Fiber optic cable là gì?
Charles Kuen Kao và George Hockman là hai kỹ sư trẻ tại Phòng thí nghiệm chuẩn viễn thông (Anh), đã công bố khám phá mới đầy hứa hẹn về khả năng của cáp sợi quang là sợi thủy tinh hoặc nhựa trong suốt và mỏng hơn một sợi tóc trong năm 1966.
Sản phẩm cáp quang MM nổi bật: Cáp quang multimode ; Cáp quang multimode 4 sợi OM2 ; Cáp quang multimode 4 sợi OM3 ; Cáp quang multimode 4 sợi OM4 ; Cáp quang multimode 8FO OM2 ; Cáp quang multimode 8FO OM3 ; Cáp quang multimode 8FO OM4 ; Cáp quang multimode 12 Core OM2 ; Cáp quang multimode 12 Core OM3 ; Cáp quang multimode 12 Core OM4
Nhưng phải đến những năm 90 với sự bùng nổ của internet đã khiến công nghệ cáp quang được ứng dụng rộng rãi và trở nên không thể thiếu trong việc truyền tải dữ liện.
Mọi người cũng nhờ đến cáp quang mỗi khi dùng hệ thống mang gửi e-mail, tin nhắn, ảnh, video và chia sẻ các file dữ liệu khác…
Cấu tạo cáp quang từ ba thành phần chính:
- Lõi
- Lớp phản xạ ánh sáng
- Lớp vỏ bảo vệ chính
Cáp quang có cấu tạo gồm dây dẫn trung tâm là sợi thủy tinh hoặc nhựa trong suốt đã được tinh chế nhằm cho phép truyền đi tối đa các tín hiệu ánh sáng. Cáp quang là lớp vỏ ngoài gồm nhiều lớp khác nhau tùy theo cấu tạo, tính chất của mỗi loại cáp.
Tốc độ truyền dẫn của cáp quang có hai dạng đơn công (simplex) và song công (duplex). Simplex truyền tín hiệu chỉ 1 chiều. Duplex có thể truyền nhận tín hiệu 1 chiều bán song công (half-Duplex) hoặc cả 2 chiều song công toàn phần (full-Duplex) Duplex ở cùng thời điểm tùy theo cách cấu hình.
Fiber optic có ưu điểm gì?
- Dung lượng lớn, kích thước và trọng lượng nhỏ do đó dễ dàng lắp đặt
- Không bị nhiễu bởi các tín hiện điện, điện từ hoặc thậm chí cả bức xạ ánh sáng
- Tính cách điện do được làm từ thủy tinh, không chứa vật chất dẫn điện nên rất an toán
- Tính bảo mật cao, chịu đựng được những điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt
- Tính linh hoạt do các hệ thống thông tin quang đều khả dụng cho hầu hết các dạng thông tin số liệu, thoại và video.
Sơi cáp quang single mode là gì?
- Cáp quang Single mode (SM) có đường kính core khá nhỏ (khoảng 9µm), sử dụng nguồn phát laser truyền tia sáng xuyên suốt vì vậy tín hiệu ít bị suy hao và có tốc độ khá lớn. Cáp quang đơn mode thường hoạt động ở 2 bước sóng 1310nm và 1550nm.
- Cáp quang Singlemode truyền được dữ liệu với khoảng cách không giới rất xa, được các đơn vị viễn thông sử dụng để truyền dữ liệu trong hệ thống của họ
Sơi cáp quang multimode là gì?
