loại khác nữa là: nhựa đường lỏng đông đặc chậm, vừa và nhanh. Các công trình giao thông ở nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng nhựa đường lỏng đông đặc vừa MC30 và MC70. Độ nhớt tối thiểu của các loại nhựa đường này là 30 – 70.
Đặc điểm, tính chất của nhựa đường
– Tính ổn định, khả năng liên kết tốt.
– Độ bền cao, sử dụng được trong thời gian dài.
– Linh hoạt, dễ dàng pha trộn và thi công cùng với các vật liệu khác.
– Tính kỵ nước, chống thấm cao.
– Độ ma sát cao, chống trơn trượt tốt.
– Khả năng chống hao mòn, chống nứt gãy.
Ứng dụng của nhựa đường
Với những đặc điểm, tính chất nêu trên, ứng dụng của nhựa đường rất đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và còn có không ít ứng dụng nhỏ khác trong đời sống. Chẳng hạn như:
1. Trong công nghiệp
– Sản xuất phụ tùng ô tô: Mặt hộp số, tấm cách điện, cách nhiệt, sơn gầm, hợp chất cách âm.
– Sản xuất vật liệu điện: Làm thành phần trong các bộ phận cách điện, lõi cacbon, vòng, vỏ ắc qui, than, băng giấy.
– Sản xuất sơn, vecni: Vecni, matit, men chống axit, sơn mài, men hàng hải, hợp chất chống thấm.
– Các sản phẩm khác: Giả da, phủ mặt sau gương, chất dập hỏa, khuôn đúc,….
2. Trong nông nghiệp, thủy lợi
– Quét lên cây.
– Bảo vệ cho đập nước, đê, các công trình cần chống thấm.
– Làm chất phủ bảo vệ sân, kho, chuồng gia súc.
– Chống rửa trôi đất do nước hay gió.
– Làm chất khử trùng, sơn phủ hàng rào.
– Làm bể, ao chứa nước, phủ hào.
– Bảo vệ nền đất mới đắp,….
3. Trong xây dựng
– Lát sân, mặt đường cho các công trình thể thao, giải trí, dân dụng.
– Xử lý đá trải đường sắt, ổn định tà vẹt cho đường.
– Chống thấm cho các hạng mục sàn, mái, tường nhà.
– Làm lưới lợp, xi măng dẻo, hợp chất trát, phủ maid nhà dạng lỏng,….
Hi vọng với những thông tin Sài Gòn ATN chia sẻ trên đây, bạn đã biết nhựa đường là gì, phân loại cũng như những ứng dụng của nhựa đường trong đời sống.
Tham khảo thêm: Sơn kẻ vạch đường là gì? Có mấy loại?