PA hiện nay là một vị trí tuy không được tuyển dụng nhiều nhưng lại khá thú vị và có triển vọng. Nghề này có mặt ở khá nhiều lĩnh vực, tuy nhiên được nhiều người biết đến qua công việc thiện nguyện.
Mặc dù xuất hiện nhiều nhưng mọi người vẫn chưa thực sự hiểu thuật ngữ PA là gì? Bài viết hôm nay của Mua Bán sẽ giúp bạn hiểu thêm về công việc này và giải thích tại sao đây lại là nghề “rèn” mình cho giới trẻ nhé!
Bạn có biết PA là nghề gì?
Tìm hiểu PA là gì?
PA là viết tắt của cụm từ “Personal Assistant”, có nghĩa là “người hỗ trợ cá nhân”. Trong xã hội mà mọi người đều bận rộn như hiện nay, những hoàn cảnh khó khăn, phải chịu nỗi đau khiếm khuyết một phần trên cơ thể rất khó để nhận được sự đồng cảm, hỗ trợ, chia sẻ từ mọi người xung quanh. Nhưng vẫn còn rất nhiều cá nhân thực thi những hành động, hỗ trợ về mặt thể chất và tinh thần cho người khuyết tật và họ được gọi là PA.
Bên cạnh đó, PA cũng đóng vai trò như một người “cố vấn tâm lý” để giúp đỡ những người không may mắn để họ có thể cảm thấy thoải mái, tự tin và dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng. PA là một người hỗ trợ dựa trên nguyên tắc tình nguyện và thông cảm.
Một số thuật ngữ liên quan đến PA
Ngoài cách hiểu trong công việc thiện nguyện, PA còn có một số khái niệm trong các lĩnh vực khác, có thể kể đến như:
- Trong ngành Marketing: PA ở trong lĩnh vực Marketing là từ viết tắt của Page Authority. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng trong SEO giúp dự đoán sự xếp hạng của trang trên thanh công cụ tìm kiếm.
- Trong ngành Kinh tế: Ở trong ngành Kinh tế thì PA cũng có nghĩa là Personal Assistant nhưng có cách hiểu khác là thư ký hay trợ lý cá nhân.
- Trong ngành Khoa học: Tại lĩnh vực khoa học PA lại là một đơn vị đo áp suất trong hệ đo lường quốc tế (SI). Và đơn vị này được đặt tên theo tên của nhà toán học Blaise Pascal.
Xem thêm >>> Học quản trị kinh doanh khó xin việc không?
PA hỗ trợ cho ai?
Ở mỗi lĩnh vực thì PA sẽ hỗ trợ cho một đối tượng khác nhau. PA sẽ hỗ trợ những người khuyết tật và mất khả năng chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, họ chỉ giúp những người sử dụng dịch vụ chứ không giúp đỡ toàn thể gia đình như các bạn tình nguyện viên.
Họ có thể làm việc cho một gia đình hay một cá nhân giàu có thay vì cho một công ty. Ngoài ra, PA cũng có thể là trợ lý cho các diễn viên, ca sĩ, người nổi tiếng.
Công việc của PA là gì?
Công việc của một PA sẽ đặc biệt hỗ trợ những người cần trợ giúp cá nhân các công việc hàng ngày như là: dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, giặt là, rửa bát, đi lại, vệ sinh cá nhân,… Một PA còn có một việc nữa chính là dành thời gian trò chuyện để họ có thể vượt qua được sự mặc cảm, nghi ngờ của bản thân.
Nhiều người sẽ nhầm lẫn hai khái niệm tình nguyện viên và PA nhưng chúng khá khác nhau dù có nhiều điểm tương đồng. Khác biệt lớn nhất của hai thuật ngữ này chính là hoạt động tình nguyện là một nỗ lực phi lợi nhuận, còn PA sẽ nhận được một khoản thù lao.
Cần có những gì để trở thành một PA?
Thực chất PA hướng tới mục đích nhân đạo, tuy nhiên đây vẫn là một nghề. Không quá đề cao về thu nhập hay đãi ngộ được hưởng như các công việc việc, PA lại chủ yếu tạo ra những trải nghiệm mới mẻ cho người làm việc. Do đó, yêu cầu để ứng tuyển vào công việc này cũng không quá khắt khe. Dưới đây là một số tiêu chí bạn cần đáp ứng được:
- Độ tuổi: từ 18 đến 35 tuổi.
