Odoo CRM: Chức năng, ưu nhược điểm và vai trò của CRM Odoo

Odoo crm là gì

Odoo CRM nói riêng hay Odoo ERP nói chung là một hệ thống mã nguồn mở nổi tiếng và phổ biến trên thế giới. Việc sử dụng Odoo CRM đem lại nhiều lợi ích lớn không chỉ riêng đối với bộ phận bán hàng mà còn giúp doanh nghiệp quản lý lợi nhuận và khách hàng hiệu quả hơn.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Odoo CRM là gì, có những chức năng gì, ưu nhược điểm cũng như có nên dùng Odoo CRM hay không.

Odoo CRM là gì?

Odoo CRM là một phân hệ hay một module trong hệ thống quản lý hoạch định doanh nghiệp của Odoo ERP. Tuy nhiên, Odoo CRM là module phục vụ riêng cho bộ phận bán hàng (Sales) để quản lý quan hệ khách hàng.

Cụ thể hơn, CRM Odoo giúp thấu hiểu khách hàng, từ đó làm khách hàng cảm thấy hài lòng hơn về doanh nghiệp. Ngoài ra CRM Odoo còn hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí duy trì mối quan hệ giữa nhân viên kinh doanh và người mua hàng.

Các chức năng của Odoo CRM là gì?

Những tính năng cơ bản của CRM trong Odoo bao gồm:

  • Quản lý leads (thông tin của khách hàng tiềm năng).
  • Quản lý cơ hội (cơ hội chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng).
  • Kiểm soát và quản lý thông tin khách hàng.
  • Báo cáo và chỉnh sửa.

Ngoài ra có một số thuật ngữ trong Odoo CRM mà các bạn cần phải biết khi bắt đầu sử dụng:

  • CRM: Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng.
  • Sales Cycle: Chu kỳ bán hàng.
  • Pipeline: Luồng bán hàng.
  • Sales stage: Giai đoạn bán hàng.
  • Lead: Thông tin của nhóm khách hàng có nhận thức cơ bản về sản phẩm, thương hiệu của bạn.
  • Opportunity: Cơ hội một lead có thể chuyển đổi thành khách hàng của bạn.
  • Customer: Khách hàng của bạn.
  • KPI (Key performance Indicator): Giá trị đo lường hiệu quả của bộ phận bán hàng.
  • Lead Scoring: Hệ thống chấm điểm đạt chuẩn cho một lead trở thành Opportunity hay Customer của doanh nghiệp bạn.
  • Kanban view: Giao diện dạng Kanban – Chế độ xem trực quan để theo dõi các luồng công việc của bạn hoặc các nhân viên khác trong doanh nghiệp bạn.
  • List view: Giao diện dạng danh sách – Giao diện cho phép bạn có thể xem các đối tượng khách hàng tiềm năng/ khách hàng của bạn theo bảng.
  • Lead Generation: Quá trình doanh nghiệp thu thập thông tin của các khách hàng tiềm năng.
  • Campaign: Chiến dịch bao gồm nhiều hoạt động thông qua nhiều kênh khác nhau để thu thập thông tin củ khách hàng tiềm năng.

>> Tìm hiểu thêm:

  • Hướng dẫn sử dụng Odoo ERP – Giới thiệu các tính năng chính
  • So sánh CRM và ERP: Doanh nghiệp nên chọn hệ thống nào?

Ưu điểm phân hệ quản trị quan hệ khách hàng của Odoo là gì?

CRM là một hệ thống cần có trong mỗi doanh nghiệp

Việc sử dụng CRM không chỉ giúp doanh nghiệp có thể quản lý khách hàng một cách tốt hơn mà còn giúp doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng quy mô hiệu quả hơn. Việc có CRM giúp doanh nghiệp hệ thống hoá được được các quy trình làm việc với khách hàng. Từ đó, cũng một phần giúp khách hàng có thiện cảm tốt với doanh nghiệp, dễ trở thành khách hàng trung thành và gắn bó với doanh nghiệp lâu hơn.

Module CRM của Odoo giúp các doanh nghiệp dễ phát triển hơn

Nếu so sánh Odoo CRM với Salesforce, Zoho, hay một số phần mềm CRM khác thì gần như các tính năng của Odoo phù hợp với các doanh nghiệp muốn phát triển. Lí do là bởi bạn có thể sử dụng toàn bộ các chức năng mà Salesforce, Zoho,… đem lại trên Odoo, thậm chí Odoo còn có nhiều tính năng mà các hệ thống khác không có như dự đoán ngày chốt đơn, lưu trữ ảnh trên hệ thống thông tin khách hàng, hay nút CTA trên website,…

Tất cả các tính năng này đều có trên Odoo và thậm chí Odoo còn cho phép bạn chỉnh sửa, tuỳ biến, thêm các tính năng khác mà bạn muốn có nhưng các hệ thống khác chưa làm. Và ngoài ra, chi phí cho 1 module CRM cơ bản cũng rất thấp, phù hợp với các doanh nghiệp mới bắt đầu.

