Nor – trong xuất nhập khẩu, logistics là gì? Ý nghĩa và cách sử dụng của thuật ngữ này trong xuất nhập khẩu như thế nào? Bạn đọc quan tâm, vui lòng tham khảo bài viết hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết tại đây nhé.
Khái Niệm NOR
NOR là tên viết tắt của từ (Notice of Readiness) có nghĩa là thông báo sẵn sàng. Được hiểu là mốc thời gian được tính dựa trên việc thuyền trưởng trao thông báo sẵn sàng xếp dỡ và việc chủ hàng nhận thông báo sẵn sàng xếp dỡ.
Để hiểu rõ hơn về Nor bạn cùng xem ví dụ cụ thể sau:
Hợp đồng mẫu VNT quy đinh: “Thời gian cho phép xếp/dỡ bắt đầu tính từ 15 giờ chiều nếu NOR đươc trao và chấp nhận trước hoặc đúng 12 giờ trưa cùng ngày. Trường hợp NOR đươc trao và chấp nhận vào buổi chiều hôm trước thì sẽ tính vào 07 giờ sáng ngày hôm sau.
Cách Tính Thời Gian Làm Hàng Trong Vận Tải
Sau đây là 2 cách tính thời gian làm hàng trong vận tải:
Cách 1: Quy định một số ngày cụ thể:
Ví dụ : “thời gian xếp là 5 ngày, thời gian dỡ là 7 ngày” hoặc cả bốc – dỡ hàng là 12 ngày”.
Khái niệm ngày thường xảy ra tranh chấp nên trọng hợp đồng phải quy định “ngày” được hiểu theo nghĩa nào:
- Ngày (Days): là ngày theo lịch.
- Ngày liên tục (Running Days hoặc Consecutive Days): những ngày kế tiếp nhau trên lịch bao gồm cả ngày lễ tết.
- Ngày làm việc (Working Days): là những ngày làm việc chính thức mà chính phủ quy định tại các nước hay các cảng có liên quan. Nếu bạn bốc xếp hàng 2h/ ngày vẫn được tính là ngày làm việc. Phụ thuộc vào quy định của các nước sở tại như Viêt Nam là 6 tiếng/ ngày. Anh là 5 tiếng/ ngày.
- Ngày làm việc 24 giờ (Working Days of 24 hours): là ngày làm việc 24 giờ được tính từ nửa đêm hôm trước đến nửa đêm hôm sau. Có nghĩa là 24h làm việc đủ sẽ được tính là 1 ngày dù có mất nhiều ngày để làm được thành tổng 24h.
- Ngày làm việc thời tiết tốt (Weather Working Day = WWD): ngày thời tiết cho phép vận chuyển, bốc dỡ hàng. Những ngày thời tiết xấu không bốc được hàng sẽ không tính vào ngày làm hàng. Đây cũng là cách tính được áp dụng phổ biến nhất trong vận tải quốc tế.
Với các ngày nghỉ lễ và chủ nhật cũng cần được nêu rõ trong hợp đồng và cách tính như thế nào để khỏi phát sinh tranh chấp. Trường hợp muốn đưa những ngày này vào ngày làm hàng cần bổ sung thêm các điều khoản có trong hợp đồng.
Ví dụ:
- Thời gian xếp hàng 05 ngày thời tiết tốt, 24 giờ liên tục không tính ngày lễ và chủ nhật -> Có lợi cho người thuê tàu – chủ hàng.
- Thời gian dỡ hàng là 13 ngày thời tiết tốt, 24 giờ liên tục tính cả chủ nhật và ngày lễ quy định chi tiết tại hợp đồng.
- Thời gian xếp – dỡ hàng lên tàu là 15 ngày làm việc tính theo thời tiết tốt 24 giờ liên tục tính cả chủ nhật, ngày lễ.
Cách 2: Đối với hàng rời sẽ quy định mức xếp dỡ hàng hóa cho tàu hoặc máng trong ngày.
Ví dụ:
- Mức xếp dỡ cho toàn tàu là 1500 MT mỗi ngày làm việc thời tiết tốt 24 giờ liên tục, không tính ngày lễ và chủ nhật, dù có làm cũng không tính (Cargo to be Loade and Discharged at the Rate of 1500MT per WWD.S.H.EX.E.U).
- Mức xếp dỡ cho từng máng là 150 MT mỗi ngày làm việc thời tiết tốt 24 giờ liên tục, không tính ngày lễ và chủ nhật, dù có làm cũng không tính (Cargo to be Loade and Discharged at the Rate of 1500MT per WWD.S.H.EX.E.U).
Thời gian cho phép có thể tính quy định riêng cho xếp hàng, cho dỡ hàng áp dụng riêng đối với từng cảng hoặc có thể quy định thời gian xếp dỡ chung rồi sau đó mới xét vào thưởng phạt.
Trên hợp đồng sẽ quy định rõ: Thời gian tàu chờ tại bến đâu, tàu chưa vào cầu tàu, chưa làm xong các thủ tục hải quan có tính vào thời gian làm hàng không. Chủ tàu luôn muốn đảm bảo lợi ích cho mình nên luôn quy định: “W,W,W,W”, nghĩa là: “thời gian làm hàng vẫn tính dù tàu đã vào cảng, vào cầu, làm thủ tục hải quan, thủ tục vệ sinh dịch tễ hay chưa”.
- WIPON (whether in port or not): thời gian làm hàng vẫn tính dù tàu đã vào cảng hay chưa.
- WIBON (whether in berth or not): thời gian làm hàng vẫn tính dù tàu đã vào cầu hay chưa.
- WIFON (whether in free pratique or not): thời gian làm hàng vẫn tính dù tàu đã thực hiện thủ tục vệ sinh dịch tễ hay chưa.
- WICON (whether in customs cleared or not): thời gian làm hàng vẫn tính dù tàu đã làm thủ tục hay chưa.
Các trường hợp bất khả kháng như chiến tranh. Đình công, dịch bệnh, hỏa hoạn cũng cần được đề cập trong hợp đồng.
Tóm Lại Là
Trên đây là là một số thông tin sẽ giúp các bạn hiểu rõ khái niệm NOR trong vận tải là gì. Theo bản thân mình thấy thì bài này hơi khó hiểu nhưng kiến thức khá ít. Bạn có thể để lại thắc mắc ở phần comment. Hi vọng sẽ giúp các bạn phần nào trong công việc của mình.