- Thời gian: Công việc này sẽ không có khung giờ làm việc cố định mà bạn có thể đăng ký làm theo giờ, tuỳ theo thời gian rảnh của bản thân bạn. Nên nếu bạn có nhiều thời gian rảnh và muốn kiếm thêm thu nhập thì đây là một lựa chọn rất phù hợp.
- Tính cách: PA vẫn hướng về mục đích nhân đạo nên một người làm công việc này chắc chắn phải là người trung thực, nhiệt tình, cảm thông, thấu hiểu và biết chia sẻ, thật tâm muốn được giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Và đây cũng chính là yêu cầu lớn nhất để vào nghề PA. Bạn thực sự làm việc này với mong muốn lan tỏa và gắn kết yêu thương chứ không mưu cầu lợi ích cá nhân.
>>> Xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc trong công việc
Quy trình tham gia nghề PA?
Mặc dù yêu cầu để trở thành một PA không quá nhiều, bạn cũng có thể đủ điều kiện để ứng tuyển nhưng để thực sự trở thành một PA thì bạn sẽ phải trải qua một kỳ thử thách. Sau khi vượt qua vòng loại hồ sơ thì bạn sẽ phải bước vào vòng tập huấn. Đây sẽ là một kỳ tập huấn giúp cho các ứng viên làm quen và thích nghi với công việc. Trong kỳ huấn luyện các bạn ứng viên sẽ học được một số kỹ thuật như:
- Kỹ thuật đẩy xe lăn.
- Kỹ thuật vật lý trị liệu.
- Kỹ năng thấu hiểu.
- Kỹ năng lắng nghe và đồng cảm với những nỗi đau, câu chuyện trải lòng của người khiếm khuyết.
- Kỹ năng hỗ trợ người khuyết tật các công việc trong nhà như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh cá nhân…
Hoàn thành được kỳ tập huấn thực tế bạn sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề PA, sau đó bạn vẫn phải trải qua 2 tuần thực tập. Các trung tâm sẽ chọn những người cần được chăm sóc dựa trên mức độ phù hợp với bạn như: cùng giới, cách biệt về tuổi tác ít,…
Như vậy sẽ đảm bảo được sự hoà hợp trong quá trình làm việc, hạn chế những bất đồng không mong muốn xảy ra. Vượt qua khoảng thời gian 2 tuần thực tập, nếu bạn đạt yêu cầu thì bạn sẽ được trung tâm sẽ ký hợp đồng chính thức và bạn trở thành một thành viên PA thực sự.
Xem thêm >>> Việc làm part time mang lại lợi ích gì cho sinh viên?
PA – Nghề “rèn” mình cho giới trẻ
Độ tuổi tham gia nghề PA dao động trong khoảng 18 đến 35 tuổi nhưng đa số các PA hiện nay là các bạn sinh viên trẻ tuổi. Không chỉ giúp các bạn trẻ kiếm thêm thu nhập trong thời gian rảnh mà PA còn được mọi người đánh giá là nghề “rèn” mình cho giới trẻ. Tại sao lại như vậy? Lý do sẽ được bật mí ở dưới đây:
Đầu tiên, PA sẽ giúp cho các bạn trẻ học được cách tự chăm sóc cho bản thân cũng như chăm sóc gia đình của mình. Vì trong quá trình làm việc bạn sẽ được rèn luyện và trải nghiệm những công việc trong nhà như: nấu cơm, rửa bát, giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa,… đây có thể là việc mà họ chưa bao giờ làm trước đây.
Thứ hai, các bạn trẻ khi tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình sẽ biết đồng cảm, thấu hiểu người khác và trân trọng những thứ mình đang có. Trong cuộc sống sẽ không chỉ có nỗi lo cơm – áo – gạo – tiền mà còn có nhiều giá trị tốt đẹp khác, những điều này chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim.
Cuối cùng, PA không chỉ giúp đỡ người khiếm khuyết mà còn học hỏi được rất nhiều điều từ họ. Có thể kể đến như sự nỗ lực, cố gắng, ý chí và nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Minh chứng là rất nhiều người khuyết tật mất khả năng chăm sóc bản thân nhưng họ lại giỏi trong nhiều lĩnh vực khác và họ đã thành công. Các bạn trẻ cũng rất cần những yếu tố này.