- Cáp quang Multimode (MM) có đường kính core lớn hơn SM (khoảng 50µm, 62.5µm). MM sử dụng nguồn sáng LED (Light Emitting Diode) hoặc laser để truyền tia sáng và thường hoạt động ở 2 bước sóng 850nm, 1300nm;
- Cáp quang đa mode có khoảng cách kết nối và tốc độ truyền dẫn nhỏ hơn Cáp quang đơn mode, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng truyền dữ liệu với khoảng cách ≤ 5Km đặc biệt được sử dụng trong các thi công hệ thống mạng LAN nội bộ
Thành phần cơ bản truyền thông sợi quang khi đấu nối thi công hệ thống mạng cáp quang
Cáp sợi quang (fiber optic) thường được sử dụng để đấu nối hệ thống mạng, cáp quang được kéo dẫn vào tủ đựng hộp ODF quang hoặc vào các cổng vào và ra như (module quang, converter quang, switch quang) trên các thiết bị truyền dẫn quang, người ta thường sử dụng dây nối quang một đầu có sẵn một đoạn cáp quang đấu nối hoặc cả hai đầu có sẵn đầu nối dây nhảy quang.
Dây nhảy quang
Theo từ điển tiếng Anh, Dây nhảy quang gọi là Fiber optic path cord, đây là thiết bị dùng để nối quang giữa các thiết bị quang hay phụ kiện quang như:
- Hộp phối quang ODF với converter quang
- Các module quang với nhau
- Giữa các hộp phối quang ODF or giữa các switch với nhau…
Đặc điểm của dây nhảy quang:
- Các dây nhảy quang được thiết kế với đường kính siêu nhỏ từ: 0.9, 2.0, 2.4, 3.0mm
- Hai đầu của dây nhảy quang đã có gắn sẵn các đầu nối cáp quang ở dạng PC, UPC, APC và ở chuẩn: SC, ST, FC, LC, MU, E2000…
Phân loại dây nhảy quang:
Mỗi loại dây nhảy quang thường sẽ có những đặc điểm khác nhau, để tiện cho quá trình lựa chọn và lắp đặt, dây nhảy quang được phân thành các loại sau: Theo chủng loại: Dây nhảy quang sẽ được chia thành Singlemode và Multimode
- Theo số sợi:
- Sợi đơn (simplex)
- Sợi đôi (Duplex): Đây là dạng 2 sợi dính vào nhau
- Ngoài ra còn có dây nhảy quang 4Fo, 6Fo, 8Fo, 10FO, 12FO, 24FO và 48FO
Theo đầu kết nối: Dây nhảy quang gồm 2 đầu SC, 2 đầu LC, 2 đầu FC, 2 đầu ST, MU, MT-RJ hoặc 1 đầu SC – 1 đầu FC .1 đầu SC – 1 đầu LC…
Dây nối quang
Dây nối quang hay còn gọi là dây hàn quang – một thiết bị quan trọng được sử dụng để khắc phục một cách nhanh chóng các lối đứt dây cáp trong quá trình sử dụng.
Bạn biết gì về dây nối quang? Bạn hiểu gì về tính năng, công dụng của loại sản phẩn này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin rõ hơn về vấn đề này nhé!
Dây nối quang được hiểu là đoạn sợi quang có đường kính từ 0.9mm – 3.0mm và chiều dài từ 1m – 1.5m tùy theo yêu cầu cũng như đầu nối: SC/PC, SC/APC, FC/PC, FC/APC, ST/PC, MT-RJ/PC, MU/PC, E2000, SMA,…. Thiết bị này thường có 2 đầu cơ bản, một đầu gắn với đầu nối quang, đầu còn lại chờ gắn với cáp quang.
Hầu hết các sản phẩm dây nối quang đều được sử dụng để kết nối giữa cáp quang và ODF quang, do đó chúng được bảo vệ thông qua các ODF quang, do đó, giúp ngăn chặn tác động xấu của môi trường lên mối hàn, kết nối.
Xét về cơ bản thì các dây nối quang có cấu tạo tương tự như dây nhảy quang nhất là tính suy hao. Mẹo của các chuyên gia công nghệ là cắt dây nhảy quang làm đôi đoạn 3 mét là dây nối quang khi thi công hàn cáp quang.