Odoo thích nghi và phát triển theo doanh nghiệp

Như đã nói phía trên, Odoo vốn là một phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP nên việc thích nghi và phát triển theo doanh nghiệp là điều hoàn toàn dễ hiểu. Với vốn nhỏ, số lượng nhân lực ít thì bạn có thể không cần một hệ thống ERP làm gì. Nhưng khi bạn phát triển, với nhiều đội ngũ, nhiều phòng ban, nhiều nhân viên thì việc quản lý chắc hẳn sẽ trở nên khó khăn. Các phần mềm CRM giá rẻ khác không thể nào đi theo bạn được đến khi bạn phát triển, hoặc nếu bạn có mua gói cao cấp hơn của CRM đó để sử dụng cũng sẽ không phải phương án lâu dài.

Cụ thể hơn, bạn chắc chắn cần một ERP trong tương lai và CRM dù gói cao cấp nhất cũng không đáp ứng được các tính năng cơ bản của ERP. Bạn sẽ lựa chọn mua một hệ thống ERP khác nhưng sẽ không tương thích và đồng bộ với CRM mà bạn đang dùng hoặc có thể tương thích nhưng chi phí sẽ cực kỳ tốn kém. Vậy làm sao điều này có thể tăng lợi nhuận của bạn được? Trong khi điều cơ bản trong quản lý doanh nghiệp là muốn lợi nhuận thì phải tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Hơn nữa, bạn cũng không hề muốn phải làm quen với một hệ thống, phần mềm hoàn toàn mới đúng không? Chưa kể đến việc sử dụng nhiều phần mềm sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc quản lý thông tin một cách thống nhất.

>> Xem thêm: Chi phí triển khai Odoo: Các loại phí cần thiết để triển khai Odoo ERP

Nhược điểm của CRM Odoo và cách khắc phục

Như mọi phần mềm khác, Odoo CRM cùng có nhiều nhược điểm và một trong số đó là:

Khó khăn trong việc cài đặt thiết lập

Không như các phần mềm CRM khác, Odoo khi muốn sử dụng yêu cầu bạn cung cấp nhiều loại thông tin và thiết lập cấu hình. Điều này sẽ rất khó khăn đối với các doanh nghiệp mới, thiếu bộ phận IT hùng hậu khiến việc cài đặt sử dụng mất nhiều thời gian cũng như tiền bạc cho nhân sự.

Thiếu sự hỗ trợ từ đội ngũ Odoo

Với hơn 4 triệu người dùng toàn thế giới, chứ không chỉ vài trăm ngàn người như Salesforce hay vài chục ngàn người như Zoho,… việc đội ngũ hỗ trợ của Odoo gần như rất khan hiếm. Điều này có thể dẫn đến việc bạn khó có thể nhận được các hỗ trợ ngay lập tức như các phần mềm CRM khác. Đặc biệt hơn, nếu bạn xây dựng một đội ngũ hỗ trợ cho riêng doanh nghiệp bạn thi chi phí các khoá học của Odoo cũng đắt đỏ không kém. Điều này cũng dẫn đến việc duy trì hay thay đổi hệ thống khó khăn.

Tuy nhiên hai nhược điểm trên hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách thuê một đơn vị ngoài như Magenest – đối tác của Odoo để hỗ trợ. Điều này giúp bạn có thể liên lạc bất cứ khi nào cần hay sửa đổi phần mềm theo ý muốn từ các chuyên gia về Odoo của Magenest mà không cần phải chờ Odoo trực tiếp phản hồi. Thời gian đối với bất cứ doanh nghiệp nào cũng rất quý báu, nên phương pháp này chính là phương pháp tối ưu nhất để tiết kiệm chi phí cũng như nhân lực cho doanh nghiệp.

Kết luận

Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Odoo CRM trong doanh nghiệp. CRM của Odoo là một công cụ rất cần cho doanh nghiệp và có thể kiểm soát được từng công việc của nhân viên mà không cần đợi họ phải làm bảng báo cáo phức tạp. Việc sử dụng Odoo cũng giúp doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Vậy nên, hãy bắt đầu sử dụng CRM Odoo ngay bằng cách liên hệ với Magenest qua nút dưới đây.