Cơ hội nghề nghiệp của nghề PA?
Là một nghề nghiệp “rèn” mình cho giới trẻ, vậy cơ hội cho PA là gì?
Nhu cầu tuyển dụng
Ở ngành kinh tế hay giải trí thì nhu cầu tuyển dụng PA – trợ lý khá lớn để phục vụ cho các quản lý, giám đốc, diễn viên, ca sĩ,… Tuy nhiên, trong lĩnh vực thiện nguyện thì nhu cầu tuyển dụng PA khá hạn chế nên bạn có thể theo dõi các trang tuyển dụng để biết thêm thông tin chi tiết và ứng tuyển kịp thời.
Mức lương
Như đã nói ở trên, PA là một nghề có mục đích nhân đạo và thu nhập chỉ nho nhỏ, phù hợp với các bạn sinh viên làm thêm. Mức lương PA sẽ được tính theo giờ. Đối với các bạn nhân viên chưa chính thức thì mức thu nhập cũng thấp hơn khá nhiều so với nhân viên chính thức. Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh thì thu nhập của bạn sẽ cao hơn, có thể lên đến chục triệu.
Xem thêm >>> Top 10 việc làm trả lương theo giờ phổ biến nhất hiện nay
Trả lời một số câu hỏi về nghề PA?
Ngoài các thông tin trên thì có một số câu hỏi khác liên quan về nghề PA mà mọi người rất thắc mắc. Dưới đây Mua Bán sẽ tổng hợp các câu hỏi và trả lời luôn giúp các bạn nhé!
Nghề PA có cần bằng cấp không?
Đối với nghề PA thì hầu như không có quy định cụ thể nào về bằng cấp cũng như trình độ. Nhưng thông thường, nếu ứng tuyển vị trí PA vào các công ty trong ngành kinh tế thì nhà tuyển dụng sẽ tìm ứng viên có trình độ đại học trở lên, các ngành học liên quan đến: truyền thông, kinh tế, quản trị kinh doanh hay công nghệ.
Nhà tuyển dụng cũng có thể yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm trước đó trong các vai trò trợ lý cá nhân hay kinh nghiệm về quản trị, hành chính từ 2 năm trở lên. Còn với PA trong công việc thiện nguyện thì không cần kinh nghiệm hay bằng cấp, bạn chỉ cần đáp ứng đủ các yêu cầu như bên trên đã đề cập, có thời gian rảnh và vượt qua được kỳ tập huấn và thời gian thực tập là làm được.
Những người trẻ có nên làm nghề PA không?
Các bạn trẻ hiện nay cũng tự đặt ra câu hỏi là mình có nên làm nghề PA hay không thì câu trả lời chắc chắn là có. Ở trong mỗi lĩnh vực thì PA sẽ học hỏi được những điều khác nhau. Cụ thể như:
- Trong kinh tế: Bạn sẽ học được rất nhiều điều, nhất là thái độ, sự tỉ mỉ, cẩn thận và khả năng phán đoán. Không những thế, bạn sẽ chủ động xử lý các vấn đề khác nhau, phát triển đa nhiệm. Mức lương cho PA trong ngành kinh tế cũng khá cao và ổn định lại có thêm được nhiều mối quan hệ, mở rộng mạng lưới giao thiệp, rất hữu ích để các bạn phát triển sự nghiệp trong tương lai. Dù bạn có khởi nghiệp tự kinh doanh thì tất cả kinh nghiệm đã có khi làm PA đều hỗ trợ trong công việc của bạn.
- Trong thiện nguyện: Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều khi làm công việc PA. Những gì PA “rèn” mình cho giới trẻ cũng chính là lý do các bạn trẻ nên thử sức với nghề này.
Với những thông tin mà Mua Bán đã cung cấp trên đây, bạn đã hiểu PA là gì chưa? Đây không chỉ là một nghề nghiệp thú vị mà còn rất nhân văn. Vậy nên, nếu có cơ hội bạn hãy một lần trở thành PA để lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn hơn mình nhé!
Xem thêm >>> 6 việc làm bán thời gian đem lại thu nhập hấp dẫn nhất cho sinh viên