Adaptor quang
Adaptor quang có rất nhiều loại với thông số kỹ thuật cũng như công dụng riêng biệt. Để nắm rõ hơn về sản phẩm này, hãy cùng Netsystem – Đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị viễn thông số 1 Hà Nội tìm hiểu nhé!
- Adaptor quang FC/PC loại đơn
Adaptor quang FC/PC loại đơn là thiết bị được lắp đặt bên trong các hộp ODF quang nhằm kết nối dây nhảy quang với dây nối quang để truyền tín hiệu tới thiết bị quang. Đây là thiết bị quan trọng và hầu như không thể thiếu trong các hệ thống mạng cáp quang, viễn thông quang, hệ thống truyền thông công nghiệp trên nền cáp quang…
- Adaptor quang LC/PC loại đôi duplex, loại 4 cổng
Cũng giống như Adaptor quang FC/PC loại đơn, sản phẩm Adaptor quang LC/PC được sử dụng để kết nối dây nhảy quang và dây nối quang nhằm mục đích truyền các tín hiệu đến với thiết bị quang. Thông thường, Adaptor quang LC/PC sẽ được lắp trong các hộp phối quang ODF.
- Adaptor quang SC/PC loại đôi duplex loại đơn simplex
Với tính cơ động dễ dàng lắp đặt, Adaptor quang SC/PC được coi là tiêu chuẩn trong quá trình triển khai hệ thống cáp quang. Không những thế Adaptor quang SC/PC còn là sản phẩm thông dụng và được tin dùng nhất trên thị trường thiết bị viến thông hiện nay.
ODF quang
ODF quang là một trong những thiết bị quan trọng và phổ biến được ứng dụng trong quá trình bảo vệ mối hàn quang đồng thời phân phối kết nối quang đến moderm quang và converter quang.
Tủ ODF quang thường được lắp ở cả trong nhà lẫn ngoài trời, tùy theo nhu cầu cũng như mục đích của người dùng.
Trên thị trường có rất nhiều loại tủ ODF quang khác nhau, phần lớn chúng được phân theo cấu tạo vỏ ( vỏ nhựa, vỏ sắt sơn tĩnh điện) hoặc dung lượng (thường là trên 72FO).
Đối với tủ ODF quang thường chứa rất nhiều ODF quang nhỏ hơn dạng Rackmount hoặc treo tường Wallmount (2FO, 4FO, 6FO 8FO, …) Một tủ ODF quang thường có cấu tạo thành 2 phần cơ bản là: Vỏ tủ và phụ kiện bên trong tủ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Netsystem tìm hiểu nhé!
- Vỏ hộp phân phối ODF quang:
Tùy vào dung lượng cũng như nhu cầu và mục đích sử dụng mà người ta lựa chọn các tủ ODF quang có vỏ hộp khác nhau.
Các tủ ODF quang có dung lượng nhỏ từ 2FO, ODF 4FO, ODF 8FO… thì thường có vỏ bằng nhựa và chúng chỉ có thể sử dụng trong nhà.
Với loại dung lượng lớn: 12FO, 24FO, 48FO … sẽ có vỏ làm bằng thép và sơn tĩnh điện để đảm bảo độ bền, chắc trước sự tác động từ môi trường.
Sản phẩm cáp quang SM nổi bật: Cáp quang multimode 4 sợi OM2 ; Cáp quang multimode 4 sợi OM3 ; Cáp quang multimode 4 sợi OM4 ; Cáp quang multimode 8FO OM2 ; Cáp quang multimode 8FO OM3 ; Cáp quang multimode 8FO OM4 ; Cáp quang multimode 12 Core OM2 ; Cáp quang multimode 12 Core OM3 ; Cáp quang multimode 12 Core OM4
- Phụ kiện trong tủ ODF quang:
Một tủ ODF quang chuẩn thường bao gồm các loại phụ kiện bên trong: Khay hàn quang, Dây nối quang, Đầu nối quang, Bộ ốc vít để gắn tủ ODF quang…