Niên hiệu là gì?

Niên hiệu là gì?

Niên hiệu là gì

Khi học tập và nghiên cứu về lịch sử nói chung và các nhà vua nói riêng chắc hẳn chúng ta sẽ bắt gặp khái niệm niên hiệu. Vậy Niên hiệu là gì?

Mời quý bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết Niên hiệu là gì?

Niên hiệu là gì?

+ Niên hiệu là danh hiệu của vị vua dưới các triều đại phong kiến thường đặt khi lên ngôi để thần dân trong nước gọi các ngài, thay vì tên chánh. Niên hiệu khẳng định quyền cai trị của các vị vua và phân biệt thời kỳ cai trị của vị vua khác của các triều đại phong kiến.

+ Mỗi khi đặt niên hiệu, vua coi đó là một dịp quan trọng nên thường đại xá cho các phạm nhân.

+ Đặt niên hiệu của vua là sự kiện rất quan trọng đối với các vị vua thời phong kiến.

+ Nguồn gốc của niên Hiệu được cho là bắt nguồn từ triều đình Trung Quốc. Năm 140 TCN, Hán Vũ Đế Lưu Triệt là người đầu tiên đặt niên hiệu cho mình là Kiến Nguyên. Từ đó về sau, vua Trung Quốc nào cũng có một hay nhiều niên hiệu.

+ Ở nước ta, Lý Bôn (544-549) là vua đầu tiên đặt niên hiệu là Thiên Đức. Sau đó từ Đinh Tiên Hoàng (968-979) đến vua Bảo Đại (1926-1945), vị nào cũng có niên hiệu. Ngoài ra, dưới thời vua Lê, chúa Trịnh, chỉ có vua Lê được đặt niên hiệu, còn chúa Trịnh hay chúa Nguyễn, dù có thực quyền, vẫn bị coi là thần dân, nên không có niên hiệu.

+ Thông thường niên hiệu không có tính cố định mà thường thay đổi tùy vào mỗi đời vua. Có vua chỉ dùng một niên hiệu, có vua thay đổi niên hiệu nhiều lần và mỗi khi thay đổi, vua chỉ cần ra chiếu chỉ thông báo cho toàn dân.

Tại Việt Nam, vua Lý Nhân Tông (1072-1127) được tiếng là nhân từ, đổi niên hiệu 8 lần và là vua có nhiều niên hiệu nhất, cụ thể bao gồm các niên hiệu: Thái Ninh nghĩa là thiên hạ được an ninh cực lạc; Anh Vũ Chiêu Thắng nghĩa là vũ lực hùng mạnh đem lại chiến thắng rực rỡ; Quảng Hựu nghĩa là sự phù hộ lan tỏa rộng khắp; Hội Phong nghĩa là sự hội tụ phong phú; Long Phù nghĩa là điềm rồng xuất hiện báo hiệu sự phù trợ tốt đẹp; Hội Tường Ðại Khánh nghĩa là hội tụ các điều tốt lành lớn; Thiên Phù Duệ Vũ nghĩa là Trời phù giúp để có võ công rực rỡ; Thiên Phù Khánh Thọ nghĩa là Trời phù hộ của vua được hưởng thọ.Hoặc như vua Lý Cao Tông đã đặt 4 niên hiệu trong thời gian làm vua của mình bao gồm: Trinh Phù nghĩa là theo phù mệnh Trời để bền vững; Thiên Tư Gia Thụy nghĩa là điềm lành Trời ban; Thiên Gia Bảo Hựu nghĩa là Trời ban phúc phù hộ họ Lý; Trị Bình Long Ứng nghĩa là đất nước thái bình thịnh trị với điềm rồng ứng hiện.

Việc thay đổi niên hiệu không dựa trên nguyên tắc nào. Ở Trung Quốc, có thuyết nói từ triều Nguyên về trước, khi có sự kiện đặc biệt xảy ra, vua có thể thay đổi niên hiệu để ghi nhớ sự kiện đó.

Ở nước ta, mỗi khi trong nước có loạn lạc, dịch tễ, mất mùa, đói kém, nhà vua tin rằng mình là con trời, đã không làm tròn nhiệm vụ, đã vi phạm lỗi lầm nên cần phải sửa đổi ăn năn. Điều này dẫn đến vua phải đổi niên hiệu. Khi thay đổi niên hiệu, các vua tin rằng sẽ đem lại sự bình an và may mắn cho dân chúng. Bằng chứng là năm 1628, đời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Tộ, có nạn đói kém nên năm 1629 vua đổi niên hiệu thành Ðức Long.

Nguyên tắc chọn Niên hiệu

Như đã đề cập ở phần trên thì niên hiệu là danh hiệu của vị vua dưới các triều đại phong kiến thường đặt khi lên ngôi để thần dân trong nước gọi các ngài, thay vì tên chánh. Niên hiệu khẳng định quyền cai trị của các vị vua và phân biệt thời kỳ cai trị của vị vua khác của các triều đại phong kiến. Do đó hiệu hiệu rất quan trọn, khi đặt niên hiệu của vua cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Thông thường có hai nguyên tắc quan trọng khi đặt niên hiệu là: Về mặt phát âm, phải chọn chữ nào đọc lên nghe âm vang và trong sáng. Về mặt ý nghĩa, phải chọn chữ nói lên được sự tốt lành, thái bình, và đội ơn thần linh.

Hình thức của niên hiệu thì không bắt buộc phải có bao nhiêu chữ, nhưng thông thường niên hiệu có 2 chữ, cũng có 3, 4, và nhiều nhất là 6 chữ.

Niên hiệu dùng để làm gì?

Niên hiệu dùng để thần dân trong nước gọi các vua, thay vì gọi tên. Niên hiệu còn dùng để khẳng định quyền cai trị của các vị vua và phân biệt thời kỳ cai trị của vị vua khác của các triều đại phong kiến.

Thông thường dân chúng thường chỉ biết đến vua qua niên hiệu mà ít biết tên.

Niên hiệu có ý nghĩa gì?

+ Niên hiệu bắt nguồn từ triết lý vương quyền trong Nho Giáo. Theo lý thuyết này, vua trị nước là do mệnh trời nên các sắc dụ của vua ban ra đều được mở đầu bằng câu Thế Thiên Hành Đạo, nghĩa là thay trời hành đạo. Trên ấn triện của Tần Thủy Hoàng người ta thấy câu: Thụ Mệnh Vu Thiên, nghĩa là nhận mệnh lệnh từ trời. Ngoài ra, triết lý vương quyền còn coi vua là con trời nên vua phải là mẫu người đạo đức, nhân từ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung Niên hiệu là gì? Từ những chia sẻ trên chúng ta có thể nhận thấy rằng niên hiệu có vai trò quan trọng đặc biệt đối với các vị vua thời xưa. Chúng tôi hi vọng rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích và cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích liên quan đến lĩnh vực lịch sử.